Qua nội dung bài giảng Các nguyên tố hóa học và nước môn Sinh học lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về các thành phần nguyên tố hóa học và nước trong tế bào... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các nguyên tố hóa học
- Có khoảng 20 – 25 % các nguyên tố hóa học tồn tại trong tự nhiên là các nguyên tố cần thiết cho sinh vật.
Ví dụ: cơ thể người cần khoảng 25 nguyên tố.
- Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: Đại lượng (còn gọi là đa lượng) và vi lượng. Các nguyên tố đại lượng chiếm lượng lớn trong cơ thể con các nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ, thưởng nhỏ hơn 0,01 % khối lượng cơ thể
Hình 5.2. Tỉ lệ phần trăm một số nguyên tố tròn cơ thể người
- Các nguyên tố C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào như nước, carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid. Nguyên tố P là thành phần quan trọng của adenosine triphosphate (ATP) và nucleic acid còn nguyên tố S tham gia cấu tạo protein
- Các nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể.
Ví dụ: Nguyên tố Fe chỉ chiếm 0,005 % khối lượng cơ thể người nhưng là thành phần không thể thiếu của hemoglobin trong hồng cầu với chức năng vận chuyển (nguyên tố Zn, Cu tham gia cấu tạo nhiều loại enzyme...Nếu cơ thể thiếu một số nguyên tố đại lượng (Ca, P. Mg,...) và vi lượng có thể gây ra một số rối loạn về chuyển hóa và bệnh
Hình 5.3. Một số bệnh ở người và thực vật do thiếu nguyên tố đại lượng và vi lượng
- Nguyên tố đại lượng chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật (C, H, O, N, P, S...) và cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào. - Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu tạo nhiều loại enzyme...) |
---|
b. Cacbon
Carbon có bốn electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác như O,N,P. Do vậy chỉ các nguyên tử carbon mới có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.
Hình 5.4. Carbon trong cấu trúc một số hợp chất
Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất. |
---|
1.2. Nước
a. Cấu tạo hoá học và tính chất vật lí, hoá học của nước
- Trong phân tử nước, nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H Nguyên tử O mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phần điện tích dương. Cấu tạo này giúp các phân tử nước dễ dàng liên kết với nhau và với nhiều phân tử khác bằng liên kết hydrogen làm cho nước có những tinh chất độc đạo. Ví dụ nước là dung môi hoả tan nhiều chất, nước có nhiệt bay hơi cao, sức căng bề mặt lớn so với nhiều dung môi hoa học khác.
Hình 5.5. Mô hình phân tử nước (\(\delta \)– mang một phần điện tích âm, \(\delta \)+: mang một phần điện tích dương)
b. Vai trò của nước
- Nước chiếm khoảng 70 – 90 % khối lượng tế bào và còn là thành phần chính của dịch gian bảo, huyết tương, dịch khớp...
- Nước là "dung môi của sự sống". Nước có thể hòa tan nhiều hợp chất như muối, đường, protem...
Hình 5.6. Nước là dung môi hòa tan các chất
- Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước dẫn đến nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt lớn. Khi nước bay hơi và ngưng tụ giúp tế bảo và cơ thể thải nhiệt (hình 5.7).
Hình 5.7. Nước đóng vai trò điều hòa thân nhiệt cơ thể.
Nước chiếm khoảng 70 90 % khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác. → Do vậy, nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất; làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học; đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể. |
---|
Bài tập minh họa
Bài 1.
Dựa vào hình 5.1, hãy cho biết màng sinh chất (màng tế bào) được cấu tạo từ những hợp chất nào. Các hợp chất này được tạo thành từ những nguyên tố hóa học nào?
Hình 5.1. Một số thành phần hóa học của màng sinh chất
Hướng dẫn giải:
Màng sinh chất được cấu tạo từ các hợp chất Phospholipid, Protein, Carbohydrate. Các hợp chất này được tạo thành từ các nguyên tố C, H, O, N, S, P.
Bài 2.
Em hãy cho biết việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?
Hướng dẫn giải:
Các thành phần dinh dưỡng được ghi trên bao bì đựng thực phẩm có vai trò quan trọng, giúp người tiêu dùng có thể biết được hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm, căn cứ vào đó, người mua có thể lựa chọn được những thực phẩm phù hợp với chế độ ăn của mình.
Ví dụ:
+ trẻ em còi xương, chậm lớn nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi;
+ người ăn kiêng nên chọn các loại thực phẩm chứa ít chất béo,...
Luyện tập Bài 5 Sinh học 10 CD
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Nêu được một số nguyên tố hoá học chính: nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, S, P.….), nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Cu,..) và vai trò của chúng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Sinh học 10 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
- B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
- C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
- D. Cả 3 vai trò nêu trên
-
- A. Màng tế bào
- B. Chất nguyên sinh
- C. Nhân tế bào
- D. Nhiễm sắc thể
-
- A. Lớp biếu bì của da động vật
- B. Enzim
- C. Các dịch tiêu hoá thức ăn
- D. Cả a, b, c đều sai
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 5 Sinh học 10 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 25 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 26 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 26 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Vận dụng 1 trang 26 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Vận dụng 2 trang 26 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 27 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Luyện tập trang 27 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 27 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 27 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 27 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 28 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Luyện tập trang 28 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 28 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Vận dụng 1 trang 28 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Vận dụng 2 trang 28 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 5 Sinh học 10 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247