YOMEDIA

Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - Ngữ văn 11

 
NONE

Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và khát khao được sống đến mãnh liệt của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Xuyên suốt toàn bài thơ là những hoài niệm, suy tư của tác giả về cảnh vật và con người xứ Huế.

ADSENSE

1. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

1.1. Bài thơ

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

                         -Hàn Mặc Tử-

Sao anh không về chơi thôn Vĩ? 

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. 

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 

Lá trúc che ngang mặt chữ điền. 

Gió theo lối gió, mây đường mây, 

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... 

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, 

Có chở trăng về kịp tối nay? 

Mơ khách đường xa, khách đường xa 

Áo em trắng quá nhìn không ra... 

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 

Ai biết tình ai có đậm đà?

1.2. Video bài giảng Đây thôn Vĩ Dạ

Với thời lượng 1 giờ 39 phút, video bài giảng do cô Phan Thị Mỹ Huệ - GV tại Học247 trực tiếp giảng dạy sẽ giúp các em nắm được nội dung chính của bài thơ qua 3 phần: tìm hiểu chung về tác giả Hàn Mặc Tử, đọc hiểu nội dung chính của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật toàn tác phẩm.

2. Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ

2.1. Soạn bài tóm tắt

Ngoài phần hướng dẫn soạn bài chi tiết, Hoc247 còn tổng hợp và biên soạn hướng dẫn soạn bài tóm tắt với các gợi ý trả lời tóm tắt các câu hỏi trong SGK của 2 chương trình Ngữ văn cơ bản và Nâng cao. Với kết cấu nội dung gồm 3 phần: bố cục bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, hướng dẫn soạn bài chương trình chuẩn, hướng dẫn soạn bài chương trình nâng cao, hy vọng sẽ giúp các em có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị thật tốt cho bài học tuần tuần thứ 23 trong chương trình Ngữ văn lớp 11 tập 2 của mình. Để nắm nội dung chi tiết bài soạn, các em tham khảo tại đây: Hướng dẫn soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ tóm tắt.

 

2.2. Soạn bài chi tiết

Phần hướng dẫn soạn bài chi tiết mà Học247 tổng hợp và biên soạn sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi nằm trong mục soạn bài và luyện tập như: Phân tích nét đẹp của phong cảnh Thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu?, Hình ảnh gió, mây, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì? hay Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?... Các câu hỏi trên thuộc phần luyện tập trong SGK của bài học Tuần thứ 23: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử. Để có thể trả lời các câu hỏi này, các em cần phải nắm vững nội dung bài học. Phần soạn bài bao gồm những gợi ý sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trong SGK một cách nhanh chóng. Để nắm nội dung chi tiết, các em tham khảo tại đây: Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ

3. Văn mẫu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

3.1. Cảm nhận về bài thơ

Đề bài: Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Đây thôn Vĩ Dạ là tiếng ca dạt dào của tình yêu cuộc sống, bức tranh thơ tươi sáng ấy được viết trong những giờ khắc tăm tối nhất khi mà nhà thơ phải đối mặt với cái chết, nỗi tuyệt vọng và cô đơn. Bài văn mẫu sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về triết lý sống lạc quan, hướng đến một tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên và một trái tim khát khao sống của Hàn Mặc Tử. Với bố cục: sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết, bài mẫu, Hoc247 hy vọng sẽ giúp các em định hướng được cách triển khai ý cho toàn bài văn từ đó khắc sâu các kiến thức đã học và đạt điểm thật cao cho dạng đề này. Cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài mẫu tại đây: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

3.2. Nêu nét chính về tác giả và tác phẩm

Đề bài: Em hãy nêu những nét chính về tác giả Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ.

Với dạng đề này, các em cần có cái nhìn tổng quan về hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng như những khó khăn tác giả đang phải đối mặt. Bài văn mẫu gồm các gợi ý cần nêu thông qua các nhận định của nhà thơ Chế Lan Viên, Quách Tấn, Vũ Quần Phương, Lê Trí Viễn, Lã Nguyên về Hàn Mặc Tử về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Cùng tham khảo bài mẫu tại đây: Đôi nét về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

3.3. Lập dàn ý bài thơ

Đề bài: Lập dàn ý bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Là một bài thơ viết về thiên cảnh xứ Dạ cùng sự gửi gắm những tâm trạng băn khoăn, tiếc nuối, hờn dỗi, Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử được xem là một trong những tác phẩm gợi nhiều sự đồng cảm của bạn đọc. Không giống như nhiều bài thơ tả cảnh ngụ tình khác, các khổ thơ của bài Đây thôn Vĩ Dạ được nối kết với nhau thông qua dòng chảy tâm trạng của nhân vật trữ tình. Với dạng đề Lập dàn ý cho bài thơ, HỌC247 sẽ giúp các em định hướng được những bước cần triển khai khi làm dàn ý phân tích một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng. Bên cạnh phần gợi ý lập dàn bài tóm tắt, các em cũng sẽ được tham khảo dàn bài chi tiết và một bài văn mẫu cho dạng đề phân tích này. Vậy để hiểu rõ hơn những nội dung cần nắm, các em có thể tham khảo dàn ý và bài văn mẫu tại đây: Dàn ý bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

3.4. Cảm nhận khổ thơ 1

Đề bài: Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ hiện lên với hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế được Hàn Mặc Tử vẽ ra thật nên thơ và e ấp. Đó là một bức tranh với những hình ảnh hàng cau, khu vườn xanh mướt đang dang tay đón lấy ánh nắng ban mai. Đó là hình ảnh đẹp đẽ mà e ấp của người con gái mang khuôn mặt chữ điền phúc hậu đứng khuất sau lá trúc. Những hình ảnh nên thơ ấy đã làm cho biết bao bạn đọc cảm thấy yêu mến mảnh đất này nhiều hơn. Vậy để Cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ các em cần có những hướng triển khai theo như thế nào từ việc lập dàn ý cho đến viết bài văn hoàn chỉnh? HỌC247 sẽ cung cấp cho các em những kiến thức ấy, mời các em cùng tham khảo tại đây: Cảm nhận khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ dạ

3.5. Cảm nhận khổ thơ 2

Đề bài: Cảm nhận về khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Nếu ở khổ thơ đầu, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh xứ Dạ được bao trùm bởi nắng mai thì qua khổ hai hình ảnh của một miền sông nước bao la, mênh mông được hiện ra một cách mờ ảo. Không còn được chiếu rọi bởi ánh nắng ngày mới, thôn Vĩ Dạ giờ đây lại hiện lên với những hình ảnh bình dị mà nên thơ: gió, mây, dòng nước, hoa bắp và trăng. Nhưng không theo một quy luật thông thường "gió thổi mây bay", gió của Hàn Mặc Tử lại ngược lối với mây, dòng nước buồn thiu trước cảnh hoa bắp đang lay bên hai bên bờ. Đó là một phần nội dung chính của khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Để cảm nhận về khổ thơ hai một cách rõ ràng và đầy đủ hơn, các em có thể đọc thêm bài hướng dẫn cách trình bày dàn ý chi tiết và bài văn mẫu do HỌC247 biên soạn và tổng hợp tại đây: Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

3.6. Cảm nhận khổ thơ 3

Đề bài: Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Ở khổ 1 và 2 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, nhà thơ Hàn Mặc tử đã gợi tả nên những cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng nhưng đượm buồn của xứ Huế mộng mơ. Qua khổ thơ 3, những hình ảnh của thực tại như gió, mây, hoa bắp, dòng nước đã dần được thay thế bởi những hình ảnh huyền ảo của một người khách đường xa với đầy nỗi lo lắng, hoài nghi nhưng cũng đầy sự hi vọng, thiết tha được yêu được yêu cuộc đời, được yêu con người. Một bức tranh được bao phủ bởi làn sương mờ đã khiến cho con người nơi đây cũng mờ đi trong sự huyền ảo. Đây là một cách cảm nhận tổng quát về khổ thơ ba trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Vậy để lập dàn ý và viết được một bài văn hoàn chỉnh về khổ thơ này, các em cần phải triển khai theo hướng nào? Để giải quyết những băn khoăn này của các em, HỌC 247 đã giúp các em biên soạn phần dàn ý chi tiết và tổng hợp những bài văn mẫu hay. Mời các em cùng tham khảo tại đây: Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. 

3.7. Cảm nhận hai khổ thơ đầu

Đề bài: Cảm nhận hai khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Là một nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, Hàn Mặc Tử đã phác họa nên một bức tranh sông nước xứ Huế mộng mơ, hư ảo qua bài Đây thôn Vĩ Dạ. Hình ảnh nắng ban mai soi chiếu xuống hàng cây và những thửa vườn xanh mướt hay là cảnh gió, mây, sông nước, hoa bắp dưới ánh trăng vàng mờ ảo, tất cả đó đã tạo nên một vẻ đẹp hút hồn người khi độc giả thưởng thức hai khổ thơ đầu của bài Đây thôn Vĩ Dạ. Trên đây là một phần cảm nhận của bạn đọc về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Vậy để lập dàn ý cũng như hoàn thành một bài văn cảm nhận về hai khổ thơ này, các em có thể tham khảo những phần được HỌC247 biên soạn và tổng hợp chọn lọc tại đây: Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

3.8. Thế giới nghệ thuật trong bài thơ

Đề bài: Thế giới nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa thanh và đa sắc. Thi sĩ đã góp vào kho tàng thi văn nhiều sáng tác độc đáo, hình ảnh độc đáo, ngôn từ đầy ấn tượng, gợi hình, gợi cảm cao: "Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng" và "Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh" (Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Thanh). Vậy thế giới nghệ thuật ấy của Hàn Mặc Tử được thể hiện phong phú và độc đáo như thế nào thông qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mời các em cùng tham khảo tại đây: Nghệ thuật trong bài Đây thôn Vĩ Dạ.

3.9. So sánh hai đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ và Tây Tiến 

Đề bài: Lập dàn ý so sánh hai đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử và đoạn thơ trong Tây Tiến - Quang Dũng

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Tây Tiến - Quang Dũng)

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Là hai tác giả thuộc hai phong cách thơ khác nhau nhưng giữa Hàn Mặc Tử và Quang Dũng lại có những điểm chung khi đứng trước khung cảnh sông nước quê hương. Sự tài hoa của hai nghệ sĩ này đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng, huyền ảo và lung linh. Bên cạnh những nét tương đồng ấy, giữa hai cách cảm của hai nhà thơ cũng có những điểm khác biệt nhất định. Để hiểu và lập được dàn ý cho đề bài So sánh hai đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử và đoạn thơ trong Tây Tiến - Quang Dũng, HỌC247 đã giúp các em hoàn thành việc lập dàn ý chi tiết. Để có thể tham khảo phần lập dàn ý chi tiết này, các em có thể tham khảo thêm tại đây: Dàn ý so sánh hai đoạn thơ.

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF