Học247 xin giới thiệu với các em học sinh lớp 12 Bộ 4 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2017 của các trường chuyên kèm đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu này giúp các em làm quen cấu trúc, cách ra đề thi THPT năm nay cũng như là giúp các em ôn luyện kiến thức - kĩ năng làm bài để chuẩn bị thật tốt cho kì thi quan trọng này. Hi vọng đây sẽ là tài liệu luyện thi không chỉ giúp cho các em học sinh ôn thi mà còn cho cả quý thầy cô dùng để ôn luyện cho học sinh của mình.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU Mã đề thi 132 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?
- Khai thông biên giới mở đường liên lạc với thế giới dân chủ.
- mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
- buộc Pháp thay đổi chiến lược từ " đánh nhanh, thắng nhanh" sang " đánh lâu dài" với ta.
- tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch.
Câu 2: Văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện soạn thảo đường lối kháng chiến chống Pháp do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết là tác phẩm
- Chủ nghĩa Mác và vấn đề Văn hóa Việt Nam.
- Đề cương văn hóa Việt Nam.
- Vấn đề ruộng đất cho dân cày.
- Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Câu 3: Vị trí của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1946-1954) là
- Chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân và dân ta.
- Chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta.
- Chiến dịch phòng ngự quy mô lớn nhất của quân và dân ta.
- Chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất của quân và dân ta.
Câu 4: Cho sẵn các sự kiện sau:
1. Nhật nhảy vào Đông Dương;
2. Nguyễn Ái Quốc về nước sau 30 năm xa Tổ quốc;
3. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI;
4. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian.
A. 3,2,4,1. B. 4,2,3,1. C. 4,3,1,2. D. 2,4,1,3.
Câu 5: Do tách động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới là
A. Văn minh nông nghiệp. B. Văn minh thông tin.
C. Văn minh thương mại. D. Văn minh công nghiệp.
Câu 6: “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Đảng ta trong chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
C. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava.
- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
- Đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.
Câu 8: Hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt
- Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới
- Bị kinh tế Nhật, tây Âu cạnh tranh
- Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn suy thoái
Câu 9: Cho các sự kiện sau:
1. Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện;
2. Quân Nhật vượt biên giới Việt- Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam;
3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian
A. 3,2,1. B. 1,3,2. C. 1,2,3. D. 2,3,1.
Câu 10: Chủ trương " vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm
- Tăng cường công tác vận động quần chúng.
- Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
- Tăng thêm số lượng hội viên, mở rộng tổ chức.
Câu 11: “Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hành lang Đông-Tây”, đó là âm mưu của Pháp trong chiến dịch nào?
A. Việt Bắc thu-đông 1947 B. Biên giới thu-đông 1950
C. Điện Biên Phủ 1954 D. Hòa Bình 1951.
Câu 12: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là
- Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
- Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến.
- Giữa nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật.
- Giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật.
Câu 13: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì từ năm 1911 đến năm 1930 là
- Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
- Thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Tìm thấy cho dân tộc Việt Nam con đường cứu nước đúng đắn.
- Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới.
Câu 14: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
- Đấu tranh vũ trang.
- Đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp với đấu tranh chính trị.
- Mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị.
- Đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang tự vệ.
Câu 15: Sự kiện ngày 11.9 ở Mĩ đã đạt ra cho các quốc gia –dân tộc trên thế giới hiện nay là
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
- Chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
- Nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố.
Câu 16: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945?
- Củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân.
- Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
- Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
- Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
SỞ GD & ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT CHUYÊN |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút. |
Câu 1: Cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa là:
A. Báo Lao động B. Báo Nhân dân
C. Báo Người cùng khổ D. Báo Thanh niên
Câu 2: Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Nhật Bản B. Các nước phương Tây
C. Liên Xô D. Mĩ
Câu 3: Điểm khác nhau giữa bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với bản Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
A. Xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
C. Xác định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Câu 4: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Đấu tranh vũ trang B. Đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh ngoại giao D. Đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị
Câu 5: Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam là
A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Đảng lập hiến.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 6: Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời khi nào? Ở đâu?
A. Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Tháng 5/1926, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
C. Tháng 5/1926, tại Quảng Đông (Trung Quốc).
D. Tháng 6/1925, tại Quảng Đông (Trung Quốc).
Câu 7: Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Trịnh Đình Cửu B. Hà Huy Tập C. Lê Hồng Phong D. Trần Phú
Câu 8: Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác là
A. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
B. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
C. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).
D. Cuộc bãi công của công nhân xưởng máy Ba Son (8/1925).
Câu 9: Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đấu tranh vũ trang B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
C. Đấu tranh chính trị D. Đấu tranh nghị trường
Câu 10: Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?
A. Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975).
B. Chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên (1950 – 1953).
C. Cuộc khủng hoảng Caribê (1962).
Câu 11: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do
A. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì “Chiến tranh lạnh”.
B. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
C. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX.
D. Bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên.
Câu 12: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng mạnh nhất là vì
A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố dã man nhất.
B. Là nơi có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và các chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
C. Là quên hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
D. Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.
Câu 13: Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?
A. 22/12/1944 B. 22/12/1943 C. 22/12/1942 D. 22/12/1941
Câu 14: Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây đưa nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
B. Nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
D. Lãnh thổ Mĩ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 15: Nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là:
A. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
B. Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
D. Kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng, suy thoái.
Câu 16: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào yêu nước Việt Nam.
C. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân Việt Nam
Câu 17: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là
A. Lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
B. Soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
D. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 18: Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản diễn ra trong thời gian
A. 1952 – 1960 B. 1945 – 1952 C. 1960 – 1973 D. 1973 – 1991
Câu 19: Nguyên nhân chính khiến Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô là:
A. Do Mĩ lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô.
B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.
C. Do Mĩ lo sợ sự mở rộng của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
D. Do Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
Câu 20: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:
A. Một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
B. Tổ chức cách mạng của Việt kiều tại Quảng Châu – Trung Quốc.
C. Tổ chức chính trị quá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam.
Trên đây là chỉ là một phần của bộ 4 đề thi thử THPT QG môn Lịch sử của các trường chuyên. Để xem được đầy đủ đề thi và đáp án cũng như lời giải chi tiết của tài liệu này, các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản HỌC247 để tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức cũng như là tập giải dạng đề thi THPT QG năm nay để đạt được kết quả thật tốt trong kì thi này. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các thầy cô giáo dùng để tiến hành ôn thi cho các em.
Ngoài ra các em có thể tham khảo Bộ 10 đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2017 và truy cập Hoc247.net để tham khảo đề thi thử THPT QG của tất cả các môn khác.
Hi vọng đây không chỉ là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh ôn thi mà còn là tài liệu giúp cho quý thầy cô trong quá trình giảng dạy.
Chúc các em ôn thi thật tốt.
--MOD Lịch sử Hoc247 (tổng hợp)