YOMEDIA

5 Đề thi THPT QG 2018 môn Hóa các trường THPT không chuyên

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin gửi đến quý Thầy Cô và các em tài liệu tham khảo Bộ 5 đề thi thử THPTQG 2018 môn Hóa có đáp án và hướng dẫn chi tiết theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT, được sưu tầm và chọn lọc từ các đề thi thử của các trường THPT trong cả nước, nhằm giúp các em học sinh lớp 12 củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2018

CÁC TRƯỜNG THPT KHÔNG CHUYÊN

MÔN :  HÓA HỌC

 

1. Đề thi thử môn Hóa THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh lần 2

I. Nhận biết

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

     A. H2O.              B. CH3COOH.             C. Na2SO4.                 D. Mg(OH)2.

Câu 2: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

     A. Amilozơ.                  B. Xenlulozơ.               C. Glucozơ.                  D. Saccarozơ.

Câu 3: Khí X cùng với các oxit của nitơ là nguyên nhân chính gây mưa axit. Mưa axit tàn phá nhiều cây trồng, công trình kiến trúc bằng kim loại và đá. Không khí ô nhiễm khí X gây hại cho sức khỏe con người như viêm phổi, viêm da, viêm đường hô hấp. Khí X là

     A. Hiđro sunfua.           B. Cacbon đioxit.          C. Ozon.                       D. Lưu huỳnh đioxit.

Câu 4: Chất nào sau đây là este?

     A. C2H5OC2H5.            B. CH3COCH3.            C. CH3COCH3.            D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 5: Phương trình hóa học nào biểu diễn phản ứng không xảy ra?

     A. Si + 4HCl → SiCl4 + 2H2O.                          B. Si + 2NaOH +H2O → Na2SiO3 + 2H2 ↑.

     C. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO                           D. SiO2 + 2NaOH đặc → Na2SiO+ 2H2O

Câu 6: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

     A. ns2.                           B. ns1.                           C. ns2np1.                      D. (n – 1)dxnsy.

Câu 7: Những tính chất vật lí chung của kim loại gây nên chủ yếu bởi nguyên nhân nào?

     A. Khối lượng riêng của kim loại.                      B. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.

     C. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.   D. Tính chất của kim loại.

II. Thông hiểu

Câu 8: Dãy nào gồm các polime có cấu trúc mạch phân nhánh?

     A. Nhựa rezol; cao su lưu hóa.                           B. Aminopectin; glicogen.

     C. Tơ nilon- 6,6; tơ lapsan; tơ olon.                   D. Cao su Buna – S; xenlulozơ; PS.

Câu 9: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl, SO42–. Chất được dùng làm mềm mẫu nước cứng trên là

     A. NaHCO3.                 B. BaCl2.                       C. Na3PO4.                    D. H2SO4.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa một nửa thể tích dung dịch Y cần vừa đủ 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

     A. Na.                           B. K.                             C. Ba.                            D. Ca.

Câu 11: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 7,5 gam X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là

     A. Valin.                       B. Glyxin.                     C. Lysin.                       D. Alanin.

Câu 12: Hỗn hợp A gồm: 0,36 gam Mg; 2,8 gam Fe. Cho A vào 250 ml dung dịch CuCl2, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 3,84 gam chất rắn C. Nồng độ của dung dịch CuCl2 là

     A. 0,15M.                     B. 0,5M.                        C. 0,1M.                        D. 0,05M.

Câu 13: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là

     A. C2H7N.                     B. C3H7N.                     C. C3H9N.                     D. C4H11N.

Câu 14: Cho dãy các chất: CH3NH2 (1), NH3 (2), C6H5NH2 (3), CH3NHCH3 (4), NaOH (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là

A. (1), (2), (3), (4), (5).              B. (5), (4), (1), (2), (3). 

C. (5), (4), (3), (2), (1).              D. (5), (4), (2), (1), (3).

Câu 15: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo Y. Chất Y là

     A. axit panmitic.           B. âxit oleic.                  C. axit linolenic.            D. axit stearic.

III. Vận dụng – Vận dụng cao

Câu 25: Có các phát biểu sau:

(1) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan vô hạn trong nước. 

(2) Các kim loại kiềm có thể đẩy được các kim loại yếu hơn ra khỏi muối. 

(3) Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron và đều có tính oxi hóa yếu. 

(4) Xesi được dùng trong tế bào quang điện. 

(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 sau phản ứng thu được kết tủa trắng. 

Những phát biểu đúng là

     A. (3), (4), (5).              B. (1), (2), (5).               C. (3), (5).                     D. (1), (3), (4).

Câu 26: Cao su lưu hóa có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Số mắt xích isopren có một cầu đisunfua −S−S− là (giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su)

     A. 46.                            B. 50.                            C. 23.                            D. 32.

Câu 27: Có 5 chất bột trắng đựng trong các lọ riêng biệt: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và CO2 có thể phân biệt được số chất là

     A. 2.                              B. 3.                              C. 4.                              D. 5.

Câu 28: Cho các cặp chất: FeSO4 và NaOH; BaCl2 và K2SO4; H2SO4 và HNO3; NaCl và CuSO4; CH3COOH và NaOH; Ca(HCO3)2 và Ca(OH)2. Số cặp chất không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là

     A. 5.                              B. 3.                              C. 2.                              D. 4.

Câu 29: Gạo nếp chứa 80% tinh bột. Khối lượng gạo cần dùng để nấu thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

     A. 5,652 kg.                  B. 5,256 kg.                  C. 6,525 kg.                  D. 5,625 kg.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

            (1) Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí 1,1 lần. 

            (2) Nitơ lỏng dùng được để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. 

            (3) Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. 

            (4) Để làm khô khí, người ta cho khí amoniac có lẫn hơi nước đi qua bình đựng dung dịch axit sunfuric đặc. 

Số phát biểu đúng là

     A. 2.                              B. 3.                              C. 1.                              D. 4.

Câu 31: Nhỏ từ từ 250 ml dung dịch X (chứa Na2CO0,4 M và KHCO3 0,6 M) vào 300 ml dung dịch H2SO4 0,35 M và khuấy đều, thấy thoát ra V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho BaCl2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

     A. 3,360 và 32,345.      B. 2,464 và 52,045.      C. 2,464 và 24,465.      D. 3,360 và 7,880.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

            (a) Tất cả các este khi tham gia phản ứng xà phòng hóa đều thu được muối và ancol. 

            (b) Saccarozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng tạo thành glucozơ và fructozơ. 

            (c) Glucozơ, fructozơ, mantozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. 

            (d) Aminoaxit thuộc loại hợp chất hữu cơ đa chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (–NH2) và nhóm cacboxyl (–COOH). 

            (e) Có thể phân biệt tripeptit (Ala–Gly–Val) và lòng trắng trứng bằng phản ứng màu với Cu(OH)2

            (g) PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ, amilozơ đều có cấu trúc mạch không nhánh. 

Số phát biểu đúng là

     A. 2.                              B. 3.                              C. 4.                              D. 1.

Đáp án

1-C

2-C

3-D

4-D

5-A

6-B

7-C

8-B

9-C

10-A

11-B

12-C

13-C

14-B

15-A

16-D

17-A

18-D

19-C

20-C

21-B

22-B

23-B

24-C

25-A

26-A

27-D

28-D

29-D

30-A

31-A

32-A

33-B

34-D

35-D

36-A

37-C

38-C

39-D

40-B

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Câu 1: Đáp án C

Câu 2: Đáp án C

Câu 3: Đáp án D

Câu 4: Đáp án D

Câu 5: Đáp án A

Câu 10: Đáp án A

Câu 15: Đáp án A

nglixerol = 0,1 mol ⇒ nmuối = 3nglixerol = 0,3 mol.

⇒ Mmuối = 278 (C15H31COONa).

⇒ B là axit panmitic 

Câu 16: Đáp án D

Số đồng phân của ancol thỏa mãn đó là:

(1) CH3–CH2–CH2–CH2–OH || (2) CH3–CH2–CH(CH3)–OH.

(3) CH3–CH(CH3)–CH2–OH || (4) CH3–C(CH3)2–OH.

Câu 17: Đáp án A

Câu 18: Đáp án D

Ta có phản ứng: CO + O → CO2.

⇒ nObị lấy đi = nCO = 0,125 mol ⇒ mObị lấy đi = 2 gam.

⇒ mChất rắn thu được = 15 – 2 = 13 gam 

Câu 19: Đáp án C

Câu 20: Đáp án C

Vì axit cacboxylic no đơn chức mạch hở.

⇒ CTTQ là CnH2nO2 ⇒ %mC =   = 40 Û n = 2

⇒ CTPT của axit là C2H4O2 ⇒ CTCT CH3COOH.

Câu 21: Đáp án B

Câu 22: Đáp án B

Dãy gồm các chất phản ứng với NaOH sinh ra ancol gồm:

Metyl fomat, metyl acrylat và triolein 

Câu 23: Đáp án B

Số chất tác dụng với Cu(OH)2 khi đủ điều kiện là:

+ Glixerol, etylen glicol, anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, saccarozơ và Gly–Ala–Gly.

Câu 24: Đáp án C

Vì NaOH dư ⇒ Al(OH)3 đã bị hòa tan hết sau khi được sinh ra.

⇒ KHÔNG có Al2O3 ⇒ Loại A B và D 

Câu 25: Đáp án A

Ý (1) thì thôi khói bàn rồi → SAI ⇒ Loại B và D.

Vì A và C cùng có (3) (5) ⇒ k cần xét.

Xét (4) thấy xesi được dùng trong tế bào quang điện ⇒ Đúng.

Câu 26: Đáp án A

Cao su thiên nhiên có công thức là –(–C5H8–)–n.

Ta có phản ứng: (C5H8)n + 2S → (C5nH8n–2n)S2.

⇒ %mS/Cao su =   × 100 ≈ 46 

Câu 27: Đáp án D

Trích mẫu thử đánh số thứ tự là việc cần làm đầu tiên chứ không nó lộn ùng phèo cả lên:

+ Thả hết vào nước ⇒ Tìm được nhóm không tan là BaCO3 và BaSO4.

+ Sục CO2 vào 2 ổng nghiệm chưa kết tủa.

Ống nghiệm nào kết tủa tan tan lại ⇒ BaCO3. Còn lại là BaSO4.

Phản ứng: BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 (Tan) <= [Thuốc thử mới]

+ Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào 3 dung dịch muối tan ban đầu.

Ống nghiệm nào không tạo kết tủa ⇒ Ống nghiệm đó chứa NaCl.

Ống nghiệm nào tạo kết tủa ⇒ Na2CO3 và Na2SO4 ứng với 2 kết tủa BaCO3 và BaSO4.

Phản ứng: Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaHCO3.

Phản ứng: Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3

+ Và với 2 kết tủa BaCO3 và BaSO4 thì vấn đề lại được lặp lại như phía trên.

⇒ Từ H2O và CO2 ta có thể nhận biết cả 5 chất  Chọn D

Câu 30: Đáp án A

Phát biểu đúng gồm (2) và (3).

(1) sai vì N2 nhẹ hơn không khí.

(2) sai vì NH3 sẽ tác dụng với dung dịch axit.

2. Đề thi thử môn Hóa THPT Phan Đăng Lưu - Nghệ An

I. Nhận biết

Câu 1: Chất tham gia phản ứng thủy phân tạo glixerol là

     A. protein.                     B. saccarozơ.                C. chất béo.                   D. tinh bột.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2(đktc). Giá trị của V là

     A. 4,48 lít.                     B. 3,36 lít.                     C. 2,24 lít.                     D. 1,12 lít.

Câu 3: Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat (HCOOCH3) là

     A. HCOOH và NaOH.                                      B. HCOOH và CH3OH.

     C. HCOOH và C2H5NH2.                                  D. CH3NOONa và CH3OH.

Câu 4: Để phân biệt COvà SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

     A. nước brom.              B. CaO.                         C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH.

Câu 5: Kim loại nào vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH?

     A. Cu.                           B. Ag.                           C. Mg.                           D. Al.

Câu 6: Dãy chất nào dưới đây đều là chất điện li mạnh?

     A. KOH, NaCl, HgCl2.                                                                            B. HCl, NaOH, CH3COOH.

     C. HCl, NaOH, NaCl.                                        D. NaNO3, NaNO2, HNO2.

Câu 7: Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?

     A. CrO3.                        B. K2Cr2O7.                  C. Cr2O3.                       D. CrSO4.

Câu 8: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

     A. kim loại Ba.              B. kim loại Mg.             C. kim loại Ag.             D. kim loại Cu.

Câu 9: Chất nào sau đây là aminoaxit?

     A. H2NCH2COOH.      B. C2H5OH.                  C. CH3COOH.             D. C6H5NH2.

Câu 10: Loại tơ nào sau đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét?

     A. tơ lapsan.                 B. tơ nitron.                  C. tơ nilon-6,6.             D. tơ axetat.

II. Thông hiểu

Câu 12: Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là

     A. CH5N.                      B. C3H9N.                     C. C2H7N.                     D. C4H11N.

Câu 13: Để thủy phân hoàn toàn m gam metyl axetat cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị của m là

     A. 7,4.                           B. 17,6.                         C. 14,8.                         D. 8,8.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 6,75 gam đimetylamin trong một lượng vừa đủ oxi, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ X vào lượng dư dung dịch KOH, sau khi kết thúc phản ứng thì thoát ra V lít (đktc) một chất khí duy nhất. Giá trị của V là

     A. 4,48.                         B. 1,68.                         C. 3,36.                         D. 1,12.

Câu 15: Cho 10kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic với hiệu suất phản ứng là 70%. Khối lượng ancol etylic thu được là

     A. 3,45 kg.                    B. 1,61 kg.                    C. 3,22 kg.                    D. 4,60 kg.

Câu 16: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất thường chỉ ứng với 40% P2O5. Hàm lượng % của canxi đihidrophotphat trong phân bón này là

     A. 65,9%.                      B. 69%.                         C. 71,3%.                      D. 73,1%.

Câu 17: Cho Al đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, Ag(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion kim loại bị khử lần lượt là

     A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.                                    B. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+.

     C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+.                                   D. Ag+, Cu2+, Fe3+, Mg2+.

Câu 18: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là

     A. 0,02M.                     B. 0,20M.                      C. 0,10M.                      D. 0,01M.

III. Vận dụng

Câu 30: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, K2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là

     A. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2.        B. HNO3, NaCl, K2SO4.

     C. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, K2SO4.              D. NaCl, K2SO4, Ca(OH)2.

Câu 31: Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 16,25. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 32 gam. Ankin X là

     A. Axetilen.                  B. Pent-2-in.                 C. But-1-in.                   D. Propin.

Câu 32: Sau một thời gian điện phân 300 ml dung dịch CuSO4 với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm 16 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 1M. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước điện phân là

     A. 1,0M.                       B. 2,5M.                        C. 1,5M.                        D. 2,0M.

Câu 33: A là chất hữu cơ không tác dụng với kali. Thủy phân A trong dung dịch KOH chỉ tạo muối của α– amino axit X (mạch không nhánh, chứa 1 nhóm amino, 2 nhóm cacboxyl) và 1 ancol đơn chức. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất A trong 200 ml dung dịch KOH 1M rồi đem cô cạn được 6,9 gam một ancol B và 19,525 gam chất rắn. Đun 6,9 gam B với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC được 3,36 lít olefin (ở đktc). Phân tử khối của A gần nhất với giá trị nào sau đây?

     A. 198.                          B. 212.                          C. 208.                          D. 204.

Câu 34: Một chất hữu cơ X có % khối lượng các nguyên tố (trong phân tử) là 31,17% C; 9,09% H; 18,18% N còn lại là oxi. Biết công thức phân tử của X trùng với công thức đơn giản nhất. X mạch hở, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Nếu cho 1,155 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

     A. 5,96 gam.                 B. 3,22 gam.                 C. 1,54 gam.                 D. 1,14 gam.

Câu 35: Cho các chất H2S, Na2CO3, Cu, KI, Ag, SO2, CO2, Mg có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 dư cho sản phẩm FeSO4.

     A. 6.                              B. 4.                              C. 7.                              D. 5.

Câu 36: Cho 5,045 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3, loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,224 lít khí không màu, có tỉ khối đối với hidro là 15 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 1,125 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

     A. 8,12 gam.                 B. 7,36 gam.                 C. 9,54 gam.                 D. 10,10 gam.

Câu 37: Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Lấy m gam kết tủa đó cho tan hết trong V mL dung dịch KOH 1,25M. Giá trị tối thiểu của V là

     A. 240.                          B. 360.                          C. 320.                          D. 220.

Câu 38: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H6O3. Nếu cho 1,38 gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 0,1M, sau phản ứng thu được 2 muối của kali. Số công thức cấu tạo của X là

     A. 5.                              B. 3.                              C. 4.                              D. 2.

Đáp án

1-C

2-C

3-B

4-A

5-D

6-C

7-C

8-D

9-A

10-B

11-A

12-B

13-A

14-B

15-C

16-A

17-A

18-C

19-D

20-A

21-A

22-C

23-A

24-B

25-A

26-B

27-B

28-D

29-B

30-C

31-D

32-A

33-D

34-C

35-B

36-D

37-A

38-B

39-C

40-A

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 1: Đáp án C

Câu 2: Đáp án C

Câu 3: Đáp án B

Câu 4: Đáp án A

Câu 5: Đáp án D

Câu 10: Đáp án B

Câu 14: Đáp án B

nN2 = 1/2 n Amin = 0.075 => V =0.075*22.4 = 1.68

Câu 15: Đáp án C

Ta có mGlucozo = 10×0,1 = 9 gam ⇒ nGlucozo =   = 0,05 kmol

Ta có phản ứng: C6H12O6   2C2H5OH + 2CO2.

Với hiệu suất phản ứng là 70% ⇒ nC2H5OH = 0,05×2×0,7 = 0,07 kmol.

⇒ mC2H5OH = 3,22 kg 

Câu 16: Đáp án A

Giả sử có 100 gam phân bón ⇒ mP2O5 = 40 gam.

⇒ nP2O5 =   ≈ 0,2817 mol.

Mà thành phần chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.

Bảo toàn nguyên tố Photpho ta có: Ca(H2PO4)2 → P2O5.

⇒ nCa(H2PO4)2 = nP2O5 = 0,2817 mol.

⇒ mCa(H2PO4)2 = 0,2817×(40 + 97×2) ≈ 65,92 gam.

⇒ %mCa(H2PO4)2/Phân bón =   = 65,92% 

Câu 18: Đáp án C

Khi phản ứng tráng gương cứ 1 phân tử Glucozo → 2Ag.

Mà nAg = 0,1 mol ⇒ nGlucozo = 0,1÷2 = 0,05 mol.

⇒ CM Glucozo = 0,05÷0,5 = 0,1 M 

Câu 19: Đáp án D

Nước cứng vĩnh cửu không thể chứa HCO3 được.

⇒ Loại A B và C

Câu 20: Đáp án A

Ta có phản ứng: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2↑.

Ta có nCO = 0,15 mol ⇒ nFe = 0,15×2÷3 = 0,1 mol.

⇒ mFe = 0,1×56 = 5,6 gam 

Câu 21: Đáp án A

CO chỉ khử được các oxit của các kim loại đứng sau nhôm.

Mà MgO là oxit kim loại đứng trước Al ⇒ MgO không tác dụng với CO.

⇒ Oxit X không thể là MgO 

Câu 22: Đáp án C

Câu 23: Đáp án A

Ta có phản ứng: CH3COOC2H5 + KOH → CH3COOK + C2H5OH.

Ta có nEste = 0,1 mol và nKOH = 0,15 mol > nEste ⇒ KOH dư.

+ Ta có nC2H5OH = 0,1 mol ||⇒ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mChất rắn = 8,8 + 0,15×56 – 0,1×46 = 12,6 gam 

Câu 24: Đáp án B

Câu 25: Đáp án A

Ta có mHCl phản ứng = 5,02 – 3,56 = 1,46 gam ⇒ nHCl phản ứng = 0,04 mol.

⇒ Mα–amino axit = 3,56 ÷ 0,04 = 89 ⇒ X chính là Alanin 

Câu 26: Đáp án B

Nhận thấy 1 mol peptit thủy phân → ∑ 4 mol các α–amino axit.

⇒ X là 1 tetrapeptit ⇒ Số LK peptit = 4–1 = 3 

Câu 27: Đáp án B

Câu 32: Đáp án A

Ta có phản ứng điện phân: 

CuSO4 + H2O → Cu + 0,5O2 + H2SO4.

Với mGiảm = mCu + mO2 Û 64a + 32×0,5a = 16 Û a = 0,2.

nCuSO4 = nH2S = 0,1 mol.

⇒ nCuSO4 = nCuSO4 pứ + nH2S = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol.

⇒ CM CuSO4 = 0,3÷0,3 = 1M 

Câu 34: Đáp án C

+ Giả sử mX = 100 gam ⇒ Khối lượng mỗi nguyên tố bằng đúng % khối lượng của nó.

Lập tỷ lệ tối giản nC : nH : nN : nO = 2:7:1:2 ⇒ CTPT của X là C2H7NO2.

X có phản ứng tráng gương và tác dụng được với KOH ⇒ CTCT của X là HCOONH3CH3.

+ Ta có nX =   = 0,015 mol và nKOH = 0,02 mol.

⇒ Khối lượng rắn bao gồm 

⇒ mChất rắn = 0,015×84 + 0,005×56 = 1,54 gam 

Câu 35: Đáp án B

Câu 36: Đáp án D

Vì Cu dư ⇒ Dung dịch chứa 2 muối Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

+ Khí thoát ra là NO với nNO = 0,01 mol.

Đặt nCu pứ = a và nFe3O4 = b ta có hệ:

64a + 232b = 5,045 – 1,125 || 2a – 2b = 3nNO = 0,03.

+ Giải hệ ta có nCu = 0,025 và b = 0,01 mol.

⇒ Muối bao gồm 0,025 mol Cu(NO3)2 và (0,01×3) = 0,03 mol Fe(NO3)2.

⇒ mMuối = 0,025×188 + 0,03×180 = 10,1 gam 

Câu 37: Đáp án A

%mO/X = 86,3×0,1947 = 16,8 gam.

⇒ nO = 1,05 ⇒ nAl2O3 = 0,35 mol.

Ta có ∑nOH = 2nH2 = 1,2 mol.

⇒ Dung dịch Y chứa nAlO2 = nAl/Al2O3 = 0,7 mol || nOH dư = 0,5 mol.

+ Sau phản ứng trung hòa nH+ = 3,2×0,75 – 0,5 = 1,9 mol

⇒ nAl(OH)3 = 0,7 –   = 0,3 mol.

+ Cho 0,3 mol Al(OH)3 phản ứng với KOH ta có phản ứng:

Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O ||⇒ nKOHcần dùng = 0,3.

⇒ VKOH =   = 0,24 lít = 240 ml 

Câu 38: Đáp án B

Ta có nX = 0,01 mol phản ứng vừa đủ với 0,03 mol KOH

⇒ X phản ứng với KOH theo tỉ lệ 1:3 ⇒ X chỉ có thể là HCOOC6H4OH.

⇒ X có 3 CTCT ứng với 3 vị trí o, m ,p 

3. Đề thi thử môn Hóa THPT Lê Văn Hưu - Thanh Hóa lần 1

I. Nhận biết

Câu 1: Anilin không tác dụng với

     A. nước brom               B. dung dịch HCl         C. dung dịch NaOH     D. dung dịch HNO2

Câu 2: Cho phương trình ion thu gọn: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn đã cho?

     A. Cu(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4NO3.

     B. CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2 + K2SO4.

     C. CuSO4 + Ca(OH)2→ Cu(OH)2 + CaSO4.

     D. CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4.

Câu 3: Kim loại có độ cứng lớn nhất là:

     A. crom.                        B. kim cương.               C. đồng.                        D. sắt.

Câu 4: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)

     A. Tơ visco.                  B. Tơ nilon-6,6.            C. Tơ tằm.                     D. Bông

Câu 5: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do

     A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.               B. phản ứng màu của protein.

     C. sự đông tụ của lipit.                                       D. phản ứng thủy phân của protein.

Câu 6: Xây hầm bioga là cách xử lí phân và chất thải gia xúc đang được tiến hành. Quá trình này không những làm sạch nơi ở và vệ sinh môi trường mà còn cung cấp một lượng lớn khí ga sử dụng cho việc đun, nấu. Vậy thành phần chính của khí bioga là:

     A. etan.                         B. metan.                      C. butan.                       D. propan.

Câu 7: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là

     A. metyl fomat             B. etyl fomat.                C. etyl axetat.               D. metyl axetat.

Câu 8: Đơn chất silic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

     A. Si + 2F2→ SiF4                                  B. 2Mg + Si   Mg2Si

     C. 2C + SiO2   Si + 2CO .               D. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Câu 9: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăcqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này.Vừa qua 5 lô nước C2 và rồng đỏ cũng đã bị thu hồi do hàm lượng ion này vượt mức cho phép trong nước uống nhiều lần. Kim loại X ở đây là:

     A. Đồng.                       B. Magie.                      C. Chì.                          D. Sắt.

Câu 10: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

     A. C15H31COONa và etanol.                              B. C17H35COOH và glixerol.

     C. C15H31COOH và glixerol.                             D. C17H35COONa và glixerol.

II. Thông hiểu

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là

     A. 5,83 gam.                 B. 4,83 gam.                 C. 7,33 gam.                 D. 7,23 gam.

Câu 12: Tiến hành hiđrat hoá 2,24 lít C2H2 (đktc) với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y qua lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

     A. 21,6.                         B. 17,28                        C. 13,44.                       D. 22,08.

Câu 13: Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch Brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là:

     A. NH4HSO3                B. NH4HCO3                C. (NH4)2CO3               D. (NH4)2SO3

Câu 14: Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O?

     A. 4.                              B. 5.                              C. 3.                              D. 6.

Câu 15: Cho dãy các chất: phenol; glucozơ; axit fomic; toluen; vinylaxetilen; fructozơ; anilin. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là

     A. 3.                              B. 6.                              C. 4.                              D. 5.

III. Vận dụng – Vận dụng cao.

Câu 28: Thực hiện các thí nghiệm sau: 

            (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư 

            (2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl

            (3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 

            (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl

            (5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2SiO3 

            (6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

     A. 5.                              B. 3.                              C. 6.                              D. 4.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X thu được 5,6 lít H2(đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

     A. 60 gam                     B. 54 gam                     C. 72 gam                     D. 48 gam

Câu 30: Cho 0,5 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được 2 lít dung dịch Y. Trộn 8 gam hỗn hợp X và 5,4 gam bột Al rồi cho vào nước đến khi kim loại tan hết thấy có 10,304 lít khí thoát ra (đktc). Dung dịch Y có pH bằng

     A. 12.                            B. 1.                              C. 13.                            D. 2.

Câu 31: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

     A. 3,12.                         B. 2,97                          C. 3,36                          D. 2,76.

Câu 32: Lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%). Lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

            – Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được 7,5 gam kết tủa.

            – Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư đun nóng thu được 8,5 gam kết tủa. 

Giá trị của m là 

     A. 18,2750.                   B. 16,9575.                   C. 15,1095.                   D. 19,2375.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp, cho sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)dư thấy khối lượng bình tăng 19,1 gam và có 25 gam kết tủa. Nếu oxi hóa hết m gam X bằng CuO dư, lấy sản phẩm hữu cơ thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư, đun nóng được x gam Ag. Giá trị của x là ( Coi hiệu suất là 100%):

     A. 64,8.                         B. 86,4.                         C. 75,6.                         D. 43,2.

Câu 34: Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3NCH2COOH; 0,02 mol CH3CH(NH2)COOH và 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

     A. 15,225.                     B. 13,775.                     C. 11,215.                     D. 16,335.

Câu 35: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO0,12M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5trong các phản ứng. Giá trị của m là

     A. 28,7.                         B. 30,86.                       C. 31,94.                       D. 29,24.

Đáp án

1-C

2-B

3-A

4-A

5-A

6-B

7-D

8-B

9-C

10-D

11-D

12-D

13-A

14-B

15-D

16-B

17-B

18-B

19-C

20-C

21-C

22-C

23-D

24-A

25-B

26-A

27-A

28-C

29-C

30-A

31-D

32-D

33-C

34-B

35-D

36-A

37-A

38-C

39-D

40-A

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 1: Đáp án C

Câu 2: Đáp án B

Câu 3: Đáp án A

Câu 4: Đáp án A

Câu 5: Đáp án A

Câu 10: Đáp án D

Câu 11: Đáp án D

Ta có mMuối = mKim loại + mSO42–.

Mà nSO42– = nH2 = 0,05 mol.

⇒ mMuối = 2,43 + 0,05×96 = 7,23 gam.

Câu 12: Đáp án D

Với hiệu suất 80% ⇒ nC2H2 dư = 0,1 × (1 – 0,8) = 0,02 mol.

⇒ mC2Ag2 = 0,02×240 = 4,8 gam.

⇒ Ta có 0,08 mol C2H2 + H2O → CH3CHO.

⇒ nCH3CHO = 0,08 mol ⇒ Tráng gương thu được nAg = 0,16 mol.

⇒ mAg = 0,16×18 = 17,28 gam.

⇒ ∑mKết tủa = 4,8 + 17,28 = 20,08 gam 

Câu 13: Đáp án A

Câu 14: Đáp án B

C6H5-O-CH3 , C6H5-CH2-OH , (o,m,p)-CH3-C6H4-OH

Câu 15: Đáp án D

Số chất làm mất màu dung dịch brom gồm:

Phenol, glucozơ, axit fomic, vinylaxetilen và anilin 

Câu 20: Đáp án C

Câu 22: Đáp án C

Câu 23: Đáp án D

TN xảy ra ăn mòn điện hóa gồm (a), (c), (d) và (e) 

Câu 24: Đáp án A

Câu 25: Đáp án B

Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. → a đúng

Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit → b đúng

Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều có tính chất của ancol đa chức → hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam → c đúng

Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, thu được 2 loại monosaccarit → d sai

Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag → e đúng

Saccarozơ không tác dụng với H2 → f sai

Câu 26: Đáp án A

X làm quỳ tím hóa xanh ⇒ Loại C và D.

Y có phản ứng màu biure ⇒ Loại B 

Câu 27: Đáp án A

(1) đúng 

(2) Sai , Cr tác dụng HCL tỉ lệ 1 :2 

(3)Đúng theo SGK 

(4) Đúng theo SGK 

(5) Sai , Crom (VI) chỉ có tính oxh 

(6) Đúng theo SGK

Câu 29: Đáp án C

5,6 lít H2 ⇄ 0,25 mol H2 ||→ thêm 0,25 mol O vào X.

Lúc này có (51,3 + 0,25 × 16) gam 2 oxit là Na2O và CaO;

từ 28 gam NaOH → có 0,35 mol Na2O → nCaO = 0,6 mol.

||→ Y gồm 0,7 mol NaOH và 0,6 mol Ca(OH)2.

Quan tâm ∑nOH = 1,9 mol và nCa2+ = 0,6 mol.

0,8 mol SO2 + 1,9 mol OH → 0,8 mol SO32– + 0,3 mol OH.

So sánh SO32– với Ca2+ ||→ có 0,6 mol tủa CaSO3 ||→ m = 0,6 × (40 + 80) = 72 gam.

Câu 30: Đáp án A

Tổng quát: X + H2O => XOH + 1/2 H2 (1)

Al + x OH => xAlO2 + 3/2(2) 

Theo BTE : 0.2*3 = x*2 => nH2(2) = 0.3 mol => nH2(1) = 0.46- 0.3 = 0.16 mol

=> nOH- = 0.32 mol 

8g X tương ứng 0,32 mol

⇒ 0,5g X tương ứng 0,02 mol

⇒ hòa tan vào nước: nX = nOH = 0,02 mol

⇒ COH- = 0,01 mol ⇒ pH = 14 - pOH = 14+ log[OH-] = 12

4. Đề thi thử môn Hóa THPT Đô Lương 1 - Nghệ An

I. Nhận biết

Câu 1: Loại polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?

     A. Polietilen                  B. Tơ olon                     C. Nilon-6,6                  D. Tơ tằm

Câu 2: Chất khí nào sau đây rất độc được dùng để điều chế photgen sử dụng làm vũ khí hoá học trong chiến tranh thế giới thứ nhất ?

     A. CO                           B. CO2                          C. H2S                           D. O3

Câu 3: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?

     A. Cu                            B. Fe                             C. Ca                             D. Ag

Câu 4: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm thổ trong dãy là

     A. 1.                              B. 3.                              C. 2.                              D. 4.

Câu 5: Để bảo quản các kim loại kiềm cần:

     A. Ngâm chúng trong dầu hoả.                          B. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.

     C. Ngâm chúng vào nước.                                 D. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.

Câu 6: Công thức của ancol etylic là

     A. C2H5COOC2H5        B. C2H5OH                   C. CH3COOH              D. CH3CHO

Câu 7: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy:

     A. Ag.                           B. Fe.                            C. Cu.                           D. Na.

Câu 8: Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn. Công thức phân tử của tinh bột là

     A. C12H22O11                 B. C6H12O6                   C. (C6H10O5)n               D. CH2O

Câu 9: Amin nào sau đây là amin bậc 1:

     A. Trimetyl amin.          B. đimetyl amin.           C. Etyl metyl amin.       D. Metyl amin.

Câu 10: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?

     A. Axit glutamic.          B. Lysin.                       C. Alanin.                     D. Axit amino axetic.

II. Thông hiểu

Câu 12: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

     A. 40                             B. 100                           C. 60                             D. 50

Câu 13: Cho dãy chuyển hóa :  . Vậy X2 là

A. ClH3NCH2COONa          B. H2NCH2COONa.   

C. H2NCH2COOH.      D. ClH3NCH2COOH

Câu 14: Este X có CTPT C3H4O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là

     A. 1.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Câu 15: Cho 7,78 gam hỗn hợp X chứa Glyxin và Alanin vào 200 ml dung dịch KOH 0,4M sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

     A. 10,82                        B. 10,18                        C. 11,04                        D. 12,6

Câu 16: Một loại quặng photphat dùng để làm phân bón có chứa 35% Ca3(PO4)2 về khối lượng, còn lại là các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là

     A. 7%.                           B. 16,03%.                    C. 25%.                         D. 35%.

III. Vận dụng – Vận dụng cao

Câu 32: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là

     A. 13,2                          B. 11,7                          C. 14,6                          D. 6,78

Câu 33: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NOvà O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

     A. 50.                            B. 55.                            C. 45.                            D. 60.

Câu 34: Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Al và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,06 mol NaNO3 kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa có khối lượng 115,28 gam và V lít (đkc) hỗn hợp khí T gồm N2O và H2 (tỉ lệ 1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào X thấy lượng NaOH phản ứng là 36,8 gam, đồng thời thu được 13,92 gam kết tủa. Giá trị của V là

     A. 1,344                 B. 1,792                        C. 2,24                          D. 2,016

Câu 35: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a gam muối A bà b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây

     A. 3,0                            B. 3,5                            C. 2,0                            D. 2,5

Câu 36: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 bằng cường độ dòng điện 2,68 ampe, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X. Cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được 34,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là

     A. 1,00.                         B. 1,20.                         C. 1,25.                         D. 1,40.

Câu 37: Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thuỷ phân 0,1 mol hỗn hợp X bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol A và B trong hỗn hợp X là

     A. 2 : 3                          B. 3 : 7                          C. 7 : 3                          D. 3 : 2

Câu 38: Đốt cháy hết 25,56g hỗn hợp H gồm hai este đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (MZ > 75) cần đúng 1,09 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng H trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là

     A. 38,792                      B. 34,760                      C. 31,880                      D. 34,312

Đáp án

1-A

2-A

3-C

4-A

5-A

6-B

7-D

8-C

9-D

10-A

11-C

12-D

13-B

14-A

15-A

16-B

17-A

18-D

19-C

20-D

21-C

22-C

23-C

24-B

25-D

26-B

27-D

28-B

29-D

30-C

31-A

32-C

33-B

34-B

35-D

36-B

37-D

38-A

39-B

40-C

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 1: Đáp án A

Câu 2: Đáp án A

Câu 3: Đáp án C

Câu 4: Đáp án A

Câu 5: Đáp án A

Câu 10: Đáp án A

Câu 12: Đáp án D

BTNT(C) ⇒ ∑n(KHCO₃, CaCO₃) = nCO₂ = 0,5 mol

Mặt khác, M(KHCO₃) = M(CaCO₃) = 100 ||⇒ m = 0,5 × 100 = 50(g)

Câu 17: Đáp án A

Nhận thấy đồ thị biểu diễn kết tủa phụ thuộc vào CO2 là tam giác vuông cân

Vậy tại điểm cực đại số mol của CO2 là trung điểm của x và 15x 

⇒ Tại điểm cực đại số mol của CO2 là x +   = 8x 

⇒ nCa(OH)2 = nCO2 = 0,2 → 8x= 0,2 ⇒ x = 0,025

Câu 18: Đáp án D

Câu 20: Đáp án D

Ta có phản ứng: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.

Mà nCO = 0,15 mol ⇒ nFe = 0,15 × 2 ÷ 3 = 0,1 mol.

⇒ mFe = 0,1×56 = 5,6 gam 

Câu 21: Đáp án C

Câu 22: Đáp án C

Ta cớ pứ: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu.

Đặt nFe pứ = a ⇒ nCu = a. 

⇒ mCu – mFe pứ = 0,4 Û 8a = 0,8 Û a = 0,05.

⇒ mFeSO4 = 0,05×152 = 7,6 gam 

Câu 23: Đáp án C

Câu 24: Đáp án B

Este có CTPT C2H4O2 ⇒ Este là HCOOCH3

⇒ nHCOONa = 10,2 ÷ 68 = 0,15 mol

⇒ mHCOOCH3 = 0,15 × (45 + 23) = 9 gam 

Câu 25: Đáp án D

Theo ĐL BTKL ta có: mAmin + mHCl = mMuối.

⇒ mMuối = 10 + 0,25×36,5 = 19,125 gam 

Câu 26: Đáp án B

Câu 27: Đáp án D

Câu 28: Đáp án B

Hấp thụ CO2 vào Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O ⇒ nCO2 = nCaCO3 =   = 0,5 mol.

Phản ứng lên men rượu cứ 1C6H12O6 → 2CO2

Theo phương trình nC6H12O6 lý thuyết =   × nCO2 =   × 0,5 = 0,25 mol.

mC6H12O6 lý thuyết = 0,25 × 180 = 45 gam.

Mà H = 87,5% nên mC6H12O6 thực tế = 45 : 0,8 = 56,25 

Câu 29: Đáp án D

Vì Gly–Gly là đipeptit nên không có phản ứng màu biure 

Câu 30: Đáp án C

TN không xảy ra phản ứng gồm (I) và (IV)

5. Đề thi thử môn Hóa THPT Quảng Xương - Thanh Hóa lần 1  

I. Nhận biết

Câu 1: Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh là

     A. anilin, metylamin, lysin.                                 B. alanin, metylamin, valin.

     C. glyxin, valin, metylamin.                               D. metylamin, lysin, etylamin. 

Câu 2: Chất không sử dụng làm phân bón hóa học là

     A. NaNO2.                    B. NH4H2PO4.              C. KNO3.                      D. BaSO4.

Câu 3: Chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

     A. glysin.                      B. andehit axetic.          C. metylamin.               D. axit axetic.

Câu 4: Dung dịch Ba(HCO3)2 phản ứng với dung dịch nào sau đây không xuất hiện kết tủa?

     A. dung dịch Ba(OH)2.                                      B. dung dịch NaOH.    C. dung dịch HCl.        D. dung dịch Na2CO3.

Câu 5: Chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là

     A. NaHCO3.                 B. (NH4)2SO4.               C. AlCl3.                       D. Na2CO3.

Câu 6: Chất có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

     A. Ca(OH)2.                  B. NaOH.                     C. Na3PO4.                    D. HCl.

Câu 7: Trong công nghiệp, hai kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng là

     A. Al và Fe.                  B. Na và Fe.                  C. Cu và Ag.                 D. Na và Al.

Câu 8: Tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

     A. tơ olon.                    B. tơ nilon-6,6.             C. tơ axetat.                  D. tơ tằm.

Câu 9: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

     A. NaHCO3 và NaOH. B. AlCl3 và NH3.          C. MgCl2 và H2SO4.     D. Fe(NO3)2 và HNO3.

Câu 10: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

     A. NH2CH2COOH.      B. CH3NH2.                  C. NH2CH2COONa.    D. CH3COOH.

II. Thông hiểu

Câu 11: Cho dãy các chất: stiren, phenol, anilin, toluen, metyl axetat. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là

     A. 1.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Câu 12: Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2Ovà Fe3O4. Hóa chất này là

     A. dung dịch HCl loãng.                                    B. dung dịch HCl đặc.

     C. dung dịch H2SO4 loãng.                                D. dung dịch HNO3 đặc.

Câu 13: Cho các kim loại sau: Cu, Zn, Ag, Al và Fe. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

     A. 4.                              B. 3.                              C. 2.                              D. 5.

Câu 14: Phát biểu không đúng là

     A. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

     B. Đồng phân của glucozơ là fructozơ.

     C. Thủy phân (xúc tác H+, t0) tinh bột cũng như xenlulozơ đều thu được glucozơ.

     D. Sản phẩm phản ứng thủy phân saccarozơ (xúc tác, t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

Câu 15: Số hợp chất có cùng công thức phân tử C3H6O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng ít tan trong nước là

     A. 1.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Câu 16: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch X. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa chất tan là

     A. FeCl3 và HCl.          B. FeCl2.                       C. FeCl3.                       D. FeCl2 và HCl.

III. Vận dụng – Vận dụng cao

Câu 24: Cho các nhận xét sau:

            (1) Al và Cr đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

            (2) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì cuối cùng thu được kết tủa.

            (3) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Au.

            (4) Thêm NaOH vào dung dịch FeCl2 thì thu được kết tủa màu trắng xanh.

            (5) Để phân biệt Al và Al2Ota có thể dùng dung dịch NaOH.

Số nhận xét không đúng là

     A. 3.                              B. 2.                              C. 5.                              D. 4.

Câu 25: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 x (mol/lít) và KHCO3 y (mol/lít). Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 150 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X thì bắt đầu có khí thoát ra. Mặt khác, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 100 ml dung dịch X, thu được 49,25 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là

     A. 1,0 và 1,0.                B. 1,5 và 1,0.                C. 1,5 và 1,5.                D. 1,0 và 1,5.

Câu 26: Thủy phân 24,48 gam hỗn hợp X, gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit thu được hỗn hợp Y. Trung hòa axit trong Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 vào và đun nóng, thu được x gam Ag. Mặt khác, đốt cháy 12,24 gam X cần dùng 0,42 mol O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là

     A. 25,95.                       B. 30,24.                       C. 34,56.                       D. 43,20.

Câu 30: Đốt cháy m gam một chất béo (triglixerit) cần 2,415 mol O2 tạo thành 1,71 mol CO2 và 1,59 mol H2O. Cho 35,44 gam chất béo trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là

     A. 36,56 gam.               B. 37,56 gam.               C. 37,06 gam.               D. 38,06 gam.

Câu 31: Cho 2,8 gam bột sắt tác dụng hoàn toàn với V mL dung dịch HNO3 0,5M thu được sản phẩm khử NO duy nhất và dung dịch X. X có thể tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,03 mol AgNO3. Giá trị của V là

     A. 420.                  B. 340.                          C. 320.                          D. 280.

Câu 32: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là

     A. 6,75.                         B. 4,05.                         C. 2,70.                         D. 5,40.

Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:

            (a) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

            (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

            (c) Dẫn khí CO dư qua bột MgO nung nóng.

            (d) Cho Na vào dung dịch Cu(NO3)2 dư.

            (e) Nhiệt phân tinh thể NH4NO2.

            (g) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.

            (h) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được đơn chất là

     A. 3.                              B. 2.                              C. 5.                              D. 4.

Câu 34: Cho 7,8 gam axetilen vào nước có xúc tác H2SO4 ở 80oC, hiệu suất phản ứng này là H%. Cho toàn bộ hỗn hợp thu được sau phản ứng vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì thu được 66,96 gam kết tủa. Giá trị H là

     A. 30%.                         B. 70%.                         C. 93%.                         D. 73%.

Câu 35: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 0,672 lít H2 ở đktc. Nếu cho X tác dụng với 90 ml dung dịch NaOH 1M hoặc 130 ml dung dịch NaOH 1M thì đều thu được một lượng kết tủa như nhau. Giá trị của m là

     A. 2,58.                         B. 2,31.                         C. 1,83.                         D. 1,56.

Câu 36: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,06 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là

     A. 41,01 gam.               B. 42,58 gam.               C. 31,97 gam.               D. 43,02 gam.

 

Đáp án

1-D

2-D

3-B

4-C

5-A

6-C

7-D

8-C

9-C

10-D

11-C

12-D

13-B

14-A

15-B

16-B

17-A

18-D

19-D

20-D

21-D

22-D

23-D

24-A

25-B

26-B

27-B

28-B

29-D

30-A

31-C

32-C

33-D

34-B

35-D

36-A

37-A

38-A

39-B

40-D

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 1: Đáp án D

– A sai vì anilin không làm quỳ tím đổi màu.

– B và C loại vì chỉ có metylamin thỏa

Câu 2: Đáp án D

Câu 3: Đáp án B

Câu 4: Đáp án C

A. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3↓ + 2H2O.

B. Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3↓ + NaHCO3 + H2O.

(nếu NaOH dư thì: Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O).

C. Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + 2H2O.

D. Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaHCO3.

Câu 5: Đáp án A

A. Thỏa mãn vì:  .

B. Loại vì không tác dụng được với HCl: (NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O.

C. Loại vì không tác dụng được với HCl: AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3↓.

(Nếu NaOH dư thì Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O).

D. Loại vì không tác dụng được với NaOH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.

Câu 6: Đáp án C

Chọn C vì ion PO43– có thể tạo ↓ với Ca2+ và Mg2+.

⇒ loại được 2 ion trên ra khỏi nước ⇒ nước mềm.

Câu 7: Đáp án D

Các kim loại từ Al trở về trước trong dãy điện hóa chỉ được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của chúng

Câu 8: Đáp án C

Câu 9: Đáp án C

A. Loại vì: NaHCO3 + NaOH -> Na2CO3 + H2O.

B. Loại vì: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl.

C. Thỏa mãn vì không tác dụng với nhau ⇒ chọn C.

D. 3Fe(NO3)2 + 4HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

Câu 10: Đáp án D

► Xét các đáp án:

– A: có pH = 7. 

– B và C: có pH > 7.

– D: có pH < 7.

Câu 11: Đáp án C

Các chất thỏa mãn là stiren, phelol, anilin

Câu 12: Đáp án D

Chọn D vì Fe2O3 chỉ xảy ra phản ứng trao đổi, nhưng Fe3O4 xảy ra phản ứng oxi hóa khử.

Mặt khác: Fe3O4 có tính khử trung bình ⇒ sản phẩm khử là chất khí ⇒ phân biệt được!

Câu 13: Đáp án B

Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng đứng trước H trong dãy điện hóa.

⇒ các kim loại thỏa mãn là Zn, Al và Fe

Câu 14: Đáp án A

Chọn A vì tinh bột và xenlulozơ đều có công thức (C6H10O5)n nhưng khác hệ số mắt xích n 

⇒ không cùng CTPT ⇒ không phải đồng phân của nhau.

Câu 15: Đáp án B

Các đồng phân cấu tạo thỏa mãn là CH3COOCH3 và HCOOC2H5 ⇒ chọn B.

Câu 16: Đáp án B

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O.

||⇒ dung dịch X chứa FeCl2, FeCl3 và HCl dư.

► Fe DƯ + dung dịch X thì: 

||⇒ dung dịch Y chỉ chứa chất tan là FeCl2 

Câu 17: Đáp án A

► Đối với các HCHC có số Cacbon xấp xỉ nhau thì nhiệt độ sôi:

Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > hidrocacbon.

► Áp dụng: nhiệt độ sôi: CH3CHO < C2H5OH < CH3COOH

Câu 18: Đáp án D

6Fe(NO3)2 + 9H2SO4 → 10HNO3 + 3Fe2(SO4)3 + NO + 4H2O.

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O.

||⇒ KOH DƯ + X thì chỉ thu được ↓ là Fe(OH)3 (do Al(OH)3 tan trong KOH dư)

Câu 19: Đáp án D

Chọn D vì tinh bột cho màu xanh tím với dung dịch Iot còn xenlulozơ thì không.

Câu 20: Đáp án D

Các công thức cấu tạo thỏa mãn là: C2H5COONH4,

CH3COOH3NCH3, HCOOH3NC2H5, HCOOH2N(CH3)2

Câu 21: Đáp án D

– Tơ nilon-6,6 là [-HN(CH2)6NHOC(CH2)4CO-]n ⇒ n = 27346 ÷ 226 = 121.

– PVC là [-CH2CH(Cl)-]n ⇒ n = 9500 ÷ 62,5 = 152 ||

Câu 22: Đáp án D

► Thu được rắn không tan ⇒ Al dư. Đặt nNa = x

Bảo toàn nguyên tố Natri: nNaAlO2 = x mol. Bảo toàn electron:

nNa + 3nAl phản ứng = 2nH2 ⇒ x + 3x = 2 × 0,24 ||⇒ x = 0,12 mol.

► X gồm 0,12 mol Na và 0,25 mol Al. Bảo toàn electron: 

nCl2 = (0,12 + 0,25 × 3) ÷ 2 = 0,435 mol ||⇒ VCl2 = 9,744 lít

Câu 23: Đáp án D

► Giả sử có 1 mol X. Đặt nH2 = x; nC3H6 = y ⇒ nX = x + y = 1 mol.

mX = 2x + 42y = 1 × 5,5 × 4 ||⇒ giải hệ có: x = y = 0,5 mol.

● Bảo toàn khối lượng: mY = mX = 22(g) ⇒ nY = 22 ÷ 27,5 = 0,8 mol.

||⇒ nCH6 phản ứng = ∆n = nX – nY = 0,2 mol ||► H = 0,2 ÷ 0,5 × 100% = 40%

Câu 24: Đáp án A

(1) Sai vì Cr không tác dụng được với dung dịch NaOH.

(2) Sai vì CO2 dư thì Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 ⇒ không thu được ↓.

(3) Sai vì kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

(4) Đúng vì: FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh).

(5) Đúng vì: 

⇒ sủi bọt khí không màu là Al, còn lại là Al2O3.

||⇒ (1), (2) và (3) sai ⇒ chọn A

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

6. Thi trắc nghiệm trực tuyến: Đề thi THPT QG môn Hóa học

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Bộ 5 Đề thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học các trường THPT không Chuyên . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Hóa học và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF