YOMEDIA

Đề cương ôn tập Chương Cacbohidrat năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Vinh Xuân

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập Chương Cacbohidrat năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Vinh Xuân dưới đây được hoc247 biên soạn và tổng hợp gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận chương cacbohiđrat. Mời các bạn tham khảo!

ATNETWORK

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT VINH XUÂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG CACBOHIĐRAT

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM:

I. Khái niệm về cacbohiđrat.

II. Glucozơ

1. Trạng thái tự nhiên. Cấu tạo phân tử. Tính chất vật lý.

2. Tính chất hóa học: Tính chất ancol đa chức, anđehit đơn chức, phản ứng lên men.

3. Ứng dụng và điều chế. Đồng phân của glucozơ: Fructozơ.

 (chú ý phản ứng chuyển hoá Fructozơ Glucozơ)

III. Saccarozơ

1.Trạng thái tự nhiên. Cấu trúc phân tử. Tính chất vật lí.

2.Tính chất hóa học: Phản ứng với Cu(OH)2. Phản ứng thuỷ phân.

3. Ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ.

4. Đồng phân của saccarozơ: Mantozơ*

IV. Tinh bột

1. Cấu trúc phân tử. Tính chất vật lí.

2. Tính chất hóa học: Phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu với iot.

3. Ứng dụng.

V. Xenlulozơ

1. Trạng thái tự nhiên. Cấu trúc phân tử. Tính chất vật lí.

2. Tính chất hóa học: Phản ứng thuỷ phân, Phản ứng với axit nitric.

3. Ứng dụng.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Lượng glucozơ cần dùng bằng

A. 24 gam                              B. 40 gam                         C. 50 gam                         D. 48 gam

Câu 2: Dùng một hoá chất nào có thể phân biệt các dung dịch: hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ?

A. Dung dịch I2                     B. AgNO3/NH3                C. Cu(OH)2/NaOH          D. Dung dịch Br2

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh.

B. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc

C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh

D. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt

Câu 4: Để xác định các nhóm chức của glucozơ, ta có thể dùng:

A. Cu(OH)2 /OH-                  B. Quỳ tím                        C. Natri kim loại               D. Ag2O/dd NH3

Câu 5: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ tạo thành sợi đay là 5 900 000 đvC, sợi bông là 1750000 đvC. Tính số mắt xích (C6H10O5) trung bình có trong một phân tử của mỗi loại xenlulozơ đay và bông?

A. 36420 và 10802                B. 36401 và 10803           C. 36402 và 10802           D. 36410 và 10803

Câu 6: Dựa vào tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n?

A. Thuỷ phân tinh bột và xen lulozơ đến tận cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ C6H12O6.

B. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol CO2 : H2O bằng 6 : 5

C. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.

D. Tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước

Câu 7: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol. Tính thể tích ancol 400 thu được, biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt mất 10%.

A. 2875,0 ml                         B. 3194,4 ml                     C. 2300,0 ml                     D. 2785,0 ml

Câu 8: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?

A. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dung dịch iot

B. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4.

C. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.

D. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot

Câu 9: Bằng thực nghiệm nào chứng minh cấu tạo của glucozơ có nhóm chức -CH=O?

A. Tác dụng với Cu(OH)2/ NaOH khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch. (2)   

B. Phản ứng với H2/Ni, nhiệt độ. (3)

C. Có phản ứng tráng bạc. (1)                                                      

D. (1) và (2) đều đúng.

Câu 10: Thực nghiệm nào sau đây không tương ứng với cấu trúc của glucozơ?

A. Có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau

B. Khử hoàn hoàn tạo hexan.

C. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraaxetat

D. Tác dụng với: AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag; với Cu(OH)2/OH- tạo kết tủa đỏ gạch và làm nhạt màu nước brom

Câu 11: Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Tính thể tích không khí (đo ở đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp tạo ra 200 g bông 95% xenlulozơ.

A. 78,814 lit                          B. 525,432 lit                    C. 408,88 lit                     D. 141,866 lit

Câu 12: Tính thể tính dung dịch HNO3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 29,7 gam xenlulozơ trinitrat.

A. 15,00 ml                           B. 24,39 ml                       C. 1,439 ml                       D. 12,95 ml

Câu 13: Đun nóng dung dịch chứa 18 g glucozơ với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là

A. 21,6 g và 17 g                   B. 10,8 g và 17 g              C. 10,8 g và 34 g              D. 21,6 g và 34 g

Câu 14: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Glucozơ                            B. Saccarozơ                    C. Tinh bột                       D. Xenlulozơ

Câu 15: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?

A. Khử glucozơ bằng H2/Ni, to                                      B. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim

C. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng                D. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.

Câu 16: Nhỏ iot vào các chất sau, chất nào chuyển sang màu xanh:

A. tinh bột                             B. xenlulozơ                     C. lipit                              D. glucôzơ

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng?

A. Thực phẩm cho con người

B. Xenlulozơ dưới dạng tre, gỗ, nứa, ... làm vật liệu xây, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy, ...

C. Xenlulozơ được dùng làm một số tơ tự nhiên và nhân tạo

D. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic (ancol etylic)

Câu 18: Hoá chất nào có thể phân biệt được các dung dịch sau: dung dịch táo xanh, dung dịch táo chín, dung dịch KI?

A. Dung dịch iot                   B. Dung dịch AgNO3       C. Dung dịch O2              D. Dung dịch O3

Câu 19: Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 96o. Tính khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên, biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.

A. 111 kg                              B. 89 kg                            C. 74 kg                            D. 71 kg

Câu 20: Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia thành 2 phần bằng nhau:

- Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3 (dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag

- Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag.

 Giả sử các phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có chứa:

A. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột về khối lượng 

B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột về khối lượng

C. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột về khối lượng 

D. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột về khối lượng

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Cacbohidrat năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Vinh Xuân. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu sau:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON