YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Siêu có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Siêu có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập kiến thức góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi đội tuyển HSG sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS NGUYỄN SIÊU

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1

Bốn hợp tử của cùng một loài thực hiện nguyên phân; trong đó hợp tử A nguyên phân một số lần tạo ra số TB con bằng số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài. Hợp tử B nguyên phân một số lần tạo ra số TB con chứa số NST đơn gấp 8 lần số NST đơn có trong bộ NST trong TB đó. Hợp tử C và D đều nguyên phân tạo ra số TB con chứa 96 NST đơn. Biết số lần nguyên phân của TB C lớn hơn số lần nguyên phân của TB D.

Các TB con sinh ra ở cả 4 hợp tử chứa tất cả 480 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định:

a. Bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi TB.

b. Số thoi vô sắc bị phá hủy trong quá trình trên.

Câu 2

Một gen ở sinh vật nhân thực chỉ huy tổng hợp một chuỗi poli peptit gồm 298 axit amin có số nu loại A chiếm 30% tổng số nu của gen. Một dạng đột biến gen xảy ra làm thay đổi chiều dài của gen và gen sau đột biến có tỉ lệ G/A=66,98%. Hãy xác định:

a. Kiểu đột biến xảy ra đối với gen trên.

b. Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến.

Câu 3

Cho sơ đồ phả hệ về sự di truyền một bệnh B ở người do một gen qui định, di truyền theo quy luật Menđen.

Biết không có đột biến mới xảy ra.

a. Trong sơ đồ phả hệ trên, tính xác suất để cá thể 10 là con trai bị bệnh là bao nhiêu?

b. Nếu bố mẹ (7 x 8) sinh đứa con đầu lòng mắc bệnh. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh thêm 3 đứa con, trong đó có ít nhất 1 đứa bị bệnh.

Câu 4

Người ta phát hiện một số trứng của một con ruồi giấm cái thấy trong đó có các NST giới tính sau XX, O, X. Hãy giải thích cơ chế sự hình thành các loại trứng trên?

Câu 5

Một số bà con nông dân đã mua hạt giống rau cải có năng xuất cao từ một vùng khác về trồng nhưng cây sau khi nảy mần thì số cây giống đồng loạt rụi, chết dần và không cho năng xuất.

Theo kiểm định thì hạt giống đạt tiêu chuẩn và không bị bệnh.Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Tình trạng đó được gọi là gì trong sinh học?

ĐÁP ÁN

Câu 1

a. Gọi x, y, z, t lần lượt là số lần NP của các TB A, B, C, D. (z>t)

Ta có các phương trình:

- 2x = 2n (1)

- 2y.2n = 8.2n à 2y = 8 (2) à y =3.

- (2z+2t).2n = 96 à 2z+2t = 96/2n (3)

- (2x + 2y + 2z + 2t) .2n = 480 (4)

Thay (1), (2), (3) vào (4) ta được (2n + 8 + 96/2n) .2n = 480 à 2n = 16 (t/m)

Thay 2n = 16 vào (1), (4) ta được:

(16+8+2z + 2t).16 = 480 à 2z + 2= 6, mà z>t à z=2, t = 1

Vậy:

- Số lần NP của TB A là 4.

- Số lần NP của TB B là 3.

- Số lần NP của TB C là 2.

- Số lần NP của TB D là 1.

b. Số thoi vô sắc bị phá hủy trong quá trình trên chính bằng số thoi vô sắc được hình thành

= (24-1) + (23-1) + (22-1) + (21-1) = 26.

Câu 2

a. * Gen bình thường có: N= (298+2).3.2 = 1800

A = T = 30%.1800 = 540

G = X = 20%.1800 = 360

Gen này có A/G =360/540 = 66,67% <66,98%

* Gen đột biến có chiều dài bị thay đổi à số nu thay đổi

→ Dạng đột biến là thêm x cặp G-X hoặc mất x cặp A-T hoặc thêm x cặp G-X, mất y cặp A-T (x>y và x, y nguyên dương)

TH1: Dạng đột biến là thêm x cặp G-X

Ta có: \(\frac{{G + x}}{A}\) = 66,98% → \(\frac{{360 + x}}{{540}}\)=66,98% →  x = 1,692 (lẻ nên loại)

TH2: Dạng đột biến là mất x cặp A-T

Ta có: \(\frac{G}{{A - x}}\) = 66,98% → \(\frac{{360}}{{540 - x}}\)=66,98% →  x = 2,52617(lẻ nên loại)

TH3: Dạng ĐB là thêm x cặp G-X, mất y cặp A-T (x>y và x, y nguyên dương)

Ta có: \(\frac{{360 + x}}{{540 - y}}\)=66,98%.

Giải ra ta được x = 1, y = 1 (loại vì x >y)

Câu 3

a. Từ 1 x 2 à 5,6 bị bệnh

→ Gen gây bệnh là gen lặn và nằm trên NST thường.

Quy ước:

A: Bình thường.

a: Bệnh

Phép lai 1x2 là: Aa x Aa

→ 7 có KG AA hoặ Aa.

Tương tự 8 cũng có KG AA hoặc Aa.

Để 10 bị bệnh thì cả 7 và 8 đều phải có KG Aa.

- Xác suất để 7 bình thường có KG Aa là 2/3.

- Xác suất để 8 bình thường có KG Aa là 2/3.

- Xác suất sinh con bệnh (aa) là 1/4

- Xác suất sinh con trai là 1/2

Vậy đáp số = 2/3 .2/3 .1/4 .1/2 = 4/72 = 0,05556 = 5,556%.

b. Nếu bố mẹ (7 x 8) sinh đứa con đầu lòng mắc bệnh thì KG của 7 và 8 chắc chắn đều là Aa.

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh thêm 3 đứa con, trong đó có ít nhất 1 đứa bị bệnh

= 1 - Xác suất sinh ra 3 đứa bình thường

= 1 - (3/4)3 = 0,9249153 = 92,49153%.

Câu 28 (2,5đ).*Cơ chế hình thành các loại trứng : XX, X. O

-Do tác nhân gây đột biến tác động vào quá trình giảm phân làm cho NST không phân li ở lần phân bào I, lần phân bào II  NST phân li bình thường tạo giao tử XX và O

-Lần I bình thường, lần II không bình thường tạo giao tử : XX, O

- Lần I và II bình thường tạo ra :X

Câu 5

*Nguyên nhân :

-Mỗi giống cây trồng điều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp

- Vì vậy cây không cho năng xuất là do đất hoặc khí hậu không thích hợp hoặc giao trồng không đúng thời vụ.

*Cây giống có biểu hiện đồng loạt như vậy người ta gọi là thường biến.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Siêu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON