YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 5

Tải về
 
NONE

Luyện tập giải đề thi thử giúp các bạn học sinh có cơ hội để làm quen và rèn luyện với các đề thi để giúp bản thân tự tin hơn khi sắp sửa bước vào kì thi đầy cam go và quyết liệt. Hôm nay,  HOC247 xin chia sẻ đến các em Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 5 theo chuẩn cấu trúc đề thi, đề thi có kèm hướng dẫn giải và thang điểm cụ thể để các em tham khảo. Hãy cùng nhau thử sức nhé !

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 5

I. Đọc- hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 “ Cha mẹ nào cũng muốn con nên người. Nên người không phải là thuật ngữ giáo điều hay nói cho vui mà là chuẩn mực trong cuộc sống. Đó là kiểu sống có trước có sau; ứng xử thấu tình đạt lý; tương tác và giao tiếp lịch sự; biết kiểm soát chính mình; biết sống có ích cho mình và cộng đồng; biết thực hiện và tuân thủ những giá trị chuẩn mực…Những điêu này thể hiện hằng ngày, hằng giờ thậm chí hằng phút, hằng giây  qua hành vi, cử chỉ, thái độ, cách nói năng đúng mực…

Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước ; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.

Dĩ nhiên, sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất. Khi người ta sống vị kỉ, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích cộng đồng, bàng quan thì cũng là lúc họ mất dần niềm tin về cái thiện, điều tốt, đẩy sự tử tế ra xa. Vì vậy, để hình thành sự tử tế cần phải có sự tác động từ gia đình, thầy cô, những bài học trong cuộc sống xã hội.”

                                         ( Trích sự tử tế không phải là món quà, TS  Huỳnh Văn Sơn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả , sự tử tế là gì?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến “sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân”.

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất” không? Vì sao?

II. Làm văn

Câu 1: (2điểm) Từ nội dung văn bản đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2:(5 điểm)  Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng được sống, được yêu của nhân vật Mị  trong “đêm tình mùa xuân” và trong đêm cởi trói cho A Phủ ở đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

.............HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. Đọc- hiểu

Câu 1:

Phương thức biểu đạt  chính : Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, tử tế là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân

Câu 3:

Ý kiến trên có nghĩa là sự tử tế mà con người có được phải nhờ vào sự thay đổi bản  thân thông qua quá trình tiếp nhận những lời dạy của cha mẹ, nhà trường… hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sự tử tế không tự nhiên có mà do ý thức của mỗi chúng ta và được tích luy trong quá trình chúng ta sống và trải nghiệm

Câu 4:

Ý kiến trên đúng vì tiền tái vật chất chi phối rất nhiều tới đời sống con người. Nhiều người đam mê kiếm tiền nên đã bỏ qu những giá trị đạo đức, nhân cách để thực hiện mục đích. Điều đó làm họ mất đi sự tử tế và đôi khi làm những điều vi phạm pháp luật.

II. Làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận: thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách nói năng cũng như cư xử trong đời sống của giới trẻ hiện nay

c.Triển khai vấn  nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:

1. Giải thích: Tử tế là một chuẩn mực đạo đức và là phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa người với người, trong cách đôi nhân xử thê, là một giá trị đẹp và nhân văn

2. Bàn luận

  • Với sự phát triển của xã hội, chúng ta đã và đang chứng kiến muôn vàn trường hợp sống giả tạo ích kỉ của nhiều người từ đó mất niền tin với xã hội cộng đồng.
  • Tuy nhiên vẫn có rất nhiêu tấm gương về sự tử tế…..

3. Bài học nhận thức và hành động

  • Suy nghĩ về những việc làm tử tế.
  • Phê phán những đối tượng thiếu tử tế
  • Liên hệ bản thân

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

         -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 5. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON