YOMEDIA

Chuyên đề Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất Sinh học 12 có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu tài liệu Chuyên đề Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất Sinh học 12 có lời giải chi tiết bao gồm kiến thức cần lưu ý và các bài tập áp dụng sẽ giúp các em ôn tập tốt nhất chương Sự phát sinh và phát triển của sự sống ở Trái đất trong chương trình Sinh học 12. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHUYÊN ĐỀ: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT SINH HỌC 12  

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Nguồn gốc sự sống

  • Sự sống được phát sinh từ chất không sống thông qua giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh
  • học.
  • Tiến hóa hóa học là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
  • Khí quyển của trái đất nguyên thủy chủ yếu có các khí CH4, NH3, H2O, H2 (chưa có O2).
  • Ngày nay không diễn ra tiến hóa hóa học vì thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết, hoặc nếu có thì sẽ bị vi khuẩn phân hủy.
  • Phân tử có khả năng tự nhân đôi đầu tiên là ARN. → Vật chất di truyền đầu tiên được lưu trữ trên ARN.
  • Dấu hiệu đánh dấu kết thúc giai đoạn tiến hóa hóa học là hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi (AND, ARN, protein)
  • Tiến hóa tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.

2. Hóa thạch

  • Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. (các bộ xương; vết chân; xác được bảo quản nguyên vẹn trong băng tuyết).
  • Hóa thạch có vai trò cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới (dựa vào hóa thạch sẽ biết được lịch sử phát triển và diệt vong của các loài sinh vật và sự biến đổi địa chất, khí hậu của vỏ trái đất).

3. Sự phát triển sinh giới qua các địa chất

  • Dựa vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật để chia lịch sử phát triển thành 5 đại (Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh).
  • Sự sống đầu tiên xuất hiện ở dưới nước, sau đó di cư lên cạn (từ đại Cổ sinh, sinh vật bắt đầu di cư lên cạn). Càng về sau thì sinh vật càng đa dạng và thích nghi càng hợp lý với môi trường. (Trong quá trình tiến hóa, số lượng loài tăng lên, đa dạng sinh học tăng lên).
  • Sự biến đổi địa chất là nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài. Sau mỗi lần biến đổi địa chất, những loài sinh vật sống sót sẽ tiến hóa thành loài mới.

* Lưu  ý: Kỷ  Camri  (phát  sinh  các  ngành động vật,  phân  hóa tảo); Kỷ Ocđovic (phát  sinh thực vật, tảo biến ngự trị); Kỷ  Silua  (cây  có mạch  và động vật  lên cạn); Kỷ Đêvôn (phân hóa  cá xương,  phát  sinh lưỡng cư và côn trùng); Kỷ Cacbon (Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡngcư ngự trị, phát sinh bò sát); Kỷ Pecmi (phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng); Kỷ Tam điệp (cây hạt trần ngự trị, cá xương  phát triển,  phát sinh thú  và chim); Kỷ  Jura  (cây hạt trần ngự trị,  bò  sát cổ ngự trị,  phân  hóa chim); Kỷ Phấn trắng (xuất hiện cây có hoa, động vật có vú, tuyệt diệt bò sát cổ); Kỷ Đệ tam (phát sinh linh trưởng, phân hóa chim, thú, côn trùng, cây có hoa ngự trị); Kỷ Đệ tứ (phát sinh loài người).

4. Sự phát sinh loài người

  • Vượn người cổ đại (đã tuyệt chủng) là tổ tiên chung của vượn người ngày nay và loài người (tách nhau ra cách đây 5 đến 7 triệu năm). Trong các loài vượn người ngày nay, loài tinh tinh có quan hệ gần gũi với người nhất.
  • Quá  trình  hình  thành  loài người: Từ vượn người cổ đại →Homo habilis (người  khéo  léo) →Homo erectus (người đứng thẳng) →Homo sapiens (người hiện đại).
  • Loài người hiện nay đang xảy ra sự tiến hóa văn hóa.
  • Trong chi Homo có nhiều loài người nhưng các loài người khác đã bị tuyệt chủng, ngày nay chỉ còn loài người Homo sapiens.

II. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1: Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra kết luận nào sau đây?

A. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

B. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

C. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.

D. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.

Câu 2: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là

A. ADN.                     B. ARN.                      C. Prôtêin.                  D. ADN và prôtêin.

Câu 3: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, nhóm loài nào sau đây xuất hiện muộn nhất?

A. Cây hạt kín.                       B. Cây hạt trần.                    C. Dương xỉ.              D. Rêu.

Câu 4: Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử quả đất thành các đại, các kỉ?

A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hóa thạch.

B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.

C. Thời gian hình thành và phát triển của quả đất

D. Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản ở trong lòng đất.

Câu 5: Hóa thạch là

A. hiện tượng cơ thể sinh vật bị biến thành đá hoặc được vùi trong băng tuyết.

B. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.

C. xác của sinh vật được bảo vệ trong thời gian dài mà không bị phân hủy.

D. sự chế tạo ra các cơ thể sinh vật bằng đá nhằm mục đích thẩm mĩ.

Câu 6: Trong quá trình phát sinh loài người, sự hình thành con người có dáng đứng thẳng, có hộp sọ kích thước lớn là kết quả của quá trình

A. tiến hóa văn hóa.                                     B. tiến hóa xã hội.

C. tiến hóa sinh học.                        D. lao động và rèn luyện.

Câu 7: Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?

A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này

B. Cây có hoa phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác.

C. Ở kỉ thứ tư (kỉ Đệ tứ), khí hậu lạnh và khô.

D. Ở kỉ thứ 3 (kỉ Đệ tam) xuất hiện loài người.

Câu 8: Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?

A. Khí Oxi.                B. Khí NH3.               C. Khí CO2.                D. Khí CH4.

Câu 9: Đại diện nào sau đây là người vượn?

A. Đriôpitec.                         B. Ôxtralopitec.                    C. Parapitec.              D. Nêanđectan.

Câu 10: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở những giai đoạn nào sau đây chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật?

A. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

B. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa sinh học.

C. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và giai đoạn tiến hóa sinh học.

D. Giai đoạn tiến hóa sinh học.

{-- Từ câu 11 - 43 của tài liệu chuyên đề: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Đáp án câu hỏi vận dụng Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất câu 1 -  10

Câu 1: Chọn đáp án D

Câu 2: Chọn đáp án B

  • Khoa học hiện đại cho rằng ARN là vật chất mang thông tin di truyền đầu tiên vì ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần đến enzim.

Câu 3: Chọn đáp án A

Câu 4: Chọn đáp án A

  • Khoa học hiện đại chia lịch sử quả đất thành 5 đại là đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. Cơ sở khoa học để phân chia các đại là những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hóa thạch.

Câu 5: Chọn đáp án B

  • Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá (xác sinh vật, một mảnh xương, một dấu chân,...) đều được gọi là hóa thạch.

Câu 6: Chọn đáp án C

  • Sự tiến hóa của loài người chịu tác động của các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Nhân tố sinh học (đột biến, giao phối, CLTN,...) đã hình thành nên con người có cấu trúc sinh học như ngày hôm nay. Do vậy dáng đứng thẳng, cấu trúc của hộp sọ là kết quả của tiến hóa sinh học,  do các nhân tố đột biến, CLTN,...

Câu 7: Chọn đáp án

  • Loài người xuất hiện ở kỉ thứ Tư của đại Tân sinh chứ không phải ở kỉ thứ Ba

Câu 8: Chọn đáp án A

  • Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất (được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm) có chứa các khí như hơi nước, khí cacbonic, khí amoniac, và rất ít khí nitơ ... và không có chứa ôxi.

Câu 9: Chọn đáp án B

  • Trong 4 đại diện nói trên thì Ôxtralopitec là người vượn
  • Đriôpitec là vượn người còn Parapitec và Nêanđectan là người cổ.

Câu 10: Chọn đáp án A

  • Khoa học hiện đại chia lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất thành 3 giai đoạn tiến hóa là giai đoạn tiến hóa học, giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và giai đoạn tiến hóa sinh học.
  • Ở giai đoạn tiến hóa hóa học, có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ. Ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, có sự hình thành tế bào sơ khai đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ. Như vậy, ở giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, Trái Đất chưa có sinh vật.
  • Ở giai đoạn tiến hóa sinh học, có sự hình thành các loài mới từ các loài ban đầu. Giai đoạn tiến hóa sinh học đang tiếp tục diễn ra cho đến khi nào toàn bộ sự sống trên Trái Đất bị hủy diệt.

{-- Đáp án câu 11 - 43 của tài liệu chuyên đề: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Chuyên đề: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất Sinh học lớp 12 mức độ nhận biết có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON