Kì thi giữa Học kì 1 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 Cánh diều năm 2022-2023. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập lại kiến thức đã học, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo đề cương giữa HK1 bên dưới đây.
1. Nội dung ôn tập
1.1. Tự hào về truyền thống quê hương
- Nhận biết được một số truyền thống văn hóa của quê hương
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương một cách đơn giản.
- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:
- Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
1.2. Bảo tồn di sản văn hóa
- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Một số di sản văn hóa của nước ta như: Thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, Chùa Một Cột, …
- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
- Thể hiện công đức của tổ tiên ông cha ta.
- Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.
- Theo luật Di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Sở hữu hợp pháp di sảnvăn hóa;
- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.
Điều 16 (trích). Tổ chức, cá nhân quản lí trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa.
- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh,ngăn chặn các hành vi đó.
- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi, để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.
1.3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
- Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội; ...
2. Câu hỏi ôn tập
2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương.
B. Phong tục tập quán.
C. Truyền thống gia đình.
D. Nét đẹp bản địa.
Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
A. Hiếu thảo.
B. Yêu nước.
C. Dũng cảm.
D. Trung thực.
Câu 3: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?
A. Yêu nước.
B. Hà tiện, ích kỉ.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
D. Cần cù lao động.
Câu 4: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.
D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.
Câu 5: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.
B. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.
C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan.
D. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường. Những hành vi dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá?
Câu 6: Những hành vi thực hiện đúng Vi phạm
A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá
B. Đập phá các di sản văn hoá
C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền
D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sứ - văn hoá
E. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích
Câu 7: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Câu 8: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 9: Di sản văn hóa bao gồm?
A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Câu 10: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16.
Câu 11: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
A. Di sản.
B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 12: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?
A. Bảo vật quốc gia
B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Di sản thiên nhiên
D. Di tích lịch sử - văn hóa
Câu 13: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?
A. Báo cho chính quyền địa phương.
B. Mang đi bán.
C. Lờ đi coi như không biết.
D. Giấu không cho ai biết.
Câu 14: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người
A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.
B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.
D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.
Câu 15: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
A. Di sản.
B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 16: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?
A. Mộc bản triều Nguyễn.
B. Châu bản triều Nguyễn.
C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.
D. Cả A, B, C.
Câu 17: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?
A. Báo cho chính quyền địa phương.
B. Mang đi bán.
C. Lờ đi coi như không biết.
D. Giấu không cho ai biết.
Câu 18: Khu Thánh Địa Mĩ Sơn ở đâu?
A. Phú Thọ
B. Quảng Nam
C. Quảng Bình
D. Thừa Thiên Huế
Câu 19: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16.
Câu 20: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
A. Phú Thọ
B. Thừa Thiên Huế
C. Quảng Bình
D. Quảng Nam
Câu 21: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.
C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.
D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.
Câu 22: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ
A. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.
B. luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
C. được mọi người yêu mến, kính trọng.
D. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
Câu 23: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?
A. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
C. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.
D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
Câu 24: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?
A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.
D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.
Câu 25: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Kiên trì.
D. Đồng cảm.
Câu 26: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?
A. Chia ngọt sẻ bùi.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Con nhà lính, tính nhà quan.
D. Thắng không kiêu, bại không nản.
Câu 27: Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Chia sẻ.
B. Cảm thông.
C. Đồng cảm.
D. Quan tâm.
Câu 28: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?
A. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
B. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.
Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép.
B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.
C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách.
D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
Câu 30: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo
A. khả năng của mình.
B. chủ trương của nhà nước.
C. nguyện vọng của bản thân.
D. lợi ích mà mình sẽ đạt được.
2.2. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
Gợi ý:
-Truyền thống tốt đẹp của quê hương: là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 2: Em hãy đọc 2 câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi
1. Lá lành đùm lá rách.
2. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Em có suy nghĩ gì về 2 câu tục ngữ trên?
Gợi ý:
1. Câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người... (HS trình bày theo ý hiểu)
2. Câu tục ngữ: Một miếng khi đói bằng một gói khi no nói về sự chia sẻ của con người những lúc hoạn nạn khó khăn. Khi ai đó gặp hoạn nạn mà được người khác giúp đỡ thì người gặp hoạn nạn sẽ rất quý trọng và biết ơn người đã giúp mình... (HS trình bày theo ý hiểu)
Câu 3: Cho tình huống
Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ, ... gây mất mĩ quan. Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá, ... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, ... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mỹ quan.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?
b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?
Gợi ý:
a.
Em không đồng ý với những việc làm trên.
Vì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là một di sản văn hóa của đất nước. Những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên trên nhiều công trình của khu di tích là hành vi gây mất mĩ quan, phá hoại, xâm hại đến di sản văn hóa…
b
Nếu bắt gặp những người đang viết, vẽ như vậy em sẽ giải thích cho họ hành vi của họ là sai trái, đang xâm hại đến di sản văn hóa; em sẽ khuyên họ cần biết bảo vệ di sản văn hóa, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm ...
(HS trình bày theo suy nghĩ cá nhân)
Câu 4: Nêu một số biện pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa?
Gợi ý:
- Biện pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:
+ Giữ gìn vệ sinh, không viết, vẽ vào di tích.
+ Tham gia dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc cây ở khu di tích.
+ Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích cho bạn bè và mọi người.
+ Hưởng ứng, tham gia các lễ hội.
+ Phê phán, tố cáo những hành vi không bảo vệ di sản văn hóa.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 Cánh diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.