YOMEDIA

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Phòng GD & ĐT Bù Đăng có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Phòng GD & ĐT Bù Đăng có đáp án dưới đây. Tài liệu gồm các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập thật tốt kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

PHÒNG GD & ĐT BÙ ĐĂNG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN: 150 PHÚT

Câu I (2,5 đ):

1/. Viết các phương trình phản ứng, ghi rõ điều kiện (nếu có) hoàn thành dãy biến hóa sau.

CaCO3  \(\xrightarrow{{(1)}}\) CaO  \(\xrightarrow{{(2)}}\) Ca(OH)2 \(\xrightarrow{{(3)}}\) CaCl2 \(\xrightarrow{{(4)}}\)  Ca(NO3)2   \(\xrightarrow{{(5)}}\) NaNO3  \(\xrightarrow{{(6)}}\)  O2

2/. Cho hỗn hợp gồm các chất rắn là Al2O3, SiO2, Fe2O3 vào dung dịch có chứa một chất tan X (dư), sau phản ứng thu được một chất rắn Y duy nhất. Cho biết  X, Y có thể là chất gì, viết các phương trình phản ứng minh họa.

Câu II (1,5 đ):

Cho các kim loại sau: Ba, Mg, Al, Ag. Chỉ dùng một hóa chất, hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các kim loại trên. Viết phương trình hóa học minh họa.

Câu III (1,5 đ):

Có 5 hợp chất vô cơ A, B, C, D, E. Khi đốt A, B, C, D, E đều cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với nước thu được O2, B tác dụng với nước thu được NH3. Khi cho C tác dụng với D cho ta chất X, C tác dụng với E thu được chất Y. X, Y là những chất khí, biết tỉ khối của X so với O2 và Y so với NH3 đều bằng 2. Hãy xác định A, B, C, D, E, X, Y và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu IV (2,0 đ):

1/. Cho 500ml  dung dịch A gồm 2 axit HCl 0,08M và H2SO4 0,1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch B gồm 2 bazơ KOH 0,3M và Ba(OH)2 xM, sau phản ứng cô cạn cẩn thận thu được hỗn hợp muối khan C. Tính x và khối lượng hỗn hợp muối khan C.

2/. Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 3,31 gam X cho vào dung dịch HCl dư, thu được 0,784 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu lấy 0,12 mol X tác dụng với khí clo dư, đun nóng thu được 17,27 gam hỗn hợp chất rắn Y. Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong X (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

Câu V (1,0 đ):

Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước thu được dung dịch A. Cho từ từ   100 ml dung dịch HCl l,5M vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa.

1/. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2/. Tính a.

Câu VI (1,5 đ):

Nung 8,08 gam một muối A, thu được các sản phẩm khí và 1,6 gam một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dung dịch Natri hidroxit 1,2% ở điều kiện xác định thì tác dụng vừa đủ, thu được một dung dịch gồm một muối có nồng độ 2,47%. Viết công thức hóa học của muối A, biết khi nung số oxi hóa của kim loại không thay đổi.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu I

(2,5 đ)

1.

CaCO3   →CaO  +  CO2

CaO  +  H2O  →Ca(OH)2

Ca(OH)2  +  2HCl → CaCl2  +  H2O

CaCl2  +  2AgNO3 → Ca(NO3)2  +  2AgCl↓

Ca(NO3)2  +  Na2CO3   → 2NaNO3  +  CaCO3

2NaNO3  →2NaNO2  +  O2

------------------------------------------------------------------------------------

2.

* TH1: X là Axit mạnh HCl, Y là SiO2

PTHH:    Al2O3  +  6HCl →  2AlCl3  +  3H2O

                Fe2O3  +  6HCl→  2FeCl3  +  3H2O

* TH2: X là Bazơ tan NaOH, Y là Fe2O3

PTHH:     Al2O3  + 2 NaOH  →2NaAlO2  + H2O

                 SiO2  +  2NaOH→ Na2SiO3  +  H2O

Thí sinh có thể dùng Axit mạnh hoặc Bazơ tan khác đều được, nhưng để đạt điểm tối đa phải lấy 1 TH là Axit và 1 TH là Bazơ.

 

Câu II

(1,5 đ)

+ Lấy một lượng nhỏ mỗi kim loại cho vào các ống nghiệm riêng biệt, đánh số thứ tự.

+ Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng (dư) nhỏ vào các mẫu thử.

- Kim loại không tan là Ag

- Kim loại phản ứng tạo kết tủa trắng và có bọt khí thoát ra là Ba

Ba + H2SO4  →  BaSO4↓  + H2

- Kim loại phản ứng tạo khí và không tạo kết tủa trắng là Mg, Al

Mg + H2SO4  →  MgSO4  + H2

2Al + 3H2SO4  →  Al2(SO4)3  + 3H2

Thu lấy 2 dung dịch muối tương ứng là : MgSO4 và Al2(SO4)3

+ Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng đến khi kết tủa không tăng thêm, ta tiếp tục cho thêm 1 lượng Ba để xảy ra phản ứng : 

Ba + 2H2O →  Ba(OH)2  + H2

Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Ba(OH)2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào các dung dịch muối MgSO4 và Al2(SO4)3

+ Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng tan một phần trong dung dịch Ba(OH)2 dư là  dung dịch Al2(SO4)3, suy ra kim loại tương ứng là Al.

3Ba(OH)2  +  Al2(SO4)3   →   3BaSO4↓  +  2Al(OH)3

Ba(OH)2  +  2Al(OH)3     →  Ba(AlO2)2  +  4H2O

+ Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng hoàn toàn không tan trong dung dịch Ba(OH)2 dư là dung dịch MgSO4, suy ra kim loại tương ứng là Mg.

Ba(OH)2  +  MgSO4   →   BaSO4↓  +  Mg(OH)2

 

Câu III

(1,5 đ)

+ Các hợp chất đều là hợp chất của Natri.

+ Khi cho C tác dụng với D cho ta chất khí X và tỉ khối của X so với O2 bằng 2: MX = 2.32 = 64.

+ Khi cho C tác dụng với E thu được chất khí Y và tỉ khối của Y so với NH3 bằng 2:  MY = 17.2=34.

Nên C là muối axit của axit mạnh: C là NaHSO4  và X là SO2, Y là H2S

+ Ta có:

A

B

C

D

E

X

Y

Na2O2

Na3­­N

NaHSO4

NaHSO3

NaHS

SO2

H2S

Các phương trình phản ứng

      2Na2O2 + 2H2O  4NaOH + O2

              (A)

      Na3N + 3H2O  3NaOH + NH3

         (B)

      NaHSO4 + NaHSO3  Na2SO4 + SO2↑ + H2O

         (C)              (D)                              (X)

      NaHSO4 + NaHS  Na2SO4 + H2S↑

         (C)             (E)                               (Y)

-------------------------------------------

Hoặc:

 

A

B

C

D

E

X

Y

Na2O2

Na3­­N

NaHSO4

Na2SO3

Na2S

SO2

H2S

     2NaHSO4 + Na2SO3  2Na2SO4 + SO2↑ + H2O)

         (C)              (D)                                 (X)

     2NaHSO4 + Na2S  2Na2SO4 + H2S↑)

         (C)             (E)                               (Y)

    Thí  sinh chỉ cần làm 1 trong 2 đáp án.

 

Câu IV

2,0 đ

1.

PTHH:      HCl  +  KOH  →  KCl  +  H2O

                 2HCl  +  Ba(OH)2 →  BaCl2  +  H2O

                 H2SO4  +  2KOH→  K2SO4  +  2H2O

                 H2SO  +  Ba(OH)2 →  BaSO4  +  2H2O

 

Số mol của các chất là:

nHCl  = 0,5.0,08 = 0,04 mol;        nH2SO4 = 0,5.0,1 = 0,05 mol

nKOH = 0,2. 0,3 = 0,06 mol;        nBa(OH)2 = 0,2.x mol

 

* Áp dụng ĐLBT điện tích ta có:

nH+  =  nOH-   => 0,04.1 + 0,05.2  =  0,06.1 + 0,2.x.2

                        => 0,08 = 0,4.x  => x = 0,2 M

 

* Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có:

        mC  =  (mK  +  mBa)  +  (mCl  +  mSO4)  =

               =  (39.0,06  +  137.0,2.0,2)  +  (35,5.0,04  +  96.0,05)

               =  14,04 g

  ------------------------------------------------------------------------------------

2.

Gọi số mol của Al, Fe, Cu trong 3,31 gam X lần lượt là x, y, z

27x + 56y + 64z = 3,31 (I)

Phương trình hóa học:

\(\begin{gathered} {\text{ }}2{\text{A}}l + 6HCl \to 2{\text{A}}lC{l_3} + 3{H_2}{\text{ }} \hfill \\ {\text{Mol: x 1}}{\text{,5x}} \hfill \\ {\text{ Fe}} + 2HCl \to F{\text{e}}C{l_2} + {H_2}{\text{ }} \hfill \\ {\text{Mol: y y}} \hfill \\ \Rightarrow {n_{{H_2}}} = 1,5x + y = \frac{{0,784}}{{22,4}} = 0,035(mol) \hfill \\ \end{gathered} \)

-----------------------------------------------------

Gọi số mol của Al, Fe, Cu trong 0,12 mol X  lần lượt là kx, ky, kz.

→ kx + ky + kz = 0,12 (III).

Khi cho X tác dụng với clo dư, phương trình hóa học là

\(2{\text{A}}l + 3C{l_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2{\text{A}}lC{l_3}\)

\({\text{2Fe}} + 3C{l_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2F{\text{e}}C{l_3}\)

\({\text{Cu + C}}{{\text{l}}_2}\xrightarrow{{{t^o}}}CuC{l_2}\)

\(\Rightarrow {{\text{m}}_Y} = 133,5k{\text{x}} + 162,5ky + 135k{\text{z}} = 17,27(IV).\)

Từ (III) và (IV) :

\(\frac{{x + y + z}}{{133,5{\text{x}} + 162,5y + 135{\text{z}}}} = \frac{{0,12}}{{17,27}} \Rightarrow 1,25{\text{x - 2}}{\text{,23y + 1}}{\text{,07z}} = 0{\text{ }}(V).\)

-----------------------------------------------------

Kết hợp (I), (II), (V) ta có hệ phương trình, giải ra ta được:

\(\left\{ \begin{gathered} 27{\text{x}} + 56y + 64{\text{z}} = 3,31 \hfill \\ 1,5{\text{x}} + y = 0,035 \hfill \\ 1,25{\text{x}} - 2,23y + 1,07{\text{z}} = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} x = 0,01 \hfill \\ y = 0,02 \hfill \\ z = 0,03 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

-----------------------------------------------------

Khối lượng của các kim loại trong 3,31 gam X là:

        mAl  = 0,01.27 =0,27 (gam)

        mFe = 0,02.56 = 1,12 (gam)

        mCu  = 1,92 (gam).

Thành phần % về khối lượng của các chất trong X là

\(\% {m_{Al}} = \frac{{0,27}}{{3,31}} \cdot 100\% = 8,16\% .\)

\(\% {m_{F{\text{e}}}} = \frac{{1,12}}{{3,31}} \cdot 100\% = 33,84\% .\)

\(\Rightarrow \% {m_{Cu}} = 100\% - 8,16\% - 33,84\% = 58,00\% \)

 

 

---Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của đề thi các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Phòng GD & ĐT Bù Đăng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON