YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 12 năm học 2023-2024

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 12 năm học 2023-2024 do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn Lịch sử 12. Nội dung đề cương tóm gọn những nội dung chính, dễ hiểu. Hi vọng đề cương ôn tập HK1 này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lịch sử thế giới

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Hội nghị Ianta (2-1945).

+ Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc).

- Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu, CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước, trở thành một hệ thống thế giới.

- Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Khái quát tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, chính trị, xã hội ở các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

- Sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX:

+ Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập niên.

+ Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác.

1.2. Lịch sử Việt Nam

A. Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của Pháp đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội (giai cấp) và điều kiện chính trị (phong trào yêu nước) để tiếp thu luồng tư tưởng của cách mạng vô sản.

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và một số nhà hoạt động yêu nước khác đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sáng lập trường vô sản.

- Ba tổ chức cộng sản ra đời vào nửa sau năm 1929 rồi thống nhất thành một đảng là Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

B. Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945

- Những nét lớn của:

+ Phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh 1930 – 1931.

+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

+ Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945).

- Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt trong 15 năm kể từ khi Đảng ra đời năm 1930. Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi đã giành được độc lập, chính quyền về tay nhân dân. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

C. Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954

- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) tiến hành trong điều kiện nước ta đã có độc lập và chính quyền. Vì vậy, nhiệm vụ cách mạng của nước ta thời kì này là kháng chiến và kiến quốc.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là trận thắng quyết định đưa đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

2. Trắc nghiệm tự luyện

Câu 1: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào sau đây?

A. “Đánh đổ phong kiến”.                                     

B. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.

C. “Đánh đuổi phản động thuộc địa”.

D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Câu 2: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào 1930-1931 của nhân dân Nghệ - Tĩnh là gi?

A. Bãi công chính trị.                                    B. Mít tinh đòi quyền dân chủ.

C. Đưa yêu sách cải thiện đời sống.                 D. Biểu tình có vũ trang tự vệ.

Câu 3: Ngày 22-12-1944, lực lượng vũ trang nào được thành lập Việt Nam?

A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. 

B. Trung đội Cứu quốc quân I.

C. Việt Nam Giải phóng quân. 

D. Vệ quốc đoàn.

Câu 4:  Điền từ còn thiếu vào dấu chấm “Phải phá tan cuộc tấn công ………. của giặc                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              Pháp”.

A.  mùa xuân              B.  mùa đông              C.  mùa hạ                  D.  mùa thu

Câu 5: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?

A. Nông dân.                                                 B. Địa chủ.

C. Công nhân.                                                 D. Tư sản.

Câu 6: Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. Lê Hồng Phong.     B. Trần Phú.               C. Nguyễn Văn Cừ.     D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 7: Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động nào ?

A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn                 B. Chấn hưng nội hóa.

C. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.               D. Thành lập Đảng lập hiến.

Câu 8: Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ trương “vô sản hóa”?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Đảng Lập hiến.

C. Việt Nam nghĩa đoàn.

D. Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là

A. công nhân.

B. văn thân, sĩ phu.                    

C. nông dân. 

D. địa chủ.

Câu 10:  Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

A.  phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”                                                                      

B.  thành lập các đoàn quân “Nam tiến”

C.  tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước

D.  thành lập “Nha bình dân học vụ”

Câu 11: Vào năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?

A. Cao Bằng                                                  B. Lạng Sơn   

C. Bắc Sơn                                                     D. Bắc Sơn - Võ Nhai

Câu 12: Tháng 2 năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập

A. Cộng sản đoàn.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Câu 13:  “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” Câu văn trên trích trong văn bản nào?

A.  Tuyên ngôn độc lập.

B.  Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.

C.  Chỉ thị toàn dân kháng chiến.

D.  Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu 14:  Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là ai?

A.  Phạm Văn Đồng.                                      B.  Trường Chinh.      

C.  Võ Nguyên Giáp.                                     D.  Hồ Chí Minh.

Câu 15:  Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc và tham gia hoạt động cách mạng ở

A.  Quảng Tây            B.  Hồng Công.           C.  Quảng Châu          D.  Bắc Kinh

 

Đáp án:

1

D

6

B

11

A

16

B

21

D

26

B

2

D

7

C

12

A

17

D

22

C

27

B

3

A

8

A

13

D

18

A

23

C

28

B

4

B

9

A

14

B

19

C

24

B

29

D

5

D

10

C

15

C

20

C

25

A

30

A

3. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Quá trình thành lập và phát triển ASEAN. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập?

* Hoàn cảnh ra đời:

- ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến to lớn.

- Sau khi độc lập, các nước cần có sự hợp tác với nhau để phát triển.

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc kinh tế đối với khu vực

- Sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực, tiêu biểu là EEC đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước ĐNA.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin.

* Mục tiêu:

Tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

* Những thành tựu chính của ASEAN:

- Từ năm 1867 đến 1975 ASEAN còn non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

- Tháng 2-1976 Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

- Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện.

- Năm 1984 Brunây gia nhập ASEAN.

- Từ nửa sau thập niên 90, ASEAN mở rộng hợp tác khu vực: 1995 Việt Nam trở thành viên thứ bảy; 1997: Lào và Mianma gia nhập ASEAN; 1999 kết nạp Campuchia.

- Tháng 11.2007, các nước thành viên đã ký bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh

- ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015.

* Cơ hội và thách thức của Việt Nam

- Cơ hội:

+ Nền KT VN được hội nhập với nền KT các nước trong khu vực, đó là cơ hội để ta vươn ra thế giới

+ Tạo điều kiện để KT nước ta thu gần khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực

+ Tiếp thu những thành tựu KH-KT tiên tiến nhất của thế giới để phát triển KT

+ Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực

+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về giáo dục, văn hoá, KT – KT, y tế, thể thao với các nước trong khu vực

- Thách thức:

+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền KT nước ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực

+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước

+ Hội nhập dễ bị “hoà tan”, đánh mất bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc

Câu 2: Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến nay? Hãy kể những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ.

Sau CTTG II, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

* Mục tiêu:

- Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới.

- Đàn áp PTGPDT, PTCN và cộng sản quốc tế ;

- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.

* Thủ đoạn:

- Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh

- Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, đảo chính, tiêu biểu là cuộc chiến tranh xâm lược VN, ép buộc các nước đồng minh lệ thuộc mình, bắt tay với các nước lớn XHCN để khống chế phong trào giải phóng dân tộc.

- Sau Chiến tranh lạnh, chính quyền Tổng thống Clinton đề ra chiến lược Cam kết và Mở rộng với 3 mục tiêu:

+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ

+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để làm công cụ can thiệp vào nội bộ của nước khác

Þ Mục tiêu bao trùm của Mỹ là muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, lãnh đạo thế giới.

* Nguyên nhân:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ KHKT cao, năng động, sáng tạo.

- Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ buôn bán vũ khí.

- Áp dụng thành công tiến bộ KHKT nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lý cơ cấu nền kinh tế

- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.

Câu 3: Chứng minh sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” đó? Việt Nam có thể học được gì từ sự đi lên của Nhật Bản?

* Kinh tế:

- Từ 1 nước bại trận trong CTTG II, Nhật Bản ra sức phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu to lớn, được thế giới đánh giá là “thần kì”

- 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân là 10, 8%

- 1968, Nhật vươn lên hàng thứ 2 thế giới (sau Mĩ).

- Từ đầu những năm 70, NB trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

* KH – KT:

- Nhật Bản coi trọng giáo dục và khoa học kĩ thuật.

- KH – KT tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng (tivi, tủ lạnh, ô tô…), đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53.8 km, xây cầu đường bộ nối hai đảo Hônsu và Sicôcư...

* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Con người được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù, tiết kiệm, ý thức cộng đồng cao... con người được xem là vốn quí, nhân tố quyết định hàng đầu.

- Vai trò quản lý, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước

- Sự năng động, tầm nhìn xa, sự quản lí có hiệu quả của các công ty

- Áp dụng các thành tựu KH-KT nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành

- Chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).

- Biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu

* Bài học cho Việt Nam:

- Tận dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài

- Áp dụng thành tựu KH – KT

- Biết len lỏi và xâm nhập thị trường thế giới

- Chú trọng đến công tác giáo dục và yếu tố con người.

Câu 4: Nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng “Chiến tranh lạnh” giữa 2 phe – TBCN và XHCN? Tại sao 2 nước Xô – Mĩ lại chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?

Sau năm 1945, 2 nước Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và dẫn tới tình trạng “Chiến tranh lạnh” thông qua các sự kiện sau:

- Ngày 12/3/1947, Mĩ công bố học thuyết Truman, khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp, biến 2 nước này thành căn cứ chống Liên Xô và các nước DCND Đông Âu

- Ngày 6/1947, Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan: viện trợ kinh tế, quân sự cho Tây Âu, tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước tây Âu TBCN với các nước Đông Âu XHCN

- Tháng 4/1949, Mĩ thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

- Về phía Liên Xô, Đông Âu: Tháng 1/1949 thành lập hội đồng tương trợ Kinh Tế (SEV); tháng 5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava chống lại chính sách thù địch của Mĩ và các nước phương Tây

Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 phe, 2 cực. CTL bao trùm cả thế giới.

* Nguyên nhân chấm dứt “Chiến tranh lạnh”

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 40 năm làm cho hai nước LX và Mĩ suy giảm nhiều mặt.

- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu à đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với Xô - Mĩ.

- Kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng.

- Hai cường quốc cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và phát triển.

- Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra những điều kiện để giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng con đường hòa bình.

Câu 5: Trình bày chính sách khai thác thuộc địa của TDP ở VN sau CTTG I? Trình bày vắn tắt thái độ chính trị, khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân trong XHVN sau CTTG I.

* Nguyên nhân, mục đích

- Nguyên nhân: Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.

- Mục đích: Nhằm bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây ra Pháp đẩy mạnh khai thác bóc lột thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

* Thực hiện:

- Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn: từ 1924 đến 1929 số vốn đầu tư lên khoảng 4 tỉ phrăng.

- Nông nghiệp: lập đồn điền cao su, mở rộng diện tích, thành lập các công ti cao su mới, (DT cao su từ 15.000ha tăng lên 120.000ha)

- Công nghiệp: Mở một số ngành CN như dệt, muối, xay xát… Chú trọng khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than.

- Thương nghiệp:

+ Ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh

+ Tăng cường chính sách bảo hộ hàng hóa, dựng hàng rào quan thế để độc chiếm thị trường.

- Giao thông vận tải:

+ Được mở rộng để phục vụ khai thác

+ Hệ thống đường sắt phát triển, các tuyến đường thuỷ, bộ cũng được mở rộng.

- Các đô thị phát triển, dân cư đông hơn

- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế ĐD.

- Ngoài ra, Pháp còn tăng thuế.

* Giai cấp nông dân

- Bị đế quốc, PK thống trị tước đoạt ruộng đất, k có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc Pháp và PK tay sai hết sức gay gắt.

- Nông dân là 1 lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

* Giai cấp công nhân

- Ngày càng phát triển, bị thực dân, PK và TS bản xứ bóc lột.

- Giai cấp CN có quan hệ tự nhiên và gắn bó với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu CM vô sản nên nhanh chóng vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.

Câu 6: Trình bày vắn tắt hoạt động yêu nước của NAQ từ năm 1919 – 1925? Phân tích ý nghĩa hoạt động yêu nước của NAQ từ năm 1919 – 1930. Công lao lớn nhất của NAQ đối với dân tộc VN?

* Hoạt động:

- Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, NAQ trở về Pháp (1917) và gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919)

- Tháng 6/1919, gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc-xai.

- Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin à tìm được đường lối cứu nước.

- Tháng 12 – 1920, Tại đại hội Đảng Xã hội Pháp (đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc Tế Cộng Sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.

- Năm 1921, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa là tập hợp lực lượng chống thực dân.

- Sáng lập Báo Người cùng khổ, tham gia viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.

- Năm 1923, sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)

- Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) đê tuyên truyền, xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân VN.

* Công lao to lớn nhất

- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc VN.

- Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930; làm Cách mạng tháng Tám – 1945 thành công; tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.

 

Trên đây là một phần nội dung đoạn trích Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 12 năm học 2023-2024. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON