Tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Phù Đổng có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập kiến thức góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi đội tuyển HSG sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.
TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG
|
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1
Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định (gen gồm 2 alen). Hiền và Hoa đều có mẹ bị bạch tạng, bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng bình thường (nhưng đều có bố bị bệnh). Hiền sinh 1 con gái bình thường đặt tên là An, Hoa sinh 1 con trai bình thường đặt tên là Bình. Bình và An lấy nhau.
a. Xác suất cặp vợ chồng Bình và An sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng là bao nhiêu?
b. Nếu cặp vợ chồng Bình và An sinh con đầu lòng bị bạch tạng, họ dự định sinh con thì xác suất họ sinh 2 con liên tiếp đều bình thường là bao nhiêu? Xác suất họ sinh 3 con, trong đó có 1 con bị bệnh là bao nhiêu?
Câu 2
Ở cà độc dược 2n = 24, trong quần thể thấy xuất hiện một số cá thể có 23 NST, 25 NST, 22 NST.
a. Hãy cho biết cơ chế xuất hiện và tên gọi của các dạng này. Trong các dạng đột biến này, dạng nào thường hiếm gặp nhất?
b. Có thể có bao nhiêu dạng thể ba ở loài này?
Câu 3
a. Nhiều cặp vợ chồng bình thường sinh ra một số người con bình thường và một số người con mắc bệnh mù màu, nhưng tất cả người con mắc bệnh đều là con trai. Hãy giải thích cơ sở di truyền của bệnh di truyền này.
b. Khi phân tích bộ nhiễm sắc thể của người con trai mắc bệnh mù màu sinh ra từ một cặp vợ chồng như trên, người ta thấy có 44 NST thường 2NST X và 1 NST Y(44+XXY). Hãy viết kiểu gen liên quan đến bệnh mù màu của các cá thể trong gia đình này và giải thích nguyên nhân dẫn đến bộ NST bất thường ở người con trai này.
Câu 4
a. Nêu những đặc điểm của ADN đảm bảo cho nó thực hiện được các chức năng di truyền?
b. Gen I và gen II đều có chiều dài và tỉ lệ từng loại nucleotit ở cả 2 gen đều giống nhau. Hai gen nhân đôi một số lần không bằng nhau cần môi trường nội bào cung cấp 24000 nucleotit tự do các loại trong đó có 4800 nucleotit loại Adenin. Cứ một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ gen trên có số axit amin nằm trong khoảng 298 đến 498. Hãy tính số nucleotit từng loại của mỗi gen.
Câu 5
a. Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 99.10-13g, qua một lần phân bào bình thường tạo ra 2 tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 99.10-13g. Hãy cho biết tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích? Nêu các cách để kiểm chứng nhận định trên?
b. Có 6 tế bào sinh dục sơ khai của một cơ thể lưỡng bội nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1488 NST đơn mới. Các tế bào con tạo thành đều chuyển sang vùng sinh trưởng và bước vào vùng chín tiến hành giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào tiếp tục cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 1536 NST đơn mới. Tất cả giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 50% đã tạo ra 96 hợp tử lưỡng bội.
b1. Xác định số lần nguyên phân và bộ NST lưỡng bội của loài.
b2. Xác định giới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1
a)
- Theo bài ra : bố của Hiền và Hoa đều không mang gen gây bệnh kiểu gen là AA, mẹ của Hiền và Hoa bà mẹ đều bị bệnh kiểu gen là aa, nên kiểu gen của Hiền và Hoa bà mẹ là dị hợp Aa.
- Bố chồng của Hiền và Hoa đều bị bệnh, nên chồng của Hiền và Hoa bình thường đều có kiểu gen dị hợp Aa.
- Xác suất Hiền và Hoa sinh con:
P Aa x Aa
F1 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa
→ Xác suất Bình và An có kiểu hình bình thường, kiểu gen dị hợp Aa là:
2/3
→ Xác suất Bình và An sinh con bị bệnh là: 2/3.2/3.1/4 = 1/9
b.
- Nếu cặp vợ chồng Bình và An sinh con đầu lòng bị bạch tạng (aa)→ kiểu gen của họ đều là Aa
→ Xác suất sinh con là: 3/4 bình thường : 1/4 bị bệnh
→ Xác suất họ sinh 2 con liên tiếp đều bình thường là:3/4.3/4 = 9/16
→ Xác suất họ sinh 3 đứa con trong đó có 1 con bị bệnh là:
\(C_3^2.{\left( {\frac{3}{4}} \right)^2}{\left( {\frac{1}{4}} \right)^1}\)= \(\frac{{3!}}{{2!1!}}\frac{9}{{16}}\frac{1}{4}\)=\(\frac{{27}}{{64}}\)\( \approx \)0,422
- Để con của 2 người phụ nữ này lấy nhau sinh ra 1 đứa con bệnh bạch tạng. Thì ta phải xét 3 trường hợp sau
+ Trường hợp1: Hai phụ nữ đều lấy chồng có kiểu gen dị hợp
Aa x Aa → 1AA:2Aa:1aa Con bình thường có kg Aa là 2/3 |
Aa x Aa → 1AA:2Aa:1aa Con bình thường có kg Aa là 2/3 |
Hai con bình thường này lấy nhau sinh ra con mắc bệnh với xác suất là: \(\frac{2}{3}.\frac{2}{3}.\frac{2}{4} = \frac{1}{9}\)
+ Trường hợp 2: Hai phụ nữ đều lấy chồng có kiểu gen đồng hợp AA
Aa x AA → 1AA:1Aa Con bình thường có kg Aa là 1/2 |
Aa x AA → 1AA:1Aa Con bình thường có kg Aa là 1/2 |
Hai con bình thường này lấy nhau sinh ra con mắc bệnh với xác suất là: \(\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{4}= \frac{1}{16}\)
+ Trường hợp 3: Người phụ nữ 1 lấy chồng có kiểu gen Aa. Người phụ nữ 2 lấy chồng có kg AA và ngược lại
Aa x Aa → 1AA:2Aa:1aa Con bình thường có kg Aa là 2/3 |
Aa x AA → 1AA:1Aa Con bình thường có kg Aa là 1/2 |
Hai con bình thường này lấy nhau sinh ra con mắc bệnh với xác suất là: \(\frac{2}{3}.\frac{1}{2}.\frac{1}{4}.2 = \frac{1}{6}\)
Áp dụng quy tắc cộng xác suất ta có xác suất cần tìm là: \(\frac{1}{9}+\frac{1}{16}+\frac{1}{6} = \frac{49}{144}\)
Câu 2
a.
- Cơ chế :
+ Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, ở một cặp NST nào đó nhân đôi nhưng không phân li tạo 2 loại giao tử không bình thường : 1 loại giao tử mang cả 2 NST trong cặp tương đồng, 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp đó.
+ Trong quá trình thụ tinh, giao tử không bình thường kết hợp với giao tử bình thường hoặc không bình thường khác tạo nên thể lệch bội.
- Tên các dạng đột biến lệch bội :
Cơ thể có 23 NST = 2n – 1 (thể một).
Cơ thể có 25 NST = 2n + 1 (thể ba).
Cơ thể có 22 NST = 2n – 2 (thể không), hoặc 22 NST = 2n – 1 – 1 (thể một kép).
- Dạng thể không là hiếm gặp nhất, vì:
+ Đột biến xuất hiện đồng thời ở cả bố và mẹ.
+ Mất hẳn 1 cặp NST → mất gen, mất tính trạng.
b.
2n = 24 → n = 12, vậy có 12 dạng thể ba ở loài này.
Câu 3
Đây là bệnh di truyền do gen lặn trên NST giới tính X và không có gen tương ứng trên Y.
Vì:
- Bố, mẹ không bị bệnh mà con bị bệnh nên bệnh là do gen lặn quy định.
- Chỉ có con trai bị bệnh, nên chỉ có thể là gen lặn trên X, vì nếu gen trên NST thường thì cả con trai và con gái đều sẽ bị bệnh.
Câu 4
a.
+ Trên mỗi mạch đơn của ADN các nu liên kết với nhau bằng liên kết phôtphodieste ( liên kết hóa trị) bền vững.
+ ADN có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau nên có cấu trúc bền vững.
+ Các nucleotit đối diện trên 2 mạch đơn của ADN liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, liên kết hiđrô kém bền nhưng với số lượng lớn nên đảm bảo tính bền vững trong cấu trúc và linh hoạt của ADN khi thực hiện nhân đôi, phiên mã.
+ ADN liên kết với protein tạo cho cấu trúc bền vững và thông tin di truyền được lưu giữ ổn định.
+ Từ 4 loại nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và tính đa dạng của ADN
+ ADN có khả năng nhân đôi theo NTBS và bán bảo toàn nhờ đó mà TTDT được ổn định qua các thế hệ.
+ ADN mang gen cấu trúc, có khả năng sao mã để tổng hợp prôtêin đảm bảo cho gen hình thành tính trạng.
+ ADN có khả năng đột biến để hình thành TTDT mới.
b. Gọi N là số nu của gen
x, y lần lượt là số lần nhân đôi của gen I và II ( x, y nguyên dương)
Theo bài ra ta có: N(2x-1) + N(2y-1) = 24000 (1)
Mặt khác ta có: 1800 ≤ N ≤ 3000 (2)
Giải (1) và (2) ta được: x = 2 ; y = 3 hoặc x = 3 ; y = 2
N = 2400
Số nu mỗi loại của gen: A= T = 480 ; G = X= 720
Câu 5
a. Quá trình phân bào :
- Nguyên phân: Do tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ về hàm lượng ADN.
- Giảm phân I: Do giảm phân I tạo ra 2 tế bào con giống nhau có bộ NST đơn bội kép và hàm lượng ADN giống tế bào mẹ ban đầu.
Kiểm chứng:
+ Làm tiêu bản tế bào.
+ Cho các tế bào con phân bào một lần nữa.
b1. Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài ( 2n ≥2)
Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào ( x nguyên dương)
Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân:
6. 2n. (2x- 1) = 1488 (1)
Số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân:
6. 2n. 2x = 1536 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được 2n= 8 và x = 5
b2. Số tế bào tham gia giảm phân: 6. 25 = 192
Số giao tử tạo thành: (96 . 100) : 50 = 192.
Số giao tử tạo ra bằng số tế bào sinh giao tử. Vậy đây là tế bào sinh dục cái.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Phù Đổng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: