YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 KNTT năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2022-2023 do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các em học sinh lớp 7 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé!

Ngoài ra các em có thể tham khảo trọn Bộ đề cương ôn tập giữa HK1 năm 2022-2023 tất cả các môn học và cập nhật liên tục các Đề thi online GDCD 7 nhé.

ATNETWORK

1. Nội dung ôn tập

1.1. Tự hào về truyền thống quê hương

- Nhận biết:

  • Nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương.
  • Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Thông hiểu: Hiểu về những việc làm thể hiện tự hào truyền thống quê hương

- Vận dụng:

  • Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • Xác định được những việc làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

- Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương

1.2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.

- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

- Đồng cảm, thấu hiểu với những người có cảnh ngộ khó khăn.

- Giúp đỡ những người gặp khó khăn.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

- Thông hiểu: Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

- Vận dụng:

  • Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

- Vận dụng cao: Thường xuyên có những lời nói. Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

1.3. Học tập tự giác, tích cực

- Nhận biết: Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

+ Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn và tự giác.

+ Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài tập đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm, …)

+ Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

+ Lập ra kế hoạch học tập tích cực phù hợp.

+ Luôn tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, bạn bè và bố mẹ.

- Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải hoc tập tự giác, tích cực

- Vận dụng: Góp ý nhắc nhở những bạn bè chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

- Vận dụng cao: Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Yêu nước chống ngoại xâm.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 2: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Nam Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 3: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. địa phương này sang địa phương khác.

C. đất nước này sang đất nước khác.

D. người vùng này sang người vùng khác.

Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm

B. Cần cù lao động

C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày

E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

Câu 5: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Nét đẹp bản địa.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu thảo.

B. Yêu nước.

C. Dũng cảm.

D. Trung thực.

Câu 7: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

A. Yêu nước.

B. Hà tiện, ích kỉ.

C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.

D. Cần cù lao động.

Câu 8: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.

B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.

C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.

D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Câu 9: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.

C. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương.

D. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.

E. Ngày lễ tốt nghiệp, mẹ rất muốn H mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ nhưng bạn lại không thích vì cho rằng trang phục đó rất cũ kĩ, không hợp với thời hiện đại nữa.

G. Thấy chú thương binh chân thấp, chân cao đi qua, nhóm bạn cười cợt, trêu chọc chú.

E. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học tập, còn giữ gìn truyền thống quê hương là việc của người lớn.

Tán thành: A, C, D

Không tán thành: B, E, G, H

Câu 10: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

A. Tương thân, tương ái.

B. Đoàn kết, dũng cảm.

C. Cần cù lao động.

D. Yêu nước chống ngoại xâm.

Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Thương người như thể thương thân

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

C. Chị ngã em nâng

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau

E. Chia ngọt sẻ bùi

G. Nhường cơm sẻ áo

H. Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Câu 12: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.

B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu 13: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.

C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.

D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

Câu 14: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ

A. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.

B. luôn phải chịu thiệt thòi về mình.

C. được mọi người yêu mến, kính trọng.

D. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ.

B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.

C. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.

D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 16: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

Câu 17: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Kiên trì.

D. Đồng cảm.

Câu 18: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

A. Chia ngọt sẻ bùi.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Con nhà lính, tính nhà quan.

D. Thắng không kiêu, bại không nản.

Câu 19: Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Chia sẻ.

B. Cảm thông.

C. Đồng cảm.

D. Quan tâm.

Câu 20. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:

A. chăm chỉ.

B. chây lười, ỷ lại.

C. khiêm tốn.

D. tự tỉ.

Câu 21. Học tập tự giác, tích cực là:

A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.

B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.

D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.

Câu 22. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây?

A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.

C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.

Câu 23. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

A. Có thêm nhiều kiến thức.

B. Đạt kết quả cao trong học tập.

C. Sự vất vả.

D. Sự xa lánh của bạn bà.

Câu 24: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.

B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.

2.2. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Theo em, thái độ học tập tự giác, tích cực đem lại ý nghĩa như thế nào đối với học sinh?

Trả lời

- Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực:

+ Giúp học sinh không ngừng tiến bộ và đạt được kết quả cao trong học tập.

+ Giúp rèn luyện ở học sinh đức tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường và bền bỉ.

+ Giúp các bạn học sinh thành công hơn trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến của mọi người.

Câu 2: Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Trả lời

- Những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Tìm hiểu về truyền thống của quê hương mình.

Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương.

Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống, …

Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 3: Theo em vì sao chúng ta phải học tập tự giác tích cực? Em đã học tập tự giác tích cực như thế nào?

Trả lời

- Chúng ta phải tích cực học tập vì:

+ Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo, không ngừng tiến bộ và đạt kết quả cao trong học tập

+ Rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường bền bỉ

+ Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống, được mọi người tin yêu, quý mến.

- Biểu hiện học tập tự giác, tích cực của HS:

+ Có mục đích động cơ học tập đúng đắn

+ Chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ (học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tích cực xây dựng bài, tích cực hợp tác với bạn bè thầy cô trong giờ học…)

+ Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập

+ Có kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân, ...

Câu 4: Nêu khái niệm sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Em hãy nêu biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời

- Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau.

- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

+ Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.

+ Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON