YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm học 2021-2022 do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các bạn học sinh khối lớp 12 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học.

ADSENSE

Phần I. Lý thuyết

Chương 1: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị

- Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

- Phiên mã và dịch mã

- Điều hòa hoạt động gen

- Đột biến gen

- Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền

- Quy luật Menđen: Quy luật phân li, Quy luật phân li độc lập

- Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

- Liên kết gen và hoán vị gen

- Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

- Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

- Di truyền y học

Một số câu hỏi gợi ý:

Câu 1. Cấu trúc chung của gen? Phân biệt gen nhân thực với gen nhân sơ? Đặc điểm của mã di truyền?

Câu 2. Cơ chế và ý nghĩa của các quá trình: tái bản ADN, phiên mã, dịch mã, điều hoà hoạt động của gen.

Câu 3. Các dạng, cơ chế và hậu quả của đột biến gen và đột biến NST.

Câu 4. Khái niệm mức phản ứng, phân biệt thường biến với đột biến

Câu 5. Các quy luật di truyền: Nội dung, tỷ lệ chung, cách nhận biết từng quy luật (quy luật phân li, quy luật phân li độc lập, quy luật tương tác gen không alen, liên kết và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân), ý nghĩa của các quy luật di truyền.

Câu 6. Phương pháp xác định nhóm gen liên kết, tần số hoán vị gen.

Câu 7. Các phép lai để xác định quy luật di truyền: Lai thuận nghịch, lai phân tích.

Câu 8. Nguyên tắc áp dụng quy luật nhân xác suất và cộng xác suất trong giải các bài toán quy luật di truyền.

Phần II. Các dạng bài tập

Học sinh ôn lại các dạng bài tập trong SGK sau các bài học và bài ôn tập chương. Tham khảo các bài tập trong sách bài tập sinh học lớp 12.

Một số dạng bài tập:

- Dạng 1: Xác định chiều dài của gen bình thường và gen sau đột biến khi biết số lượng của từng loại Nu và dạng đột biến.

- Dạng 2: Xác định số NST trong các thể dị bội khi biết bộ NST 2n của loài. Xác định cơ chế hình thành các thể đột biến đó.

- Dạng 3: Vận dụng thành thạo bảng công thức của Menden, công thức nhân xác suất để tinh số giao tử, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (không cần viết sơ đồ lai).

- Dạng 4: Cho biết tỷ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con của các phép lai, tìm kiểu gen của bố mẹ và xác định quy luật di truyền chi phối.

- Dạng 5. Cho kiểu gen hoặc kiểu hình của bố mẹ trong các phép lai, biện luận và viết sơ đồ lai.

Phần III. Câu hỏi minh họa

I – ADN, ARN – CƠ CHẾ TỰ SAO VÀ SAO MÃ, DỊCH MÃ:

Câu 1: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?

A. Vùng kết thúc. B. Vùng điều hòa. C. Vùng mã hóa. D. Cả ba vùng của gen.

Câu 2: Mã di truyền là:

A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 3: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 4: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

C. Mã di truyền có tính phổ biến.

D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 5: Mã di truyền có tính thoái hóa là do:

A. Số loai axitamin nhiều hơn số bộ ba mã hóa

B. Số bộ ba mã hóa nhiều hơn số loa ̣i axitamin

C. Số axitamin nhiều hơn số loa i nu

D. Số bộ ba nhiều hơn số loa ̣i nu

Câu 6: Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các axit amin?

A. 60               B. 61               C. 63               D. 64

Câu 7: Các bộ ba nào sau đây không có tính thoái hóa?

A. AUG, UAA                       B. AUG, UGG

C. UAG, UAA                       D. UAG, UGA

Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở:

A. Tế bào chất                         B. Ri bô xôm                           C. Ty thể                     D. Nhân tế bào

Câu 9: Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?

A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều nhất định

B. Sự liên kết các nu- trên 2mạch diễn ra không đồng thời

C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau

D. Do trên 2 mạch khuôn có 2 loại en zim khác nhau xúc tác

Câu 10: Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pôlimeraza có vai trò

A. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.

C. tháo xoắn phân tử ADN,

D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.

Câu 11: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều :

A. Cùng chiều với mạch khuôn.

B. 3’ đến 5’.

C. 5’ đến 3’.

D. Cùng chiều với chiều tháo xoắn của ADN.

Câu 12: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

A. ADN giraza            B. ADN pôlimeraza                C. hêlicaza                   D. ADN ligaza

Câu 13: Một gen chiều dài 5100 Ao có số nu loại A = 2/3 một loại nu- khác tái bản liên tiếp 4 lần. Số nu- mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là:

A. A = T = 9000 ; G = X = 13500                              B. A = T = 2400 ; G = X = 3600

C. A = T = 9600 ; G = X = 14400                              D. A = T = 18000 ; G = X = 27000

Câu 14: Một ADN có 3.000 nu- tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nu- tự do ở môi trường nội bào?

A. 24.000nu-               B. 21.000 nu-                          C. 12.000 nu-              D. 9.000 nu-

Câu 15: Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì?

A. AUX                      B. TAX                                   C. AUG                      D. UAX

II - PHẦN ĐỘT BIẾN

Câu 1: Thể đột biến là:

A. cá thể mang đồng thời nhiều đột biến

B. cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình

C. quần thể có nhiều cá thể mang đột biến

D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình

Câu 2: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu là:

A. mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

B. mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.

C. thay thế 1 cặp nuclêôtit hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit.

D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit hoặc thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.

Câu 3: Một prôtêin bình thường có 398 axitamin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axitamin thứ 15 bị thay thế bằng một axitamin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là:

A. thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15.

B. đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15.

C. mất nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15.

D. thay thế hoặc đảo vị trí nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15.

Câu 4: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là

A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A

B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A

C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X

D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X

Câu 5: Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.

(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 1

Câu 6: Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen?

(1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

(2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính.

(3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xôma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.

(4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị xảy ra đột biến.

(5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến.

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 7: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.

D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.

Câu 8: Xét cùng một gen,trường hợp đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại?

A. Mất một cặp nu- ở vị trí số 15                   B. Thêm một cặp nu- ở vị trí số 6

C. Thay một cặp nu- ở vị trí số 5                    D. Thay một cặp nu- ở vị trí số 30

Câu 9: Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi thì số nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là

A. A = T = 524 ; G = X = 676                        B. A = T = 526 ; G = X = 674

C. A = T = 676 ; G = X = 524                        D. A = T = 674; G = X = 526

Câu 10: Với cơ chế gây đột biến bởi guanin ( G*) thì qua bao nhiêu lần nhân đôi sẽ tạo nên gen đột biến đầu tiên ?

A. 3 lần                       B. 4 lần                        C. 1 lần                        D. 2 lần

Câu 11: Nếu xử lí bằng hóa chất 5-BU thì qua bao nhiêu lần nhân đôi sẽ tạo nên gen đột biến đầu tiên ?

A. 3 lần                       B. 2 lần                        C. 1 lần                        D. 4 lần

Câu 12: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây

(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2) Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 13: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở đột biến gen mà không có ở đột biến cấu trúc  NST?

(1) Không làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

(2) Có thể biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm.

(3) Cần trải qua ít nhất là hai lần nhân đôi.

(4) Tỉ lệ giao tử mang các đột biến khác nhau trong quần thể lưỡng bội chỉ khoảng 10-6 đến 10-4.

(5) Là nguồn nguyên liệu sơ cấp và chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.

Phương án đúng là:

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 15: Dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí các gen xảy ra trên một NST gồm các dạng:

A. mất đoạn và chuyển đoạn                          B. mất đoạn và lặp đoạn

C. đảo đoạn và lặp đoạn                                  D. đảo đoạn và chuyển đoạn

III - TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
3. Tạo các dòng thuần chủng.
4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1, 2, 3, 4                 B. 2, 3, 4, 1                 C. 3, 2, 4, 1                 D. 2, 1, 3, 4

Câu 2: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Cho F1 lai phân tích.                                  B. Cho F2 tự thụ phấn.

C. Cho F1 giao phấn với nhau.                       D. Cho F1 tự thụ phấn.

Câu 3: Giống thuần chủng là giống có

A. kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.

B. đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ.

C. đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.

D. kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.

Câu 4: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu
hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là:

A. tính trạng ưu việt.                                      B. tính trạng trung gian.

C. tính trạng trội.                                           D. tính trạng lặn

Câu 5: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp:

A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.

Câu 6: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường.  Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về  nhóm máu của cặp vợ chồng này là:

A. chồng IAIO vợ IBIO.                                    B. chồng IBIO vợ IAIO.

C. chồng IAIO vợ IAIO.                                    D. một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 7: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là:

A. AA x Aa.               B. AA x AA.              C. Aa x Aa.                 D. AA x aa.

Câu 8: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

A. các gen không có hoà lẫn vào nhau                       B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau

C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn                      D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn

Câu 9: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:

A. 1/32                        B. 1/2                          C. 1/64                        D. ¼

Câu 10: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 10 loại kiểu gen.                                         B. 54 loại kiểu gen.

C. 28 loại kiểu gen.                                         D. 27 loại kiểu gen.

Câu 11: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi

A. ở một tính trạng.                                       

B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.

C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.

D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.

Câu 12: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền

A. tương tác gen.                                            B. phân li độc lập.

C. liên kết hoàn toàn.                                      D. hoán vị gen.

Câu 13: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số

A. tính trạng của loài.            

B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài.

C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.

D. giao tử của loài.

Câu 14: Hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% vì

A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.

B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết.

C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.

D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống.

Câu 15: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1thì hai tính trạng đó đã di truyền

A. phân li độc lập.                                           B. liên kết hoàn toàn.

C. liên kết không hoàn toàn.                           D. tương tác gen.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF