Xin giới thiệu tới các em đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ văn - Đề số 4 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng có đáp án. Tài liệu giúp các thầy cô tham khảo và các em có thể ôn tập kiến thức cũng như là luyện tập thực hành cách giải đề thi THPT QG. Tin rằng, với sự quyết tâm của bản thân, các em sẽ đạt được kết quả cao trong kì thi quan trong sắp tới. Chúc các em thành công !
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)
Câu 1. Hãy chỉ ra đi qua tuổi thơ cuộc đời của con người sẽ thế nào?.(0,5 điểm)
Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. (0,5 điểm)
Câu 3. Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.(1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?(1,0 điểm)
II LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói “để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi;
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo Dục – 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.
........HẾT........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1:
Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ: hoa hồng , chông gai
- Tác dụng: giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc, chúng ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách.
Câu 3:
Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.
Vì cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau đớn, thậm chí phải trả giá bằng nhiều thứ. Khó khăn, thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí, nghị lực.
(Học sinh có thể diễn đạt khác nhau, tỏ ra hiểu vấn đề là được)
Câu 4
Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết
c. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần triển khai vấn đề theo các ý cơ bản sau:
Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua. Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mong muốn hoặc dự định. Trong cuộc sống, thử thách và thất bại luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội.
- Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách và thất bại trong cuộc sống.
- Con người cần phải có những thử thách và thất bại để phát triển. Thử thách là một đòi hỏi tất yếu, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống.
- Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách và thất bại thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công. Ngược lại, nếu không biết đương đầu và vượt qua thì con người sẽ không thể tồn tại để phát triển được.
- Để vượt qua thử thách và thất bại, con người cần có sức mạnh. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực để vượt qua thử thách.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
e. Sáng tạo
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ; tính dân tộc trong đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở- người đi
Tâm trạng người ở lại
- Gợi lại tình cảm sâu đậm, gắn bó
- Cách xưng hô mình- ta, kết cấu đối đáp, ẩn dụ.
Tâm trạng của người về xuôi
- Tấm lòng của người về xuôi với VB, luôn thủy chung, son sắt. Nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người” toát lên vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
- Cách xưng hô mình- ta, kết cấu đối đáp, ẩn dụ,
Những đặc sắc nghệ thuật: thể thơ lục bát với âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng; lối xưng hô mình – ta; kết cấu đối đáp của ca dao dân ca; hình ảnh bình dị mà gợi cảm; giọng thơ tha thiết, đậm chất trữ tình.
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 4. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 14
- Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 15
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---