YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 10 KNTT năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thứcT năm 2022-2023 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em không những hoàn thiện kiến thức cơ bản mà còn củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới!

ATNETWORK

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Môn Địa lí và định hướng nghề nghiệp

- Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

- Xác định được vai trò của môn Địa lí với đời sống.

- Liên hệ kiến thức môn Địa lí đã học, mỗi quan hệ giữa kiến thức môn Địa lí và kiến thức các môn học có liên quan

- Xác định được các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí, giải thích được tại sao kiến thức môn Địa lí có lợi thế và phát huy tốt trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống.

1.2. Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đồ - biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng, ...

- Nhận biết các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên các bản đồ bất kì.

1.3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

- Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

- Xác định và sử dụng được một số ứng dụng GPS và bản đồ số trong đời sống

1.4. Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất.

- Phân biệt được khoáng vật và đá, các nhóm đá theo nguồn gốc.

- Sử dụng các hình ảnh, mô hình để phân tích cấu trúc, đặc điểm của vỏ Trái Đất và nhận biết các loại đá chính

1.5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

- Phân tích được hệ quả của các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ).

- Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày đêm.

- Sử dụng hình vẽ, bản đồ để phân tích được hệ quả các chuyển động của Trái Đất.

1.6. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

- Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất

- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng, vận dụng để giải thích nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về chuyển động của các mảng kiến tạo.

- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ

1.7. Nội lực và ngoại lực

- Trình bày được khái niệm nội lực và ngoại lực, nguyên nhân của chúng, tác động đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Phân tích được sơ đồ, hình ảnh về tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Học Địa lí giúp cho kho tàng kiến thức của người học

A. nghèo nàn.              B. thu hẹp.                   C. phong phú.             D. hạn chế.

Câu 2. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết

A. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.

B. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.

C. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.

D. số lượng của đối tượng riêng lẻ.

Câu 3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ?

A. Tốc độ phát triển.        

B. Giá trị tổng cộng.     

C. Cơ cấu giá trị.   

D. Động lực phát triển.

Câu 4. Tỉ lệ bản đồ 1 : 5.000.000 có nghĩa là

A. 1 cm Irên bản đồ bằng 5.000 m trên thực địa.    

B. 1 cm trên bản đồ hằng 500 m trên thực địa.

C. 1 cm trên bản đồ bằng 50 km trên thực địa.        

D. 1 cm trên hản đồ bằng 5 km trên thực địa.

Câu 5. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là

A. các vệ tinh.    

B. bản đồ số.   

C. trạm điều khiển.  

D. thiết bị thu.

Câu 6. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. nhân ngoài của Trái Đất.                                     

B. nhân trong của Trái Đất.

C. phần dưới của lớp Manti.                                 

D. phần trên của lớp Manti.

Câu 7. Thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất là

A. magiê và silic. 

B. sắt và niken.

C. silic và nhôm.  

D. sắt và nhôm.

Câu 8. Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần

A. giữ nguyên lịch ngày đi.

B. tăng thêm một ngày lịch.

C. lùi đi một ngày lịch.                                                                              

D. giữ nguyên lịch ngày đến.

Câu 9. Việt Nam nằm trong múi giờ số

A. 6.            B. 7.              C. 4.           D. 5.

Câu 10. Thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi các nhà khoa học nhận thấy hình thái các bờ nào sau đây có thể khớp nhau?

A. Bờ phía đông của Bắc Mỹ và bờ phía tây của châu Phi.

B. Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Phi.

C. Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Á.

D. Bờ phía đông của châu Âu và bờ phía tây của châu Phi.

Câu 11. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là

A. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn.     

B. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn.

C. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ.     

D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ.

Câu 12. Phong hoá hoá học là

A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

B. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.

C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.

D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

Câu 13. Địa hình nào sau đây do gió tạo thành?

A. Ngọn đá sót hình nấm.

B. Các khe rãnh xói mòn.

C. Các vịnh hẹp băng hà. 

D. Thung lũng sông, suối.

Câu 14. Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?

A. Quản lí đất đai.            

B. Điều tra địa chất.             

C. Kĩ sư trắc địa.              

D. Quản lí xã hội.

Câu 15. Trên bản đồ phân bố dân cư, quy mô của các đô thị thường được thể hiện bằng phương pháp

A. kí hiệu.                         

B. chấm điểm.                       

C. bản đồ - biểu đồ.          

D. khoanh vùng.

Câu 16. Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần

A. chú giải và kí hiệu.                                              

B. kí hiệu và vĩ tuyến.

C. vĩ tuyến và kinh tuyến.                                        

D. kinh tuyến và chú giải.

Câu 17. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

A. trầm tích, granit, badan.                            

B. trầm tích, badan, granit.

C. granit, badan, trầm tích.                             

D. badan, trầm tích, granit.

Câu 18. Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?

A. 21/3.              B. 22/6.                  C. 22/12.             D. 23/9.

Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?

A. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.    

B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.

C. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.    

D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

Câu 20. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Uốn nếp hoặc đứt gãy.                               

B. Nâng lên, hạ xuống.

C. Biển tiến và biển thoái.                              

D. Bão, lụt và hạn hán.

Câu 21. Các hình thức nào sau đây không phải là bóc mòn?

A. Xâm thực, mài mòn.                                                                              

B. Mài mòn, thổi mòn.

C. Thổi mòn, xâm thực.                                                                              

D. Xâm thực, vận chuyển.

Câu 22. Khi Trái Đất tự quay quanh trục, những điểm nào sau đây của Trái Đất có vận tốc dài bằng không?

 A. Cực Bắc và cực Nam.                                                                              

B. Cực Nam và chí tuyến.

C. Cực Bắc và Xích đạo.

D. Cực Nam và Xích đạo.

Câu 23. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động?

A. Hướng gió.             B. Dòng sông.             C. Dãy núi.                 D. Đường bờ biển.

Câu 24. Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.                                      

B. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi-lip-pin.

C. Mảng Nam Mĩ và mảng Âu-Á.                                         

D. Mảng Nam Mĩ và mảng Na-xca.

ĐÁP ÁN

 

1.C

2.A

3.B

4.C

5.B

6.D

7.C

8.C

9.B

10.B

11.A

12.B

13.A

14.A

15.A

16.A

17.A

18.C

19.B

20.D

21.D

22.A

23.A

24.D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 10 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON