HỌC247 gửi đến các em nội dung 2 đề thi thử THPT QG môn Địa Lý - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Hi vọng với tài liệu này các em có thêm nội dung ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới.
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC |
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: ĐỊA LÍ (Mã đề số 1) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Đặc điểm chung của địa hình nước ta là
A. không xuất hiện địa hình núi cao B. ít chịu tác động của con người
C. có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao D. đồi núi chiếm diện tích nhỏ
Câu 2: Tổ hợp công nghiệp hàng không E - bót (Airbus) do các nước nào sau đây sáng lập
A. Thụy Điển, Anh, Đức B. Đức, Pháp, Bỉ
C. Đức, Pháp, Anh D. Pháp, Bỉ, Anh
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta?
A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C
C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. D. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C
Câu 4: Phần lớn các nước đang phát triển có đặc điểm là
A. chỉ số phát triển con người (HDI) cao. B. vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều
C. GDP bình quân đầu người cao D. nguồn vốn nợ nước ngoài nhiều
Câu 5: Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là
A. thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
B. tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
C. tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước
D. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu Hà Nội có mưa nhiều nhất vào tháng nào sau đây?
A. Tháng 10. B. Tháng 8. C. Tháng 7. D. Tháng 9
Câu 7: Đường biên giói quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng A đặc quyền kinh tế
A. đặc quyền kinh tế B. tiếp giáp lãnh hải. C. lãnh hải. D. nội thủy.
Câu 8: Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là
A. phòng chống hiện tượng ô nhiễm môi trường biển.
B. sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển.
C. thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.
D. tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Câu 9: Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây qui định tính chất ẩm của khí hậu nước ta?
A. Tiếp giáp biển Đông ở phía đông và phía nam
B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
C. Nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong
D. Tiếp giáp Lào, Campuchia ở phía tây và tây nam
Câu 10: Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là:
A. thưong mại thế giới phát triển mạnh B. vai trò công ty xuyên quốc gia giảm
C. các nước nâng cao quyền tự chủ về kinh tế D. đầu tư ra nước ngoài giảm nhanh
Câu 11: Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
Câu 12: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam chủ yếu là do
A. sự dịch chuyển của phân bố công nghiệp B. sức hấp dẫn của các đô thị mới xây dựng
C. sự thu hút của các điều kiện sinh thái D. tâm lí thích di chuyển của người dân
Câu 13: Phía Bắc của Nhật Bàn chủ yếu nằm trong đới khí hậu:
A. cận nhiệt đới B. ôn đới. C. nhiệt đới D. cận cực
{-- Xem tiếp nội dung từ câu 14 - câu 36 tại Xem online hoặc Tải về --}
Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì hiện nay?
A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu B. Đóng góp tỉ trọng lớn nhất vào GDP
C. Tỉ trọng trong GDP ngày càng tăng nhanh D. Các ngành hiện đại tập trung ở Đông Bắc
Câu 38: Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này
A. nằm gần xích đạo, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc
B. nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
C. nằm gần biển, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam
D. nằm gần chí tuyến, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam
Câu 39: So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là
A. đến muộn và kết thúc muộn hơn B. đến sớm và kết thúc muộn hơn
C. đến muộn và kết thúc sớm hơn D. đến sớm và kết thúc sớm hơn
Câu 40: Tình trạng nghèo đói còn nặng nề ở Tây Nam Á chủ yếu là do
A. mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội
B. thiếu hụt nguồn lao động trẻ có kĩ thuật
C. môi trường bị tàn phá rất nghiêm trọng
D. khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC |
KÌ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT NĂM HỌC 2017 – 2018 (Mã đề số 2) Môn: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đặt ở
A. Béc-lin (Đức). B. Luân Đôn (Anah). C. Brúc-xen (Bỉ). D. Pa-ri (Pháp).
Câu 2: Một người Đức có thể làm việc ở mọi nơi tại nước Pháp như một người Pháp. Đây là kết quả của việc thực hiện
A. tự do lưu thông dịch vụ. B. tự do lưu thông hàng hóa.
C. tự do lưu thông tiền vốn. D. tự do di chuyển.
Câu 3: Loại đất chủ yếu của đai ôn đới gió mùa trên núi của nước ta là đất
A. xám bạc màu. B. mùn thô. C. feralit có mùn. D. feralit đỏ vàng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973?
A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp gắn với áp dụng kĩ thuật mới.
B. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn.
C. Tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại.
D. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, phát triển cả các xí nghiệp lớn và nhỏ.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đặc điểm khí hậu phần phía bắc Nhật Bản?
A. Khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng.
B. Khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết,
C. Khí hậu cận xích đạo, mưa nhiều, không có mùa đông.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh và kéo dài.
Câu 6: Cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là
A. nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, lạc hậu
B. gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, môi trường
C. tự do hóa thương mại được mở rộng và phát triển.
D. bị áp đặt lối sống và văn hóa của các siêu cường kinh tế.
Câu 7: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bởi đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bởi
A. các đường song song cách đều đường cơ sở 12 hải lí về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan.
B. các đường song song cách đều đường cơ sở 200 hải lí về phía biển và đường phân chia vùng biển quốc tế.
C. đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
D. đường cơ sở ven bờ biển và đường ranh giới ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 8: Giới hạn của dãy Hoàng Liên Sơn là từ
A. Phong Thổ tới cao nguyên Mộc Châu. B. Khoan La San đến phía nam sông Cả.
C. thượng nguồn sông Chảy đến Tam Đảo. D. biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Hoa Kì?
A. Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
B. Các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại.
C. Số khách du lịch quốc tế nhiều hơn khách nội địa
D. Ngành ngân hàng, tài chính hoạt động khắp thế giới.
Câu 10: Đường lối Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ năm
A. 1975. B. 2007. C. 1979. D. 1986.
Câu 11: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội là khoảng bao nhiêu?
Câu 12: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, loại gió nào chiếm ưu thế từ Đà Nẵng trở vào?
A. Tín phong bán cầu Bắc. B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Gió mùa Tây Nam. D. Gió phơn Tây Nam.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về --}
Ngoài ra, các em có thể tham gia thi trắc nghiệm trực tuyến bằng cách chọn 1 trong những nội dung đề thi dưới đây:
1. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Mã đề số 1)
2. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Mã đề số 2)
Trên đây là trích dẫn nội dung và một số gợi ý cho tài liệu về đề thi thử THPT QG môn Địa Lý - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Để xem đầy đủ nội dung tài liệu và đáp án gợi ý cũng như việc thực hành đạt hiệu quả tốt các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi.