YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều là một môn học mới với nhiều kiến thức hay và bổ ích. Để giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản trước kì thi giữa HK1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023. Với sự biên soạn chi tiết và đẩy đủ cùng với những câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đầy đủ giúp các em củng cố và có thể tự đánh giá năng lực bản thân, từ đó điều chỉnh kế hoạch ôn tập hợp lí. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 sắp tới!

ATNETWORK

1. Nội dung ôn tập

1.1. Phân môn Lịch sử

- Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

+ Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

  • Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
  • Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế đội phong kiến ở Tây Âu
  • Thành thị Tây Âu thời trung đại
  • Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

+ Các cuộc phát kiến địa lí từ TK XV đến TK XVI

  • Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới và hệ quả (tích cực, tiêu cực) của chúng

+ Phong trào văn hóa Phục hưng

  • Sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
  • Thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng
  • Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

+ Phong trào cải cách tôn giáo

  • Nguyên nhân bùng nổ, nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo

+ Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

- Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

+ Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

+ Văn hóa Trung Quốc

  • Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
  • Văn học, sử học
  • Nghệ thuật
  • Khoa học và kĩ thuật

- Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

+ Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến

+ Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

1.2. Phân môn Địa lí

- Châu Âu

+ Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu

+ Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

+ Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nước, không khí, rừng

+ Khái quát về Liên minh châu Âu

  • Quy mô GDP
  • Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới
  • Sản phẩm công nghiệp nổi tiếng

- Châu Á

+ Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á

+ Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

+ Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Phần Lịch sử

Câu 1: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?

A. Dân số gia tăng.

B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.

C. Công cụ sản xuất được cải tiến.

D. Kinh tế hàng hóa phát triển.

Đáp án đúng là: B

Câu 2: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.

B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.

C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.

D. Thành lập các thành thị trung đại.

Đáp án đúng là: C

Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:

A. Địa chủ và nông dân

B. Chủ nô và nô lệ

C. Lãnh chúa và nông nô

D. Tư sản và nông dân

Đáp án đúng là: C

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.

B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.

D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Đáp án đúng là: A.

Câu 5: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quý tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man

D. Nông dân tự do

Đáp án đúng là: C

Câu 6: Mục tiêu hướng tới của các thương nhân châu Âu trong các cuộc phát kiến địa lý là khu vực nào?  

A. Nam Phi

B. Các nước phương Đông đặc biệt là Ấn Độ

C. Bắc Phi

D. Châu Mĩ

Đáp án đúng là: B

Câu 7: Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?  

A. Ph. Ma-gien-lan.

B. Va-xco đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Đi-a-xơ.

Đáp án đúng là: A

Câu 8: Ai là người đã thực hiện chuyến hành trình qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498?  

A. Ph. Ma-gien-lan.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Đi-a-xơ.

Đáp án đúng là: B

Câu 9: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?  

A. Quý tộc và công nhân làm thuê.

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.

D. Quý tộc và thương nhân.

Đáp án đúng là: D

Câu 10: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?  

A. Lãnh chúa và nông nô

B. Địa chủ và nông dân tá điền

C. Tư sản và vô sản

D. Quý tộc và công nhân

Đáp án đúng là: C

Câu 11: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là:

A. Rem-bran

B. Van-Gốc

C. Lê-vi-tan

D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Đáp án đúng là: D

Câu 12: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.

B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.

C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại.

Đáp án đúng là: B

Câu 13: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào Cải cách tôn giáo là:

A. Can-vanh

B. Tô-mát Muyn-xe

C. Lu-thơ

D. Đê- các-tơ.

Đáp án đúng là: C

Câu 14: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Đạo Hồi.

B . Đạo Tin Lành.

C. Đạo Do Thái.

D. Đạo Kito

Đáp án đúng là: B

Câu 15: Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì ?

A. Đòi cải cách tôn giáo.

B. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến.

C. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.

D. Đòi giải phóng nông nô.

Đáp án đúng là: C

Câu 16: Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.

B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.

C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.

D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.

Đáp án đúng là: A

Câu 17: Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là

A. Vạn Lí Trường Thành.

B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

C. Kim chỉ nam.

D. Sử kí của Tư Mã Thiên.

Đáp án đúng là: A

Câu 18: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào?

A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.

B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều.

C. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.

D. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc.

Đáp án đúng là: A

Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:

A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân.

B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.

C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán.

D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức người, sức của.

Đáp án đúng là: C

Câu 20: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

A. Thời Nguyên.

B. Thời Minh.

C. Thời Thanh.

D. Thời Tống.

Đáp án đúng là: C

Câu 21: Người nông dân nhận ruộng của địa chủ phải có nghĩa vụ

A. Nộp tô.

B. Nộp sưu.

C. Đi lao dịch.

D. Phục vụ.

Đáp án đúng là: A

Câu 22: Ai là người lập lên triều đại nhà Hán ở Trung Quốc?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Tư Mã Viêm.

D. Lý Uyên.

Đáp án đúng là: B

Câu 23: Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì

A. Nhà Hạ.

B. Nhà Thương.

C. Nhà Chu.

D. Xuân Thu - Chiến Quốc.

Đáp án đúng là: D

Câu 24: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?

A. Người Ấn Độ

B. Người Thổ Nhĩ Kì

C. Người Mông Cổ

D. Người Trung Quốc

Đáp án đúng là: B

Câu 25: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?

A. Vương triều Gúp-ta.

B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Mô-gôn.

D. Vương triều Hác-sa.

Đáp án đúng là: A

Câu 26: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?

A. A-cơ-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-bi-ra-cu-la

Đáp án đúng là: A

Câu 27: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

A. Đều là vương triều của người nước ngoài.

B. Cùng theo đạo Hồi

C. Cùng theo đạo Phật.

D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Đáp án đúng là: A

Câu 28: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?

A. Thế kỉ V TCN.

B. Thế kỉ VI TCN.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ XVIII TCN.

Đáp án đúng là: B

Câu 29: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?

A. A-cơ-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-bi-ra-cu-la

Đáp án đúng là: A

Câu 30: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?

A. Xóa bỏ Hồi giáo.

B. Giành nhiều đặc lợi cho quí tộc gốc Mông Cổ.

C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.

D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

Đáp án đúng là: B

Câu 31: Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là:

A. Kashi.

B. Kosala.

C. Magadha.

D. Vrijis.

Đáp án đúng là: C

Câu 32: Kinh Vê-đa được viết bằng chữ gì?

A. Chữ Phạn

B. Chữ tượng hình

C. Chữ Nho

D. Chữ Hin-đu

Đáp án đúng là: A

Câu 33: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

A. Đều là vương triều của người nước ngoài.

B. Cùng theo đạo Hồi

C. Cùng theo đạo Phật.

D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Đáp án đúng là: A

Câu 34: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?

A. Xóa bỏ Hồi giáo.

B. Giành nhiều đặc lợi cho quí tộc gốc Mông Cổ.

C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.

D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

Đáp án đúng là: B

Câu 35: Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào?

A. Đạo Phật.

B. Đạo Bà-la-môn và Đạo Hin-đu.

C. Đạo Hồi.

D. Đạo Thiên chúa.

Đáp án đúng là: B

Câu 36: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất cuả Ấn Độ là:

A. Krixna-Rađa và Mê-ga-đu-ta

B. I-li-at và Ô-đi-xê.

C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.

D. Xat-sai-a và Prit-si-cat.

Đáp án đúng là: B

Câu 37: Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.

B. Hin-đu giáo và Phật giáo

C. Bà La Môn giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Đáp án đúng là: B

Câu 38: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Tây Ban Nha

D. Hà Lan.

Đáp án đúng là: A

2.2. Phần Địa lí

Câu 1: Mật độ sông ngòi của châu Âu:

A. Dày đặc.

B. Rất dày đặc.

C. Nghèo nàn.

D. Thưa thớt.

Đáp án đúng là: B

Câu 2: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:

A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.

B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.

C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình.

Đáp án đúng là: C

Câu 3: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:

A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.

C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.

D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Đáp án đúng là: A

Câu 4: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường:

A. Nhiều phù sa.

B. Hay đóng băng.

C. Cửa sông rất giàu thủy sản.

D. Gây ô nhiễm.

Đáp án đúng là: B

Câu 5: Vùng Đông Âu sâu trong nội địa phổ biến là rừng

A. Lá rộng.

B. Lá kim.

C. Lá cứng.

D. Hỗn giao.

Đáp án đúng là: B

Câu 6: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:

A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.

B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.

C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình.

Đáp án đúng là: C

Câu 7: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:

A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

 B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.

C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.

D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Đáp án đúng là: A

Câu 8: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường:

A. Nhiều phù sa.

B. Hay đóng băng.

C. Cửa sông rất giàu thủy sản.

D. Gây ô nhiễm

Đáp án đúng là: B

Câu 9: Các sông quan trọng ở châu Âu là:

A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.

B. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.

C. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

D. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.

Đáp án đúng là: C

Câu 10: Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

A. Giec-man.

B. Hi lạp.

C. Đan xen hai ngôn ngữ.

D. Các ngôn ngữ khác.

Đáp án đúng là: A.

Câu 11: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở châu Âu:

A. Rất thấp.

B. Thấp.

C. Cao.

D. Rất cao.

Đáp án đúng là: A

Câu 12: Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc:

A. Nê-grô-ít.

B. Môn-gô-lô-ít.

C. Ơ-rô-pê-ô-ít.

D. Ôt-xtra-lô-ít.

Đáp án đúng là: C

Câu 13: Các dân tộc châu Âu theo tôn giáo nào?

A. Đạo Thiên chúa.

B. Đạo Hin-đu.

C. Đạo Phật.

D. Bà La Môn.

Đáp án đúng là: A.

Câu 14: Mật độ dân số chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất ở châu Âu là:

A. Trên 125 người/km2.

B. Từ 25 - 125 người/km2.

C. 10 - 25 người/km2.

D. Dưới 10 người/km2.

Đáp án đúng là: B.

Câu 15: Nước có mật độ dân số thấp nhất châu Âu:

A. Va-ti-căng.

B. Ai-xơ-len.

C. Đan mạch.

D. Mô-na-cô.

Đáp án đúng là: B.

Câu 16: Tự do lưu thông hàng hóa là:

A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.

C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.

D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Đáp án đúng là: D

Câu 17: Đồng tiền chung được Liên Minh Châu Âu đưa vào sử dụng là:

A. Ơ - rô.

B. Đôla.

C. Rúp.

D. Bảng.

Đáp án đúng là: A

Câu 18: Khu vực kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là:

 A. APEC.

B. NAFTA.

C. EU.

D. ASEAN.

Đáp án đúng là: C

Câu 19: Giá trị thương mại của Liên Minh Châu Âu chiếm khoảng bao nhiêu % thế giới?

A. 30%                   

B. 40%                   

C. 50%                   

D. 60%.

Đáp án đúng là: B

Câu 20: Lĩnh vực không phải mục đích của EU là:

A. Kinh tế.

B. Luật pháp.

C. Nội vụ.

D. Chính trị.

Đáp án đúng là: D

Câu 21: Đặc điểm không nằm trong tự do di chuyển là:

A. Tự do đi lại

B. Tự do cư trú

C. Tự do lựa chọn nơi làm việc

D. Tự do du lịch

Đáp án đúng là: D

Câu 22: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Thái Bình Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Đáp án đúng là: B

Câu 23: Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là: 

A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. 

B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. 

C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. 

D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. 

Đáp án đúng là: D

Câu 24: Đặc điểm vị trí địa lí châu Á?

A. Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

C. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

D. Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.

Đáp án đúng là: B

Câu 25: Địa hình Châu Á có nhiều: 

A. Hệ thống núi và sơn nguyên cao trung bình. 

B. Hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng cao. 

C. Hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ bậc nhất thế giới. 

D. Hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. 

Đáp án đúng là: D

Câu 26: Các đồng bằng rộng lớn bậc nhất của Châu Á là: 

A. Lưỡng Hà, Ấn -Hằng, Tây Xibia, Hoa Trung. 

B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Âu, Tu-ran. 

C. Ấn -Hằng, Amadôn, Tây Xibia, sông MêKông. 

D. Lưỡng Hà, Mitxixipi, Hoa Bắc, Tu-ran. 

Đáp án đúng là: A

Câu 27: Lãnh thổ Châu Á có chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam so với chiều dài từ bờ Đông sang bờ Tây (nơi rộng nhất) là: 

A. Chiều dài Bắc -Nam lớn hơn chiều rộng Đông -Tây. 

B. Chiều dài Bắc -Nam nhỏ hơn chiều rộng Đông -Tây. 

C. Chiều dài Bắc -Nam gần bằng chiều rộng Đông -Tây. 

D. Chiều dài Bắc -Nam nhỏ bằng nửa chiều rộng Đông -Tây. 

Đáp án đúng là: B

Câu 28:  Hướng chủ yếu của các dãy núi châu Á là

A. Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

B. Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

C. Đông – Tây và vòng cung.

D. Vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam.

Đáp án đúng là: A

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON