Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Địa lí 12 đã học. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12
Năm học: 2020-2021
Phần I. Kiến thức cơ bản
Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
1) Nêu đặc điểm của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thỗ nước ta?
2) Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH?
3) Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta? (về tự nhiên, về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng)
Đất nước nhiều đồi núi
1) Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào?
2) Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng nước ta?
3) Địa hình vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc,Trường Sơn Bắc,Trường Sơn Nam có những đặc điểm gì?
4) Trình bày đặc điểm của các Đồng bằng sông Hồng , Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng ven biển miền Trung?
5) Hãy nêu thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế- xã hội.
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
1) Biển Đông có những đặc điểm gì? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?
2) Biển Đông có ảnh hưởng gì đến địa hình và hệ sinh thái ven biển nước ta? Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông.
3) Biển Đông đã gây ra những khó khăn gì cho nước ta? Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
1) Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Giải thích nguyên nhân?
2) Dựa vào bảng số liệu sau : Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.
Địa điểm |
Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC) |
Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC) |
Nhiệt độ trung bình năm ( oC) |
Lạng Sơn |
13,3 |
27,0 |
21,2 |
Hà Nội |
16,4 |
28,9 |
23,5 |
Vinh |
17,6 |
29,6 |
23,9 |
Huế |
19,7 |
29,4 |
25,1 |
Quy Nhơn |
23,0 |
29,7 |
26,8 |
Tp. Hồ Chí Minh |
25,8 |
27,1 |
26,9 |
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
3) Dựa vào bảng số liệu sau :Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm |
Lượng mưa |
Khả năng bốc hơi |
Cân bằng ẩm |
Hà Nội |
1.676 mm |
989 mm |
+ 687 mm |
Huế |
2.868 mm |
1.000 mm |
+ 1.868 mm |
Tp Hồ Chí Minh |
1.931 mm |
1.686 mm |
+ 245 mm |
Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.
4) Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
5) Hãy nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta ?
6) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào ?
7) Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
1) Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.
Địa điểm |
to TB năm (oC) |
to TB tháng lạnh (oC) |
to TB tháng nóng (oC) |
Biên độ to TB năm |
Biên độ to tuyệt đối |
Hà Nội Vĩ độ 21o01’B |
23,5 |
16,4 (tháng 1) |
28,9 (tháng 7) |
12,5 |
40,1 |
Huế 16o24’B |
25,1 |
19,7 (tháng 1) |
29,4 (tháng 7) |
9,7 |
32,5 |
Tp. Hồ Chí Minh Vĩ độ 10o47’B |
27,1 |
25,8 (tháng 12) |
28,9 (tháng 4) |
3,1 |
26,2 |
2) Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
3) Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.
4) Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của các miền.
Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
1) Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng nước ta. Ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ?
2) Nêu biểu hiện và nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ?
3) Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và tình trạng suy thoái tài nguyên đất ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
4) Nêu tình hình sử dụng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch ở nước ta?
Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
1) Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?
2) Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.
3) Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do các thiên tai gây ra?
4) Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường?
Phần II: Thực hành
1) Đọc Atlat địa lí Việt Nam từ trang 3 đến trang 14
2) Rèn luyện kỹ năng nhận biết, vẽ và nhận xét các loại biểu đồ (hình cột, đường biểu diễn, miền, kết hợp, hình tròn…)
3) Rèn luyện kỹ năng đọc và nhận xét, biểu đồ, các bảng số liệu
B. Luyện tập
Câu 1: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm cơ bản là
A. đất chua, có màu xám đỏ. B. đất chua, có màu đỏ vàng.
C. đất chua, có màu đỏ. D. đất chua, có màu vàng.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất vùng đồi núi nước ta?
A. Chuyển đất rừng sang đất thổ cư.
B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.
C. Bảo vệ rừng và đất rừng.
D. Định canh, định cư cho dân cư miền núi.
Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng.
B. Đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp.
C. Các dạng địa hình mài mòn rất phổ biến.
D. Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Đồng Nai?
A. Sông Bé. B. Sông Ba. C. Sông Hậu. D. Sông Tiền.
Câu 5: Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong phòng chống bão ở nước ta là
A. Đưa tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn.
B. Dự báo quá trình hình thành và hướng đi của bão.
C. Thực hiện sơ tán dân khi có bão mạnh.
D. Củng cố hệ thống các công trình đê biển.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm cơ bản là: loại đất chính ở Việt Nam. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxi sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng, vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.
Chọn: B.
Câu 2: Chuyển đất rừng sang đất thổ cư không phải là biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất vùng đồi núi nước ta.
Chọn: A.
Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng.
Chọn: A.
Câu 4: sông Bé thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Chọn: A.
Câu 5: Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong phòng chống bão ở nước ta là: Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
Chọn: B.
---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-12 của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !