YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Tiến hóa của động vật Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em ôn tập hiệu quả hơn Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Tiến hóa của động vật có đáp án với nội dung là các câu hỏi nằm trong phần Ôn tập chương được Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Mong rằng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây.

ADSENSE
YOMEDIA

CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Nêu sự phân hóa và chuyên hóa 1 số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành Động vật.

*Hô hấp: Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi khí qua toàn bộ da → mang đơn giản → mang → da và phổi → phổi

*Tuần hoàn: Chưa có tim → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim 3 ngăn → tim 4 ngă

* Hệ thần kinh:Từ chưa phân hóa → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hóa (não, hầu, bụng,...) → hình ống phân hóa: bộ não, tủy sống

* Hệ sinh dục: Chưa phân hóa → tuyến sinh dục không có ống đẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn.

Câu 2: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó.

* Động vật có 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

  • Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. Ví dụ: trùng roi, thủy tức
  • Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: thỏ, chim,...

* Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính:

  • Sinh sản vô tính- Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
  • Có 1 cá thể tham gia
  • Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể

*Sinh sản hữu tính: - Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

  • Có 2 cá thể tham gia
  • Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể

Câu 3: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.

  • Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
  • Đẻ nhiều trứng → đẻ ít trứng → đẻ con

 *Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai

 *Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ →  học tập thích nghi với cuộc sống

Câu 4: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?

* Động vật đới lạnh:

  • Bộ lông dày → giữ nhiệt cho cơ thể.
  • Mỡ dưới da dày → giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét.
  • Mùa đông: lông màu trắng → lẫn màu tuyết che mắt kẻ thù.
  • Ngủ trong mùa đông → tiết kiệm năng lượng
  • Di cư trong mùa đông → tránh rét, tìm nơi ấm áp.
  • Mùa hè: hoạt động ban ngày → thời tiết ấm hơn để tận dụng nguồn nhiệt.

* Động vật hoang mạc đới nóng:

  • Chân dài → vị trí ở cao so với cát nóng, nhảy xa hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
  • Thân cao, móng rộng, đệm thịt dày→vị trí cơ thể cao, không bị lún, đệm thịt dày để chống nóng.
  • Bướu mỡ lạc đà → nơi dự trữ nước.
  • Màu lông nhạt giống màu cát → dễ lẩn trốn kẻ thù.
  • Mỗi bước nhảy cao và xa → hạn chế tiếp xúc với cát nóng
  • Khả năng nhịn khát → thời gian tìm được nước rất lâu
  • Chui rúc vào sâu trong cát → chống nóng 
  • Di chuyển bằng cách quăng thân → hạn chế tiếp xúc với cát nóng
  • Hoạt động vào ban đêm → tránh nóng ban ngày
  • Khả năng đi xa → tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau.

Câu 5: So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính ? Trong sự thụ tinh của trứng ngược hẳn lại với hình thức sinh sản hữu tính.

Câu 6: Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới động vật ? cho ví dụ ?  

  • Sự phức tạp hóa hệ vận động, di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển hơn (vịt trời, châu chấu) và ở từng cơ quan vận động, các động tác đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài (bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo).

Câu 7: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ?  

  • Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung), các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.

Câu 8: Trình bày sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật ?

Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản:

  • Từ thụ tinh ngoài →  thụ tinh trong.
  • Đẻ nhiều trứng → ít trứng →đẻ con.
  • Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai.
  • Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được học tập thích nghi với đời sống.

Câu 9: Nêu lợi ích của sự tiến hóa về các hình thức sinh sản của giới động vật ?  

  • Sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng  với sự thụ tinh trong, bởi lẻ trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp, sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện trong môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù…). Còn ở sự thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ cao hơn.
  • Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
  • Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai)  là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (sự biến thái) là rất rõ ràng vì trong quá trình biến thái, nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng, nên kém an toàn hơn. Nòng nọc phải tự kiếm thức ăn, do đó sự phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng trong môi trường. Trong khi đó ở sự phát triển trực tiếp nguồn chất dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế ở những động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn.
  • Sự đẻ con ở thú (thai sinh). Đó là sự dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài như ở sự đẻ trứng, dù rằng ở chim có sự ấp trứng, song ngay cả sự ấp trứng cũng vẫn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự ổn định của các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi của môi trường ngoài không thể bằng được môi trường trong của cơ thể mẹ.

Câu 10:  Vì sao thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất

  • Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ 
  • Có bộ lông mao bao phủ cơ thể 
  • Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm 
  • Tim 4 ngăn,có 2 vòng tuần hoàn,máu đi nuôi cơ thể đỏ tươi là động vật hằng nhiệt 
  • Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

{-- Từ câu 11 - 24 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Tiến hóa của động vật có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF