YOMEDIA

Chuyên đề Ứng dụng hệ thức Vi-ét Toán 9

Tải về
 
NONE

Với mong muốn cung cấp cho các em học sinh có nhiều tài liệu tham khảo và ôn luyện thật tốt, HOC247 đã sưu tầm và tổng hợp Chuyên đề Ứng dụng hệ thức Vi-ét Toán 9. Hi vọng sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

ATNETWORK

CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG HỆ THỨC VI-ÉT

A. Lý thuyết:  

+ Nếu  x1, x2  là hai nghiệm của phương trình bậc hai  ax2 + bx + c = 0 thì

S =  x1 +x2 =\(\frac{-b}{a}\)                    P =  x1.x2  = \(\frac{c}{a}\)

+ Nếu hai số x1 , x2  có tổng  x1 + x2 = S và tích x1x2 = P thì hai số đó là các nghiệm của phương trình X2 - SX + P = 0  (Định lý Viét đảo)

B. Nội dung:

Vận dụng Định lý Viét và Viét đảo ta chia làm các dạng bài tập sau:

1. Dạng 1: Nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai

+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a khác 0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1= 1, còn nghiệm kia là x2 = \(\frac{c}{a}\)

+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a khác 0) có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1= -1, còn nghiệm kia là x2 = -\(\frac{c}{a}\)  

Ví dụ 1:  Không giải phương trình hãy nhẩm nghiệm của các phương trình sau:

a)   3x2 - 5x + 2 = 0                

b)   -7x2 - x + 6 = 0

Giải:

a.Ta có a + b + c = 3 - 5 + 2 = 0

  nên phương trình có hai nghiệm x1 = 1,   x2 = \(\frac{c}{a}\) = \(\frac{2}{3}\)  

b. Ta có  a - b + c = -7 +1 + 6 = 0

 nên phương trình có hai nghiệm  x1= -1, x2 = - \(\frac{c}{a}\) = \(\frac{6}{7}\) 

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2. Dạng 2: Tìm điều kiện của tham số khi biết một nghiệm của phương trình đã cho

Ví dụ1:   Cho phương trình 2x2 - px + 5 = 0.

Biết phương trình có một nghiệm là 2. Tìm p và tìm nghiệm còn lại

Giải:

 Cách 1: Thay x = 2 vào phương trình ta được p = $\frac{13}{2}$ . Theo hệ thức Viét ta có

x1x2 = \(\frac{5}{2}\) mà x1= 2 nên  x2 = \(\frac{5}{4}\) 

 Cách 2: Vì  phương trình có nghiệm  nên theo hệ thức Viét ta cóx1 x2 = \(\frac{5}{2}\) mà x1 = 2 nên x2 = \(\frac{5}{4}\).

Mặt khác   x1+ x2 = \(\frac{p}{2}\)  =>   \(\frac{p}{2}\)= 2 + \(\frac{5}{4}\)  =>   p = \(\frac{13}{2}\)

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

3. Dạng 3: Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai

Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0  nếu có nghiệm thoả mãn:

a) P < 0  thì hai nghiệm đó trái dấu

b) P > 0 và S > 0 thì hai nghiệm đều dương

c) P > 0 và S < 0 thì hai nghiệm đều âm

Ví dụ 1 : Không giải phương trình xét dấu các nghiệm của các phương trình sau:

a)  x2 - 2 \(\sqrt{3}\)x + 4 = 0                               

b)  x2 + 5x - 1 = 0

c)  x2  - 2\(\sqrt{3}\)x  + 1 =0                               

d)  x2 + 9x + 6 = 0

Giải:

a) Ta có   D '= -1 < 0 nên phương trình vô nghiệm

b) Ta có   P < 0 nên phương trình có hai nghiệm trái dấu

c) Ta có   D' = 2;  S =  2\(\sqrt{3}\) > 0;  P = 1 > 0 nên phương trình có hai nghiệm dương phân biệt 

d) Ta có   D =57;  S = -9 < 0;  P = 6 > 0  nên phương trình có hai nghiệm âm phân biệt

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

4. Dạng 4:  Tính giá trị của biểu thức chứa các nghiệm của phương  trình đã cho

Ví dụ 1: Cho phương trình  x2+ mx + 1 = 0  ( m là tham số)

Nếu phương trình có nghiệm x1, x2  . Hãy tính giá trị biểu thức sau theo m:

a)  x12 + x22

b) x13 + x23  

c) \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right|\) 

Giải:

Vì phương trình có nghiệm x1, x2  nên theo hệ thức Viét  ta có:

x1+ x2 = -m    và x1.x2 = 1

a)  x12 + x22  = (x1 +x2)2 - 2x1x2 = m2 - 2

b)  x13 + x23 = (x1+x2)3 - 3x1x2(x1+ x2) = -m3+ 3m

c) (x1 - x2)2 = (x1 +x2)2 - 4x1x2  = m2- 4   nên \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right|\) =  \(\sqrt {{m^2} - 4}\)   

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

5. Dạng 5: Tìm điều kiện của tham số để phương trình có hai nghiệm thỏa mãn hệ thức nào đó

Ví dụ 1: Tìm m để phương trình x2 + 2x + m = 0 (m là tham số)  có hai nghiệm x1, x2 thoả mãn

a) 3x1 + 2x2 = 1

b) x12 -x22 = 6

c) x12 + x22 = 8

Giải:

Để phương trình có nghiệm thì \(\Delta ' \ge 0 \Leftrightarrow m \le 1\)  

a) Kết hợp hệ thức Viét ta có hệ:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x_1} + {x_2} =  - 2{\kern 1pt} \quad (1)}\\
{3{x_1} + 2{x_2} = 1\quad (2)}\\
{{x_1}{x_2} = m\quad \quad (3)}
\end{array}} \right.\)  

Giải hệ  (1), (2) ta được  x1= 5; x2= -7

Thay vào (3) ta được m = -35 (thoả mãn điều kiện)

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

6. Dạng 6: Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào tham số

Ví dụ 1 :  Cho phương trình x2 - 2(m + 1) x + m2 =0

a) Tìm m để phương trình có nghiệm

b) Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào m

Giải:

a) Ta có \(\Delta '\) = (m + 1)2 - m2 = 2m + 1 Phương trình đã cho có nghiệm <=> \(\Delta '\) \(\ge\) 0 <=>  m \(\ge \)- \(\frac{1}{2}\)

b) Theo hệ thức Viét ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = 2(m + 1)\;\;\;{\mkern 1mu} (1)\\
{x_1}{x_2} = {m^2}\;\;\;{\mkern 1mu} \;\;\;{\mkern 1mu} (2)
\end{array} \right.\)  

Từ (1) ta có  m = \(\frac{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}}{2}-1\) thay vào  (2) ta được  \({{x}_{1}}{{x}_{2}}={{\left( \frac{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}}{2}-1 \right)}^{2}}\)

Hay  4x1x2 = (x1 + x2 - 2)2  là hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào m

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

7. Dạng 7: Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, chứng minh bất đẳng thức của biểu thức nghiệm

Ví dụ 1:  Cho phương trình x2 - 2(m - 1)x + m - 5 = 0  với m là tham số

Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình trên. Với giá trị nào của m thì biểu thức A = x12 + x22 đạt giá trị nhỏ nhất. Tìm giá trị đó. 

Giải:

Ta có D' = (m - 1)2 -(m - 5) = m2 - 3m + 6 > 0 nên phương trình luôn có nghiệm với mọi giá trị của m

Theo hệ  thức Viét ta có: x1+ x2 = 2(m - 1)  và x1x2 = m - 5

Þ x12+ x22 = (x1+x2)2 - 2x1x2  = 4(m - 1)2 - 2(m - 5)

= 4m2 - 10m +14 = \({{\left( 2m-\frac{5}{2} \right)}^{2}}+\frac{11}{4}\ge \frac{11}{4}\)

Dấu bằng xẩy ra khi m = \(\frac{5}{4}\). Vậy Amin = \(\frac{11}{4}\) khi m = \(\frac{5}{4}\) 

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Ứng dụng hệ thức Vi-ét Toán 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON