Gửi đến các bạn học sinh Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 được chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham gia giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!
1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.1. ESTE - LIPIT
a. ESTE:
- Công thức phân tử của este no, đơn chức mạch hở: CnH2nO2 (n≥ 2)
- Viết các đồng phân đơn chức (axit, este) của C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2 và gọi tên.
- Tính chất vật lí: không tan trong nước, nhe hơn nước, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tấp hơn ancol và axit tương ứng
- Tính chất hóa học đặc trưng của este là gì? Đặc điểm của phản ứng và sản phẩm?
+ Phản ứng thủy phân:
- trong môi trường axit là phản ứng thuân nghịch, thường thu được axit và ancol
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COOH + CH3CHO
CH3COOC6H5 + 2 NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
- trong môi trường bazo là phản ứng một chiều , thường thu được muối của axit và ancol
- Phương pháp điều chế este: axit + ancol → este + H2O (pư thuận nghịch)
+ Điều chế este vinylaxetat từ? CH3COOH + C2H2
- Lưu ý: phản ứng đốt cháy este no, đơn chức mạch hở: thu được số mol CO2 = số mol H2O
b. CHẤT BÉO:
- Khái niệm axit béo: axit cacboxylic, không phân nhánh, có số chẵn nguyên tử C (12-24 C)
- Khái niệm chất béo: trieste của glixerol và axit béo
- Thủy phân chất béo ( luôn thu được sản phẩm là glixerol)
+ trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
+ trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều
- Chuyển chất béo lỏng (có gốc HC không no) thành chất béo rắn (có gốc HC no)
Triolein + H2 → tristearin
- Từ glixerol và 2 axit béo khác nhau có thể tạo thành bao nhiêu công thức của chất béo: 6
- Dầu ăn và mỡ bôi trơn xe khác nhau về thành phần nguyên tố
Bài toán:
+ Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng
Chất béo + 3 NaOH → Xà phòng + C3H5(OH)3(Glixerol)
Định Luật BTKL: mchất béo + m NaOH = m xà phòng + 92 n Glixerol (nNaOH = 3nG )
AD: Xà phòng hoá hoàn toàn 26,7 gam chất béo bằng dung dịch NaOH thì thu được 2,76 gam Glixerol và a gam xà phòng. Biết hiệu suất phản ứng là 75%. Gía trị của a là
+ Chỉ số axit : là số miligam KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Tính khối lượng KOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6
c. XÀ PHÒNG
- Phân biệt thành phần chính
+ Xà phòng : RCOONa (R tối thiểu có 11 C)
+ Chất giặt rủa tổng hợp: RCOOSO3Na
- Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp là: làm giảm sức căng bề mặt của chất bẩn
- Nhược điểm của xà phòng: mất tác dụng trong nước cứng do tạo kết tủa với ion Ca2+, Mg2+
- Ưu điểm của xà phòng là: bị vi sinh vật phân hủy nên không gây ô nhiễm môi trường
- Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp: không mất tác dụng trong nước cứng do tạo không kết tủa với ion Ca2+, Mg2+
- Nhược điểm chất giặt rửa là không bị vi sinh vật phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường
1.2. CACBOHIDRAT
- Khái niệm và phân loại cacbohidrat, loại cacbohirat nào tham gia phản ứng thủy phân.
- Công thức phân tử và đặc điểm cấu tạo của: Glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo
- Các phản ứng chứng minh đặc điểm cấu tạo của glucozo: nhiều nhóm OH, 5 nhóm OH, có nhóm CHO, tính oxi hóa, tính khử.
- So sánh cấu tạo và tính chất giữa glucozo và fructozo => phản ứng nhận biết 2 chất này
- Phương pháp điều chế và ứng dụng của glucozo
- So sánh đặc điểm cấu tạo và CTPT của tinh bột và xenlulozo => kết luận: 2 chất không phải đồng phân, mỗi gốc glucozo trong xenlulozo còn 3 nhóm OH nên có phản ứng với HNO3 tạo thuốc súng không khói...
- Hóa chất nhận biết saccarozo, tinh bột
a. Dạng 1: Phản ứng tráng gương của glucozo kèm theo hiệu suất phản ứng
C6H12O6 → 2Ag
-Lưu ý:
+ dùng hiệu suất cho nguyên liệu ( trước phản ứng ) và sản phẩm ( sau phản ứng )
b. Dạng 2: Phản ứng lên men rượu của glucozo kèm theo hiệu suất phản ứng
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH
-Lưu ý:
+ Công thức độ rượu: D0r = Vnc.100 / Vdd
+ khối lượng ancol nguyên chất = Vnc. D
c. Dạng 3: Phản ứng khử glucozo tạo sobitol
C6H12O6 + H2 → C6H14O6
d. Dạng 4: Phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozo tạo glucozo
C6H10O5 + H2O → C6H12O6
e. Dạng 5: Phản ứng điều chế etanol bằng phương pháp lên men rượu từ tinh bột hoặc xenlulozo
+ Phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn, được viết tổng quát:
C6H10O5 → 2C2H5OH + CO2
+ cách giải như dạng 2
f. Dạng 6: Thủy phân saccarozo sau đó lấy dung dịch thu được thực hiện phản ứng tráng gương
+ Phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn, được viết tổng quát:
C12H22O11 → 4Ag
g. Dạng 7: Phản ứng của xenlulozo với HNO3 tạo xenlulozo trinitrat (Thuốc súng không khói)
C12H22O11 + 3HNO3 → xenlulozo trinitrat (M=297) + 3H2O
1.3. AMIN – AMINO AXIT- PROTEIN
a. AMIN
1. Viết công thức cấu tạo, gọi tên các amin C2H7N,C3H9N, C4H11N, C7H9N (nhớ số đồng phân amin, amin bậc 1, 2, 3, amin thơm)
2. Học thuộc định nghĩa amin, bậc amin, tính chất vật lí, đặc điểm cấu tạo của amin.
3.Dạng bài tập:
* amin + axit tạo muối. Tính m amin hoặc m axit, m muối
* anilin + brom tạo kết tủa. Tính m anilin, m brom hoặc m kết tủa.
* amin + axit tạo muối. Tìm CTCT amin
* đốt cháy amin, Tìm CTCT amin.
* nhận biết amin
*so sánh tính bazo của một số amin
b. AMINOAXIT
1. Viết công thức cấu tạo, gọi tên các aminoaxit C2 (nhớ số đồng phân aminoaxit ).
2. Học thuộc định nghĩa , tính chất vật lí, đặc điểm cấu tạo của aminoaxit. xác định môi trường của amino axit
3.Dạng bài tập:
* aminoaxit + axit hoặc bazo tạo muối. Tính m aminoaxit hoặc m axit, m muối, m bazo
* aminoaxit + axit hoặc bazơ tạo muối. Tìm CTCT aminoaxit
* đốt cháy aminoaxit, Tìm CTCT aminoaxit.
* nhận biết aminoaxit
* Xác định những chất có tác dụng hoặc không tác dụng với aminoaxit
* Xác định những aminoaxit tham gia phản ứng trùng ngưng
c. PROTEIN – PEPTIT
1.Viết CTCT một số peptit, đipeptit, tripeptit
2.Thủy phân các peptit
3.Tính số mắt xích aminoaxit trong một peptit hoặc protein.
4. Enzim, axit nucleic.
5.Nhận biết.
1.4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
-Khái niệm , đặc điểm cấu trúc ( ví dụ minh họa ) và một số đặc tính vật lí chung (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính cơ học) của polime
-Phân loại polime theo nguồn gốc và phương pháp tổng hợp, ví dụ minh họa.
-Tính chất hóa học : phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, tăng mạch polime (ví dụ minh họa)
-Phương pháp điều chế: trùng hợp và trùng ngưng
-Khái niệm về phản ứng trùng hợp và trùng ngưng, điều kiện của monome tham gia 2 phản ứng này, ví dụ minh họa.
* Thành phần chính và cách sản xuất của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp
-Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo
+ Polietilen (PE), Poli(vinyl clorua) (PVC), Poli(metyl metacrylat) : thành phần phân tử và phản ứng trùng hợp
+ Poli(phenol fomandehit) (PPF) : thành phần phân tử và phản ứng trùng ngưng
- Vật liệu compozit: là hỗn hợp có ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau nhưng không tan vào nhau
- Tơ: là vật liệu hình sợi dài, bền, mạch không phân nhánh
+ Tơ tự nhiên: bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm...
+ Tơ hóa học: tơ tổng hợp (nilon 6,6; capron; nitron hay olon ...) và tơ bán tổng hợp (visco, xenlulozơ axetat...)
-Cao su: là vật liệu polime có tính đàn hồi
+ Cao su tự nhiên: (C5H8)n với n » 1500 – 15000
+ Cao su tổng hợp: cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N
-Keo dán tổng hợp: là vật liệu có khả năng kết dính không làm thay đổi bản chất hóa học
+ Nhựa vá săm: dung dịch đặc của cao su trong dung môi hữu cơ
+ Keo dán epoxi: là keo dán 2 thành phần
+ Keo dán poli (ure – fomandehit) : là keo dán 2 thành phần
a. Dạng 1: Xác định hệ số polime hóa ( độ polime hóa ) của 1 đoạn mạch polime
-Nắm được công thức của polime
-Hề số polime hóa n = KLPT trung bình của polime / KLPT của 1 mắc xích
b. Dạng 2: Xác định khối lượng của monome hoặc polime trong phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng, có kèm theo hiệu suất phản ứng
*Nếu là phản ứng trùng hợp
-Không cần viết phản ứng tổng hợp
-Khối lượng polime = khối lượng đề cho . H/100
-Khối lượng monome = khối lượng đề cho . 100/H
*Nếu là phản ứng trùng ngưng
-Viết phản ứng tổng hợp
-Lập tỉ lệ để tìm khối lượng monome hoặc polime
1.5. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Tính chất vật lí chung của kim loai: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. Nguyên nhân gây nên tính chấ-xác định vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
-Viết được cấu hình e của kim loại từ đó xác định được vị trí của kim loại, phân biệt nguyên tố nhóm A và nhóm B, từ cấu hình e nguyên tử suy ra cấu hình e của ion tương ứng và ngược lại
-Cấu tạo của kim loại: cấu tạo nguyên tử ( BKNT, số e hóa trị so với phi kim ), cấu tạo tinh thể
( thành phần mạng tinh thể, mạng tinh thể kém đặc khít nhất )
-Tính chất vật lí chung của kim loại là do e tự do trong mạng tinh thể kim loại.
-Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại: tính khử hay dễ bị oxi hóa tạo ion dương => Giải thích: do BKNT lớn, số e hóa trị ít, độ âm điện nhỏ, năng lượng ion hóa bé
+ lưu ý phản ứng của Fe
+ điều kiện của kim loại khi tác dụng với: HCl / H2SO4 loãng, HNO3/H2SO4 đặc, H2O, dung dịch muối
+Cách cân bằng nhanh phản ứng oxi hóa khử giữa kim loại với HNO3/ H2SO4đặc
-Dãy điện hóa của kim loại
+Nguyên tắc sắp xếp dãy điện hóa: tính khử của kim loại càng mạnh thì tính oxi hóa của ion kim loại tương ứng càng yếu và ngược lại.
+Dùng qui tắc anpha để xét chiều phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử => phản ứng xảy ra theo chiều:
Om + Km => Oy + Ky
+Tách bỏ tạp chất ra khỏi hỗn hợp kim loại hoặc muối
-Hợp kim: khái niệm, tính chất vật lí và tính chất hóa học của hợp kim so với các kim loại tạo nên hợp kim
- Xác định tên kim loại
- Xác định thành phần của hợp kim
2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Câu 1: Thành phần chính của tơ nitron (tơ olon) là polime được tạo thành từ hợp chất nào sau đây?
A. CH2=C(CH3)-COOCH3.
B. C6H5-CH=CH2.
C. CH2=CH-Cl.
D. CH2=CH-CN.
Câu 2: Hợp chất X có công thức cấu tạo HCOOCH3. X có tên gọi nào sau đây?
A. Etyl fomat.
B. Metyl fomat.
C. Axit axetic.
D. Metyl axetat.
Câu 3: Tơ axetat thuộc loại
A. polime thiên nhiên.
B. polime bán tổng hợp.
C. polime tổng hợp.
D. polime trùng hợp.
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại este đơn chức, no?
A. C6H5NH2.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH2NH2.
D. CH3NH2.
Câu 5: Chất nào sau đây không phải axit béo?
A. axit fomic.
B. axit oleic.
C. axit panmitic.
D. axit stearic.
Câu 6: Loại cacbohiđrat nào có nhiều nhất trong mật ong?
A. tinh bột.
B. mantozơ.
C. fructozơ.
D. xenlulozơ.
Câu 7: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng
A. oxi hóa.
B. trùng hợp.
C. trùng ngưng.
D. xà phòng hóa.
Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Ag.
B. Cr.
C. W.
D. Au.
Câu 9: Cho dãy các chất sau đây: CH3COOH, C2H5OH, CH3COOCH3, CH3CHO. Số chất thuộc loại este là:
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 10: Công thức cấu tạo thu gọn nào dưới đây là của glyxin (axit α-amino axetic)?
A. NH2-CH2-CH2-COOH.
B. CH3-CH(CH3)-COOH.
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.
D. NH2-CH2-COOH.
Câu 11: Chất nào thuộc loại polisaccarit trong các chất sau?
A. saccarozơ.
B. tinh bột.
C. fructozơ.
D. glucozơ.
Câu 12: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?
A. CH3-COOH.
B. CH3-CH2-OH.
C. CH3-NH2.
D. NaCl.
Câu 13: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. saccarozơ (C12H22O11).
B. glixerol (C3H5(OH)3).
C. axit oxalic (HOOC-COOH).
D. glucozơ (C6H12O6).
Câu 14: Benzyl axetat được tim thấy tự nhiên trong nhiều loại hoa. Nó là thành phần của các loại tinh dầu từ hoa nhài, ylang-ylang, tobira. Nó có mùi thơm ngọt ngào dễ chịu gợi nhớ của hoa nhài. Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong nước hoa, mỹ phẩm, cho hương thơm của nó vào trong hương liệu để tạo mùi táo và lê. Công thức thu gọn của benzyl axetat là
A. CH3COOCH2C6H5.
B. CH3COOC6H5.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 15: Thành phần chính của tơ nilon-6,6 là polime được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic bằng phản ứng
A. trùng hợp.
B. trao đổi.
C. trùng ngưng.
D. xà phòng hóa.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kim loại luôn bị hòa tan bởi axit.
B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Kim loại yếu thì có tính oxi hóa mạnh.
D. Kim loại chỉ có tính khử.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn chất nào sau đây trong oxi dư thu được sản phẩm có chứa N2?
A. tinh bột.
B. cao su Buna.
C. peptit.
D. chất béo.
Câu 18: Chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch sản phẩm có màu tím là
A. tinh bột.
B. tetrapeptit.
C. anđehit axetic.
D. xenlulozơ.
Câu 19: Trong thành phần hóa học của polime nào sau đây không có oxi?
A. tơ nilon-6.
B. tơ nilon-6,6.
C. cao su Buna.
D. tơ nilon-7.
Câu 20: Dung dịch glucozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na.
B. Cu(OH)2.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. NaCl.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1D 2B 3B 4B 5A 6C 7D 8C 9B 10D
11B 12C 13D 14A 15C 16D 17C 18B 19C 20D
21C 22D 23B 24D 25B 26A 27C 28A 29A 30C
31C 32D 33A 34A 35C 36A 37A 38B 39A 40D
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.