YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An được Hoc247 tổng hợp với bao gồm những câu hỏi kiến thức Sinh học 9 ở HK2 như: ứng dụng di truyền học, quần thể sinh vật,...nhằm giúp các em rèn luyện tốt nhất để bước vào các kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÒNG GD & ĐT BẾN CÁT

TRƯỜNG THCS PHÚ AN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: SINH HỌC 9

BÀI 35: ƯU THẾ LAI

Câu 1: Ưu  thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai?

  • Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt, có các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. .
  • Ví dụ:
    • Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai..
    • Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai

Câu 2: cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, ?Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Tại sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?

  • Về mặt di trưyền tính trạng số lượng do nhiều gen trội qui định. Khi lai hai dòng thuần có KG khác nhau. Đặc biệt có các gen lặn biểu hiện tính trạng xấu, ở con lai  F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp → chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn ) đặc tính xấu không được biểu hiện. Vì vậy con lai F1có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn .
  • Ví dụ: AAbbcc x aaBBCC → F1 AaBbCc
  • Không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là thể dị hợp các gen lặn có trong F1 không được biểu hiện. Nếu F1 làm giống lai với nhau thì từ F2  trở đi các gen lặn có điều kiện tổ hợp với nhau tạo ra kiểu gen đồng hợp lăn và biểu hiện kiểu hình xấu.
  • Tại vì F1 có tỉ lệ các cặp gen dị hợp cao nhất, nếu qua các thế hệ thì tỉ lệ các cặp gen dị hợp giảm do đó ưu thế lai sẽ giảm.

* Muốn duy trì ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, vi nhân giống)

BÀI 41 : MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật? Có mấy loại môi trường chính?

  • Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
  • Có 4 loại môi trường: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường   trên mặt đất -không khí và môi trường sinh vật

Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi? Nêu ý nghĩa của giới hạn sinh thái.

Giới hạn sinh thái

  • Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
  • Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.

Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái: Học sinh tự vẽ các loài: cá chép, cá rô phi, xương rồng sa mạc, vi khuẩn suối nước nóng

Ý nghĩa của giới hạn sinh thái: Là cơ sở giúp con người xác định cơ cấu vật nuôi, cây trồng cho từng vùng phải phù hợp với đặc điểm khí hậu, đất đai sao cho đủ điều kiện phát triển nhất

BÀI 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT

 Câu 1: Quan hệ cùng loài? Ý nghĩa?

  • Các sinh vật cùng loài sống gần nhau liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể
  • Trong một nhóm cá thể có những mối quan hệ
    • Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn
    • Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau, ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm để sống riêng.

* Ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống

Câu 2: Quan hệ khác loài?

  • Hỗ trợ: Là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.
    • Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
    • Hội sinh: sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
  • Đối địch: Một bên có sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.                                                                                                                            
    • Cạnh tranh: các sinh vật khác loài cạnh tranh nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kiềm hãm sự phát triển của nhau.
    • Kí sinh nửa kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu
    • Sinh vật ăn sinh vật khác: Gồm các trường hợp động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật bắt sâu bọ

Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI

Câu 1: Tăng dân số và phát triển xã hội:

  • Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
  • Phát triển dân số hợp lí:
    • Để tránh trường hợp thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống ô nhiểm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác
    • Tạo được sự hài hoà giữa kinh tế và xã hội đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân gia đình và toàn xã hội

BÀI 49: QUẦN XÃ SINH VẬT

Câu 1: Thế nào là quần xã sinh vật ? Cho ví dụ

  • Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
  • Ví dụ: Quần xã ao hồ, quần xã rừng mưa nhiệt đới

Câu 2: Nêu những điểm cơ bản của một quần xã? Khi nào ta nói quần xã có độ đa dạng cao?

* Những đặc điểm cơ bản của quần xã:

  • Về số lượng các loài: Mỗi quần xã được đặc trưng bởi các chỉ tiêu
    • Độ đa dạng: chỉ mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
    • Độ nhiều: Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
    • Độ thường gặp: là tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp 1 loài trong tổng số địa điểm quan sát
  • Về thành phần loài: 
    • Trong quần xã thường có một vài loài ưu thế: đó là các loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
    • Trong các loài ưu thế, có một loài đặc trưng, đó là chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác.

* Khi một quần xã gồm: nhiều loài sinh vật ta nói quần xã đó có độ đa dạng cao.

BÀI 50: HỆ SINH THÁI

Câu 1: Thế nào là một hệ sinh thái? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào?  

  • Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật  luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
  • Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
    • Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục. . .
    • Sinh vật sản xuất là thực vật
    • Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
    • Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

Câu 2: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn?

* Chuỗi thức ăn: là một dãy các loài sinh vật có quan hệ về dinh dưỡng. Trong đó mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

* Lưới thức ăn: Trong tự nhiên một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.

Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật  sản xuất, sinh vật  tiêu thụ (gồm sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 và bậc 3) và sinh vật phân giải

Câu 3: Viết chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

  HS tự xác định :

*Xác định mắc xích chung

* Sắp xếp các thành phần sinh vật có trong hệ sinh thái trên

* Viết các chuỗi thức ăn   

BÀI   54 -  55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 

Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm?

  • Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trừơng tự nhiên bị nhiễm bẩn đồng thời các tính chất vật lí hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
  • Ô nhiễm môi trường do:
    • Hoạt động của con ngừơi
    • Hoạt động của tự nhiên: núi lửa, sinh vật …

Câu 2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?

  • Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
  • Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
  • Ô nhiễm do các chất phóng xạ
  • Ô nhiễm do các chất thải rắn:
  • Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

BÀI 58 : SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Lấy ví dụ?

  • Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống.
  • Ví dụ: Tài nguyên: Đất, nước, gió, thủy triều, dầu mỏ, năng lượng ánh sáng mặt trời …

Câu 2: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ?

  • Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận không thể đáp ứng hết nhu cầu sử dụng của con người.
  • Nếu sử dụng không hợp lí thì nguồn tài nguyên sẽ nhanh chống bị cạn kiệt không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau.

⇒ Cho nên chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài  nguyên xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài cho thế hệ mai sau.

Câu 3: Hãy kể tên một số khu rừng ở nước ta đang được bảo vệ tốt? Theo em chúng ta phải làm gì để bảo vệ các khu rừng đó

*Hãy kể tên một số khu rừng ở nước ta đang được bảo vệ tốt

Cúc Phương (Thanh Hóa), Ba Vì (Hà Tây), Tam Đảo (Tuyên Quang), Ba Bể (Cao Bằng),

YoocĐôn (Đắc Lắc) Cát Bà (Hải Phòng), Bến én (Thanh Hóa) Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cát Tiên (Đồng Nai), Rừng ngập mặn Cần Giờ,…

* Biện pháp bảo vệ rừng:

  • Không chặt phá cây rừng bừa bãi
  • Ngăn chặn các hành động phá hoại rừng 
  • Xử lí nghiêm những trường hợp phá rừng
  • Tuyên truyền về vai trò của rừng để mọi người có ý thức bảo vệ rừng
  • Cử người canh giữ nghiêm ngặt......
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON