YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều năm 2022-2023 bao gồm các kiến thức trọng tâm và câu hỏi ôn tập có đáp án hướng dẫn chi tiết sẽ giúp các em rèn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới. Chúc các em đạt được kết quả học tập tốt!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU
NĂM HỌC 2022-2023

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. NGUYÊN TỬ

Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất.

Cấu tạo nguyên tử

- Vỏ nguyên tử (gồm các hạt electron mang điện tích âm sắp xếp thành từng lớp.)

- Hạt nhân nguyên tử (gồm các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện)

Sự chuyển động của electron trong nguyên tử: electron phân bố trên các lớp electron và chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử trên những quỹ đạo xác định.

Khối lượng nguyên tử: bằng tổng khối lượng của proton và neutron có trong nguyên tử, được tính bằng đơn vị amu.

1.2. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Nguyên tố hoá học: là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

Tên nguyên tố hóa học: Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên gọi riêng.

Kí hiệu hóa học: được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.

1.3. TỐC ĐỘ

Tốc độ cho biết một vật chuyển động nhanh hay chậm. 

- Đơn vị đo tốc độ: m/s và km/h.

- Công thức tính tốc độ: v = s/t

Đo tốc độ

- Bằng đồng hồ bấm giây

- Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

- Thiết bị "bắng tốc độ": thường được dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

Tốc độ và an toàn giao thông

- Điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa cho phép

- Giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.

1.4. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG THỜI GIAN

Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó

Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường - thời gian: từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước tìm được: 

- Quãng đường vật đi

- Tốc độ

- Thời gian chuyển động của vật

1.5. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Khái niệm

- Trao đổi chất: tập hợp các biến đổi hoá học trong các tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

- Chuyển hoá năng lượng: sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Vai trò

- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể

- Xây dựng cơ thể

- Loại bỏ chất ra khỏi cơ thể

1.6. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Quá trình quang hợp

Vai trò của lá với chức năng quang hợp

- Là cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

- Lá cây có các bộ phận phù hợp với chức năng quang hợp.

Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp: chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

- Ánh sáng

- Carbon dioxide

- Nước

- Nhiệt độ

Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

- Cung cấp oxygen, thức ăn cho con người và động vật

- Hấp thu khí carbon dioxide góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính

- Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, hạn chế biến đổi khí hậu

- Làm sạch không khí,...

1.7. HÔ HẤP TẾ BÀO

Hô hấp tế bào

Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào:

- Quá trình tổng hợp tạo chất hữu cơ là nguyên liệu cho phân giải.

- Quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Nhiệt độ

- Độ ẩm và nước

- Hàm lượng khí O2 và khí CO2

Vận dụng hô hấp tế bào trong thực tiễn

- Trong bảo quản lương thực thực phẩm

- Trong sản xuất nông nghiệp

- Trong lao động

2. BÀI TẬP

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

B. Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng.

C. Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu và một bộ phận thu tín hiệu từ bộ phận phát chiếu sang.

D. Quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo) là những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

Câu 2: Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Xây dựng giả thuyết.

B. Phân tích kết quả.

C. Kiểm tra giả thuyết.

D. Quan sát, đặt câu hỏi.

Câu 3: Nguyên tử silicon có 14 electron. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử này lần lượt là

A.3 lớp electron, 3 electron lớp ngoài cùng.

B.3 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng.

C.3 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng.

D.2 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng.

Câu 4:Một vận động viên xe đạp đi với tốc độ là 45km/h. Quãng đường người đó đi được trong vòng 2 giờ là:

A. 45 km.

B. 89 km.

C. 90 km.

D. 100 km.

Câu 5: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ:

Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ.

B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh.

C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau.

D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe.

Câu 6: Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là:

A. km.h.

B. h/km.

C. kmh.

D. km/h.

Câu 7: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?

A. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.

B. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao hơn 30 km/h.

C. Cấm các loại xe ưu tiên chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.

D. Cả A và C.

Câu 8: Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép?

A. Nhỏ hơn 0,64 s.

B. Lớn hơn 0,64 s.

C. Lớn hơn 0,7 s.

D. Nhỏ hơn 0,7 s.

Câu 9: Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng

A. bảo vệ lá cây.

B. dẫn truyền các chất.

C. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

D. giúp khí carbon dioxide và oxygen đi vào lá cây.

Câu 10: Thành phần nào sau đây không phải là chất mà cơ thể người cần lấy vào?

A.Oxygen.

B.Carbon dioxide.

C.Chất dinh dưỡng.

D. Nước.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp?

A. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

B. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ.

C. Khí khổng thoát hơi nước làm mất nguyên liệu của quá trình quang hợp.

D. Gân lá có chức năng vận chuyển nguyên liệu vả sản phẩm quang hợp.

Câu 12: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?

A. Quang năng → Hóa năng.

B. Hóa năng → Nhiệt năng.

C. Điện năng → Nhiệt năng.

D. Điện năng → Cơ năng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp?

A. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp.

B. Cây ưa sáng có nhu cầu ánh sáng cao.

C. Cây ưa bóng có nhu cầu ánh sáng thấp.

D. Cường độ sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng.

Câu 14: Cần trồng cây với mật độ phù hợp vì

A. đảm bảo sự thuận tiện trong chăm sóc và thu hoạch.

B. mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp thấp, tích lũy được ít chất hữu cơ.

C. mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp cao, nhưng không tích lũy được chất hữu cơ.

D.đảm bảo tính thẩm mĩ trong trồng trọt.

Câu 15: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là

A. nước và carbon dioxide.

B. nước và oxygen.

C. chất hữu cơ và oxygen.

D. chất hữu cơ và carbon dioxide.

Câu 16: Vì sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC)?

A. Để cung cấp chất dinh dưỡng và oxygen cho hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm.

B. Vì nước ấm làm tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuận lợi cho hạt nảy mầm.

C. Để cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp cho hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm.

D. Để cung cấp oxygen và carbon dioxide cho hạt, kích thích hạt nảy mầm.

Câu 17: Nguyên tử X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. Trong hạt nhân nguyên tử X, hạt không mang điện nhiều hơn hạt mang điện tích dương là 1 hạt.

a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.

b) Tính khối lượng nguyên tử X.

c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.

Câu 18: Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?

Câu 19: Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:

Tính tốc độ trung bình của bạn học sinh?

Câu 20: Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

B

C

C

C

B

D

A

B

9

10

11

12

13

14

15

16

C

B

C

B

D

B

A

C

 

Câu 17: 

a) Nguyên tử X có:

+ Số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân = 11 (hạt).

+ Hạt nhân nguyên tử chứa hai loại hạt là proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện). Theo bài ra ta có:

Số neutron = số proton + 1 = 11 + 1 = 12 (hạt).

b) Do khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử X là: 11 × 1 + 12 × 1 = 23 (amu).

c) Nguyên tử X có 3 lớp electron. Trong đó:

+ Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

+ Lớp thứ hai có 8 electron.

+ Còn lại 11 – 2 – 8 = 1 electron ở lớp thứ ba.

Câu 18: 

Trong 5 phút đầu cô Mai đi được: s = 1500 m, t = 5 phút = 300 s

Tốc độ của cô Mai là

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{1500}}{{300}} = 5\left( {m/s} \right)\)

Sau khi đi được 1500 m cô Mai dừng lại 10 phút (do đồ thị đoạn này là đường thẳng song song với trục thời gian).

Sau khi dừng lại cô Mai tiếp tục đi đến siêu thị với tốc độ không đổi nên thời gian để đi hết quãng

đường còn lại là: 

\(t = \frac{s}{v} = \frac{{1500}}{5} = 300\left( s \right)\) = 5 phút

Thời gian cô Mai đi từ nhà đến siêu thị là: t = 5 + 10 + 5 = 20 (phút)

Câu 19: 

Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là:

\(t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{14,25 + 14,15 + 14,35}}{3} = 14,25\left( s \right)\)

Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{100}}{{14,25}} \approx 7,02\left( {m/s} \right)\)

Câu 20: 

- Vai trò của hô hấp tế bào đối với cơ thể sống:

+ Giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.

+ Tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.

- Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị dừng lại thì cơ thể sẽ không có năng lượng cho các hoạt động sống và như vậy, cơ thể sẽ chết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.  

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF