Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Năng khiếu TDTT huyện Bình Chánh (dành cho các lớp chuyên) có đáp án bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em ôn tập chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ và THPT QG sắp tới. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU TDTT H.BC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019-2020
MÔN SINH HỌC – KHỐI 12 (KHTN)
Thời gian làm bài : 50 phút
- TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Ở cây đậu Hà Lan 2n = 14. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 12 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 2 B. 2n – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng
Câu 2. Cơ chế gây đột biến đa bội của cônsixin là do:
A. Tách sớm tâm động của các nhiễm sắc thể (NST) kép
B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc
C. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc
D. Cản trở sự phá vỡ màng nhân ở cuối kì đầu
Câu 3. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một cá thể của loài trong tế bào có 36 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể đột biến nào?
A. Dị bội. B. Tam bội C. Đa bội lệch. D. Tam nhiễm.
Câu 4. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một các thể của loài trong tế bào có 26 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể:
A. Tam nhiễm. B. Bốn nhiễm. C. Đa bội lệch. D. Tam bội.
Câu 5. Khi giảm phân tạo giao tử, các alen của cùng một gen :
A. Phân ly đồng đều về các giao tử, 100% giao tử chứa các alen.
B. Phân ly đồng đều về các giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.
C. Phân ly không đồng đều về các giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.
D. Phân ly không đồng đều về các giao tử, 100% giao tử chứa các alen.
Câu 6. Đem lai cây hoa đỏ (RR) với cây hoa trắng (rr). Kết quả thu được ở F1 là:
A. 100% hoa đỏ (Rr). B. 75% hoa đỏ (Rr) : 25% hoa trắng (rr).
C. 50% hoa đỏ (RR) : 50% hoa trắng (rr). D. 50% hoa đỏ (Rr) : 50% hoa trắng (rr).
Câu 7. Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 1 quả kiểu gen dị hợp và 2 quả có kiểu gen đồng hợp từ số quả đỏ ở F1 là:
A. 1/16 B. 6/27 C. 4/27 D. 12/27
Câu 8. Cơ sở tế bào học của qui luật phân ly là :
A. Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của một cặp alen phân ly đồng đều về các giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng cũng phân ly đồng đều về các giao tử.
B. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng.
C. Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền qui định.
D. Mỗi NST trong từng căp NST tương đồng phân ly không đồng đều về các giao tử.
Câu 9. Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
Câu 10. Hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% vì
A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn..
B. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
C. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống.
D. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết
Câu 11. Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen.
Câu 12. Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
A. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm lông ở thân có màu trắng.
B. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được mêlanin làm lông có màu trắng.
C. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
D. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
Câu 13. Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào
A. hàm lượng phêninalanin có trong máu.
B. hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn.
C. khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin
D. khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não.
Câu 14. Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?
A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi
D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng.
Câu 15. Thường biến là những biến đổi về
A. cấu trúc di truyền B. kiểu hình của cùng một kiểu gen.
C. bộ nhiễm sắc thể. D. một số tính trạng
Câu 16. Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F4 được dự đoán là:
A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa.
Câu 17. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,1 AA + 0,3 Aa + 0,6 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
A. 0,3 ; 0,7 B. 0,75 ; 0,25 C. 0,75 ; 0,35 D. 0,25 ; 0,75
Câu 18. Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A. kiểu gen của quần thể. B. vốn gen của quần thể.
C. kiểu hình của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 19. Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm
A. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp
B. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể
C. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.
D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Câu 20. Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phát sinh, người ta đã tiến hành cho:
A. tự thụ phấn. B. lai khác dòng.
C. lai khác thứ. D. lai thuận nghịch.
Câu 21. Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là
A. làm cho tế bào to hơn bình thường. B. cản trở sự hình thành thoi vô sắc .
C. cản trở sự phân chia của tế bào. D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên.
Câu 22. Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến
A. thêm cặp nuclêôtit. B. mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. thay thế cặp nuclêôtit. D. mất cặp nuclêôtit
Câu 23. Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 24. Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho.
B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận.
C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho.
D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận
Câu 25. Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
A. Ung thư máu. B. Đao.
C. Claiphentơ. D. Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Câu 26. Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:
A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.
C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X. D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y
Câu 27: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng
A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể.
B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.
C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.
D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.
Câu 28. Hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng mèo kêu.
C. Hội chứng Tớcnơ. D. Hội chứng Claiphentơ
Đáp án phần trắc nghiệm Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
CÂU |
ĐÁP ÁN |
CÂU |
ĐÁP ÁN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề thi HK1 môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !