YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Tô Vĩnh Diện

Tải về
 
NONE

Nhằm mang đến nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh ôn thi kì thi giữa HK1 GDCD 7 sắp tới, HOC247 cung cấp tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Tô Vĩnh Diện dưới đây, giúp các em có sự chuẩn bị cũng như làm quen được với nhiều dạng đề khác nhau, từ đó có thể tự tin bước vào các bài thi chính thức. Việc rèn luyện các đề thi giúp các em nắm vững kiến thức trọng tâm trong nội dung ôn tập. Chúc các em học tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: GDCD 7

KẾT NỐI TRI THỨC

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề thi số 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…): “Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được truyền từ ..............”

A. địa phương này sang địa phương khác.

B. đất nước này qua đất nước khác.

C. thế hệ này sang thế hệ khác.

D. tỉnh này qua tỉnh khác.

Câu 2. Một trong những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam là

A. ích kỉ.

B. hẹp hòi.

C. yếu đuối.

D. yêu nước.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương?

A. Làn điệu dân ca.

B. Trang phục truyền thống.

C. Những câu truyện cổ dân gian.

D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tốt đẹp của truyền thống quê hương?

A. Càn cu lao động.

B. Tổ chức ma chay linh đình.

C. Trân trọng trang phục truyền thống.

D. Yêu thích ẩm thực của địa phương.

Câu 5. Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho

A. tinh thần yêu nước.

B. tinh thần nhân đạo.

C. thái độ cần cù lao động.

D. lòng yêu thương con người.

Câu 6. Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Bắc Ninh và Bắc Giang.

B. Nghệ An và Hà Tĩnh.

C. Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

D. Đà Nẵng và Quảng Nam.

Câu 7. Lễ hội truyền thống mang ý nghĩa khuyến nông của người dân xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là

A. lễ hội chùa Thầy.

B. lễ hội Lồng Tồng.

C. lễ cày tịch điền.

D. lễ hội đền Hùng.

Câu 8. Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình. H đã tự may cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và dự định sẽ mặc trang phục đó mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn P và Q đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi trái với niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn P và Q.

B. Bạn H và P.

C. Bạn H và Q.

D. Cả 3 bạn H, P, Q.

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ?

A. Nhường cơm, sẻ áo

B. Góp gió thành bão.

C. Tích tiểu, thành đại.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 10. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. những vấn đề thời sự của xã hội.

B. những người thân trong gia đình.

C. mọi người và sự việc xung quanh.

D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 11. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

A. hiểu được cảm xúc của người đó.

B. chê bai, giễu cợt. xúc phạm người đó.

C. đồng tình với việc làm của người đó.

D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. An ủi.

B. Khích lệ.

C. Hỏi thăm.

D. Mỉa mai.

Câu 13. Hoạt động “Hiến máu cứu người” là một trong những biểu hiện của sự

A. đoàn kết, yêu nước, nhân đạo.

B. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

C. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

D. hào sảng, đoàn kết và hiếu học.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Yêu thương, chăm sóc nhau bằng tình cảm chân thành.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

C. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

D. Giúp đỡ về vật chất và rinh thần với những người đang gặp khó khăn.

Câu 15. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông?

A. Anh K chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình.

B. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác.

C. Người dân cả nước cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng bị lũ lụt.

D. Cả lớp cùng thảo luận sôi nổi trong giờ kiểm tra viết môn Toán.

Câu 16. Hoàn cảnh gia đình A rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. A tâm sự với N và muốn N không nói với ai. Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Giữ lời hứa không nói chuyện của A với ai.

B. Trêu chọc và kể chuyện của A với các bạn khác.

C. Tâm sự với giáo viên chủ nhiệm để cùng tìm cách giúp đỡ A.

D. Nghe A tâm sự nhưng không quan tâm vì không liên quan tới mình.

Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai

A. động viên.

B. nhắc nhở.

C. chỉ bảo.

D. hướng dẫn.

Câu 18. Khi tự giác, tích cực học tập, chúng ta sẽ được rèn luyện những đức tính nào?

A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.

B. Tương thân tương ái.

C. Quan tâm, cảm thông.

D. Kiên cường, bất khuất.

Câu 19. Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ

A. bị mọi người chế giễu, trêu chọc, mỉa mai.

B. nhận được sự tin tưởng, quý mến của mọi người.

C. thường xuyên bị người khác lợi dụng.

D. phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập.

C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể.

Câu 21. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?

A. Chia ngọt, sẻ bùi.

B. Môi hở, răng lạnh.

C. Học bài nào, xào bài ấy.

D. Trên kính, dưới nhường.

Câu 22. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.

B. xác định đúng đắn mục đích học tập.

C. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 23. Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà T thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện T là người

A. thiếu tự giác, tích cực.

B. thiếu kĩ năng học tập.

C. luôn tự tin trong cuộc sống.

D. tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 24. Bạn K đến rủ M đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra môn tiếng Anh. Nếu em là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.

B. Đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.

C. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

D. Mắng cho K một trận vì làm phiền trong lúc học bài.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác hay không? Tại sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến 1. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

- Ý kiến 2. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Ý kiến 3. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

- Ý kiến 4. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1 -C

2-D

3-D

4-B

5-A

6-B

7-C

8-A

9-A

10-C

11-A

12-D

13-B

14-C

15-C

16-C

17-B

18-A

19-B

20-A

21-C

22-B

23-D

24-C

           

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm)

- Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác. Vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui vầ hạnh húc; các mối quan hệ cũng trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì: tất cả mọi người đều cần tự giác, tích cực học tập.

- Ý kiến 2. Đồng tình. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra; hòan thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở; luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống….

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: việc đặt mục tiêu học tập quá cao so với năng lực của bản thân dễ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc thất vọng (trong quá trình thực hiện); khi lập kế hoạch học tập, chúng ta nên đặt mục tiêu học tập vừa sức.

- Ý kiến 4. Không đồng tình. Vì hành động này thể hiện cách học mang tính chất đối phó.

2. Đề thi số 2

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN- ĐỀ 02

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ

A. tỉnh này sang tỉnh khác.

B. đời này sang đời khác.

C. nơi này sang nơi khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 2. Một trong những lễ hội truyền thống của người dân tỉnh Phú Thọ (Việt Nam) là

A. lễ hội đền Hùng.

B. lễ hội Lồng Tồng.

C. lễ hội cồng chiêng.

D. lễ cấp sắc của người Dao.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Hèn nhát.

D. Cần cù lao động.

Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây: “……… là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra vầ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Tự hào về gia đình, dòng họ.

B. Tự mãn về truyền thống gia đình, dòng họ.

C. Thỏa mãn về truyền thống quê hương.

D. Tự hào về truyền thống quê hương.

Câu 5. Câu ca dao dưới đây đề cập đến truyền thống nào của nhân dân Việt Nam?

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”.

A. Tôn sư trọng đạo.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Cần cù lao động.

D. Bất khuất chống ngoại xâm.

Câu 6. Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang).

B. duyên hải Nam Trung Bộ.

C. BắcBộ và Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

B. Biết ơn vầ kính trọng những người có công với quê hương.

C. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.

D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 8. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về truyền thống quê hương?

A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình.

B. Làn điệu dân ca truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.

C. Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.

D. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, …

Câu 9. Chia sẻ được hiểu là

A. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

B. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trênhết.

C. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

D. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.

Câu 10. Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Mỉa mai, giễu cợt khi thấy người khác gặp khó khăn, họa nạn.

B. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

C. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

D. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 11. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ

A. nhận được sự yêu quý của mọi người.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ.

D. bị người khác mỉa mai, giễu cợt.

Câu 12. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm dưới đây: “……….. là đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ”.

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 13. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

B. Nét chữ, nết người.

C. Chia ngọt, sẻ bùi.

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 14. Hoạt động: Tặng quần áo ấm cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của sự

A. hiếu học và tôn sư trọng đạo.

B. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

C. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.

Câu 15. Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự quan tâm?

A. Trong giờ kiểm tra môn tiếng Anh, bạn M đã cho K chép bài.

B. Bạn K từ chối giúp đỡ khi thấy một em bé đang khóc vì bị lạc.

C. Bạn V thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà nội.

D. Bạn P trêu chọc, chế giễu những thương – bệnh binh.

Câu 16. Trên đường đi học, H thấy một em bé đang khóc vì bị lạc bố mẹ. Nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Hỏi han và giúp đỡ em bé tìm lại bố mẹ.

B. Trêu chọc em bé vì thấy em ấy khóc nhè.

C. Làm ngơ vì việc đó không liên quan đến mình.

D. Chụp ảnh đăng lên facebook với thái độ thích thú.

Câu 17. Tự giác học tập là

A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.

B. học trên lớp, về nhà không cần học.

C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.

D. chia sẻ suy nghĩ của mình vớimọi người.

Câu 18. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

A. trốn học để đi chơi game.

B. có bài tập khó thì chép sách giải.

C. luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi.

Câu 19. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập?

A. Dậy sớm tập thể dục thể thao.

B. Quan tâm, sẻ chia với mọi người.

C. Tôn trọng, quý mến mọi người.

D. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

Câu 20. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.

B. xác định đúng đắn mục đích học tập.

C. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 21. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện học tập tự giác, tích cực?

A. Học bài nào, xào bài ấy.

B. Nước đổ đầu vịt.

C. Học trước quên sau.

D. Kính thầy yêu bạn.

Câu 22. Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?

A. Bạn K luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học.

B. Bạn P ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại nhắn tin.

C. Bạn Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép.

D. Bạn D thường xuyên mang sách Tiếng anh ra làm bài trong các giờ học khác.

Câu 23. Trong giờ học môn tiếng Anh, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng bạn B không giơ tay phát biểu. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ bạn B vì đó là quyền của bạn.

B. Khuyên B mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu.

C. Không quan tâm tới chuyện đó vì không phải việc của mình.

D. Nói với cô giáo là bạn B biết đáp án nhưng không giơ tay phát biểu.

Câu 24. Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ.

B. Chúng ta chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi sắp tới kì kiểm tra.

C. Xây dựng kế hoạch học tập khoa học là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

D. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta rèn luyện tính tự tập, tự chủ và kiên trì.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1 -B

2-A

3-C

4-D

5-B

6-A

7-C

8-B

9-A

10-D

11-A

12-B

13-C

14-C

15-C

16-A

17-A

18-C

19-D

20-B

21-A

22-A

23-B

24-B

           

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm)

- Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực:

+ Giúp học sinh không ngừng tiến bộ và đạt được kết quả cao trong học tập.

+ Giúp rèn luyện ở học sinh đức tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường và bền bỉ.

+ Giúp các bạn học sinh thành công hơn trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến của mọi người.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Ý kiến 1. Không tán thành. Vì: nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.

- Ý kiến 2. Tán thành. Vì: truyền thống của quê hương, đất nước bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể. Vì vậy: những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

- Ý kiến 3. Không tán thành. Vì: hành động đó gây sự tổn thương đối với chú thương binh, đồng thời, cho thấy các bạn nhỏ chưa biết trân trọng sự hi sinh xương máu của thế hệ đi trước cho độc lập, tự do của dân tộc, chưa biết phát huy truyền thống yêu nước của quê hương.

- Ý kiến 4. Không tán thành. Học sinh cũng cần giữ gìn truyền thống quê hương thông qua những việc làm phù hợp.

3. Đề thi số 3

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN- ĐỀ 03

Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. Món ăn nào không phải là món ăn truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Bún bò Huế.

B. Phở Hà Nội.

C. Kim Chi.

D. Bánh chưng, bánh dày.

Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa

D. Coi thường việc làm chân tay.

Câu 3. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu 4Hành động nào sau đây không thể hiện tính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Không thích trang phục dân tộc

B. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

C. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

D. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây trái với quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra.

C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.

D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.

Câu 6. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Trêu đùa để bạn tức giận.

Câu 7Hành động nào không phải là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ?

A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.

B. Gặt lúa giúp gia đình người già.

C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.

D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn

Câu 8. Việc làm nào sau đâythể hiện tính tự lập trong học tập?

A. Nhờ bạn chép bài hộ.

B. Chỉ làm bài tập dễ, không suy nghĩ để làm bài khó.

C. Học và làm bài tập đầy đủ.

D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

Câu 9Biểu hiện nào dưới đây trái với học tập tự giác, tích cực?

A. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

B. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới làm bài tập.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

D. Tích cực hợp tác khi học nhóm.

Câu 10. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai

A. quát nạt.

B. cảm thông, chia sẻ.

C. nhắc nhở, khuyên bảo.

D. hợp tác.

Câu 11.   Biểu hiện nào Trái với học tập tự giác, tích cực là?

A. Tự tin trong học tập.

B. Chủ động trong học tập.

C. Tự chủ trong học tập.

D. Lười nhác trong học tập.

Câu 12. Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm, chia sẻ đối với những ai?

A.  Chỉ các bạn trong lớp

B. Tất cả mọi người xung quanh chung ta

C. Chỉ anh em, họ hàng thân thích.

D. Chỉ các bạn cùng giới.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

- Mỗi ý đúng cho 0.5điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

C

B

A

B

C

D

C

B

C

D

B

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2.0đ)

a. Suy nghĩ và hành động của bạn H là sai

- Thể hiện tính ích kỉ, không biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội.

b. Nếu em là bạn T thì em giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau, đó là:

- Nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách.

- Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

- Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

0.5đ

 

0.5đ

 

0.25đ

 

 

0.25đ

 

0.5đ

Câu 2

(2.0đ)

 - Em đồng tình với ý kiến đó, vì học tập tích cực, tự giác giúp chúng ta:

- Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập;

- Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ.

- Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

0.5đ

 

0.5đ

0.5đ

0.5đ

Câu 3

(3.0đ)

 

 

a. - Suy nghĩ và việc làm của anh trai M là sai, vì:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự là quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc

- Anh trai M có vẻ do dự, tâm trạng không vui và có ý định tìm lí do để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đây là việc làm trái ngược lại với truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc

b. Nếu là M, em sẽ:

- Động viên anh tham gia nghĩa vụ quân sự

- Giải thích cho anh hiểu rằng tham gia nghĩa vụ quân sự chính là việc làm góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của quê hương, đất nước.

0.5đ

0.5đ

 

1.0đ

 

0.5đ

 

0.5

4. Đề thi số 4

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN- ĐỀ 04

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)

Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:

Câu 1: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thõng dân tộc.

Câu 2: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyển thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của quê hương?

A. Tích cực giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

B. Sống trong sạch và lương thiện.

C. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.

D.Quảng bá nghề truyền thống.

Câu 5: Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 6: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 7: Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.

B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

C. Gen ghét, đố kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 10. Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập?

A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp.

B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ.

C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay.

D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định.

Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập?

A. Dễ làm khó bỏ

B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.

C. Học học nữa, học mãi.

C. Cái khó bó cái khôn.

Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.

B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.

C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.

D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ/A

A

B

C

A

A

B

C

A

D

D

C

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình.

Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương.

Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống, …

Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

a, Theo em việc của N rất là đúng vì nếu bạn H ốm thì không thể ghi bài và không thể đến lớp, cho lên bạn N đã ghi đầy đủ bài vở rồi mang về cho bạn chép và giảng cho bạn

- Theo em, ý kiến của bạn M là sai vì thấy bạn bị ốm phải giúp đỡ bạn để bạn theo kịp bài học.

b, Học sinh tự liên hệ bản than về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.

c, HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích. ( Tuỳ từng mức độ vận dụng của Hs để cho điểm)

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Không đổng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập.

- Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần.

1,0 điểm

5. Đề thi số 5

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN- ĐỀ 05

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm).

 Chọn đáp án em cho là đúng nhất:

Câu 1: Loại hình diễn xướng dân gian nào dưới đây thuộc tỉnh Bắc Ninh?

A. Dân ca quan họ.

B. Hát Xẩm.

C. Hát Then.

D. Hát Xoan.

Câu 2: Trong các anh hùng dân tộc của Bắc Ninh, ai là tổng bí thư khi mới 26 tuổi?

A. Ngô Gia Tự.

B. Nguyễn Văn Cừ.

C. Hoàng Quốc Việt.

D. Nguyễn Đăng Đạo.

Câu 3: Những làng nghề truyền thống thuộc tỉnh Bắc Ninh là

A. bánh đa Kế, mì Chũ, rượu làng Vân.

B. tương Bần, long nhãn sấy, mộc Mĩ Hào.

C. tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, mĩ nghệ Đồng Kị.

D. gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, cốm làng Vòng.

Câu 4: Di tích lịch sử nào không thuộc tỉnh Bắc Ninh? 

A. Đình làng Đình Bảng.

B. Lăng và đền Kinh Dương Vương.

C. Đền Bà Chúa Kho

D. Chùa Một Cột.

Câu 5: Hành vi nào sau đây không thể hiện sự quan tâm chia sẻ?

A. Thấy người bị tai nạn không giúp.

B. Nấu cháo, mua thuốc khi mẹ ốm.

C. Cổ vũ nhiệt tình khi đồng đội tham gia thi đấu thể thao.

D. Thường xuyên gọi điện thăm hỏi ông bà.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quan tâm, cảm thông chia sẻ?

 A. Giúp mọi người có động lực vượt qua khó khăn

 B. Mối quan hệ xã hội không bền vững.

 C. Nhận được sự tôn trọng, yêu quý của mọi người.

 D. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.

Câu 7: Câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nào dưới đây nói về phẩm chất quan tâm cảm thông chia sẻ?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Thương người như thể thương thân.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 8: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Tặng quà bằng vật chất mới thể hiện sự quan tâm.

B. Chỉ quan tâm, chia sẻ khi gặp khó khăn.

C. Khi được đề nghị thì mới giúp đỡ người khác.

D. Sự quan tâm, cảm thông chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.

Câu 9: Học tập, tự giác tích cực là

A. chủ động nhờ người khác giúp đỡ.

B. cần nhắc nhở khi thực hiện nhiệm vụ.

C. làm được đến đâu thì làm.

D. chủ động cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.

Câu 10: Không học tập tự giác tích cực sẽ

A. đạt kết quả cao trong học tập.

B. rèn tính tự lập tự chủ.

C. được mọi người tin yêu.

D. học tập sa sút, kết quả học tập thấp

Câu 11: Quan điểm nào sau đây là đúng?

A. Khi kiểm tra mới cần tích cực tự giác.

B. Giáo viên cho điểm cao mới xung phong làm bài.

C. Học sinh không cần xây dựng kế hoạch học tập.

D. Học tập tự giác tích cực giúp rèn luyện tự lập tự chủ.

Câu 12: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về học tập tự giác tích cực?

A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

C. Há miệng chờ sung

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

C

A

B

B

D

D

D

D

A

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm). Em hãy kể những việc làm đáng phê phán trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương? Em đã làm gì để phát huy truyền thống quê hương em?

- Viêc đáng phê phán (HS ghi được ít nhất 4 việc). VD:

+ Chê bai các giá trị truyền thống.

+ Trêu chọc các thương binh, liêt sĩ, người có công với cách mạng.

+ Viết, vẽ bậy lên các khu di tích, bảo tàng văn hoá.

+ Xả rác bừa bãi, tiếp tay cho việc chèo kéo khách du lịch, … tại các lễ hội.

Những việc làm của em trong việc giữ gìn truyền thống trốt đẹp của quê hương (Hs ghi được ít nhất 3 việc làm của bản thân). VD:

+ Tìm hiểu về truyền thống quê hương mình.

+Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương.

+ Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

+Tiếp nối các truyền thống tốt đẹp của quê hương như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ nghề truyền thống, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống…

+ Tuyên truyền giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

+ Kính trọng người lớn tuổi, trân trọng những người có công với cách mạng ở địa phương đã chiến đấu vì đất nước…

+ …

Câu 2: (3 điểm). Em hãy kể về một tấm gương (trong lớp, trường…) biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết? Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

- HS kể được 1 tấm gương cụ thể.

- Liệt kê được ít nhất 2 biểu hiện của biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác của tấm gương đó. VD:

+ Lắng nghe, động viên

+ Chia sẻ vật chất, tinh thần với những người khó khan.

+ Khích lệ, quan tâm, động viên bạn bè

+ An ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm

+ Phê phán tính ích kỉ, thờ ơ, trước khó khăn mất mát của người khác

  • Học tập được từ tấm gương đó:

+ Ngưỡng mộ tấm gương đó, sẽ luôn: quan tâm, cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác để mọi người trong xã hội luôn được vui vẻ hạnh phúc

+ Có tinh thần tập thể cao, không chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ hẹp hòi

Câu 3: (1,5 điểm). Theo em vì sao chúng ta phải học tập tự giác tích cực? Em đã học tập tự giác tích cực như thế nào?

- Chúng ta phải tích cực học tập vì:

+ Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo, không ngừng tiến bộ và đạt kết quả cao trong học tập

+ Rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường bền bỉ

+ Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống, được mọi người tin yêu, quý mến.

- Biểu hiện học tập tự giác, tích cực của HS:

+ Có mục đích động cơ học tập đúng đắn

+ Chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ (học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tích cực xây dựng bài, tích cực hợp tác với bạn bè thầy cô trong giờ học…)

+ Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập

+ Có kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân…

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Tô Vĩnh Diện. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF