YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Chân khớp Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin gửi đến các em học sinh tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Chân khớp có đáp án được Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Hy vọng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây.

ADSENSE
YOMEDIA

CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG NGÀNH CHÂN KHỚP CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?  

  • Cơ thể có ba phần rõ rệt: đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân thường có 2 đôi cánh là những đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và  sâu bọ nói chung.

Câu 2: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm ?  

  • Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.

Câu 3: Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm ?  

  • Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
    • Phần đầu – ngực gồm:
      • Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
      • Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
      • Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
    • Phần bụng gồm:
      • Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
      • Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.

Câu 4: Cơ thể Nhện gồm mấy phần ? So sánh các phần cơ thể với Giáp Xác, vai trò của mỗi phần cơ thể ?  

  • Cơ thể nhện gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
    • Đầu – ngực và bụng: là trung tâm của vận động và định hướng.
    • Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.
  • So với giáp xác, nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện, phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi trường sống ?

Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống thể hiện ở:

  • Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
  • Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, thức ăn rắn ...  khác nhau.
  • Đặc điểm thần kinh (đặc biệt não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ.
  • Cấu tạo vỏ:
    • Vỏ kitin có thấm thêm canxi.                  
    • Có hạt sắc tố giống màu của môi trường
  • Cấu tạo ngoài: Cơ thể có hai phần
    • Phần Đầu ngực gồm: Mắt kép, Hai đôi râu, Chân hàm, Chân ngực (càng, chân bò).
    • Phần Bụng gồm: 5 đôi chân bơi, Tấm lái
  • Lối sống: ăn tạp, kiếm ăn vào ban đêm và chiều tối.

Câu 6: Vì sao tôm phải lột xác nhiều lần trong đời sống cá thể? Vai trò của lớp giáp xác trong thực tiễn

  • Tôm phải lột xác nhiều lần trong đời sống cá thể vì: Vỏ bằng kitin ngấm can xi khả năng đàn hồi rất kém.Vì thế tôm chỉ lớn đến một giới hạn nhất định rồi xảy ra hiện tượng lột xác.Tôm lột xác nhiều lần trong vòng đời nhất là giai đoạn âú trùng.
  • Vai trò:
    • Lợi ích:
    • Hầu hết đều có lợi, là nguồn thức ăn của cá
    • Là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người
    • Là nguồn lợi xuất khẩu.
  • Tác hại:
    • Bám vào tàu thuyền làm giảm tốc độ cuả phương tiện giao thông đường thủy                
    • Có hại cho nghề cá
    • Trung gian truyền bệnh giun sán

Câu 7: Khi thực hành mổ tôm. Nam xác định dạ dày của tôm nằm ở phần bụng. An lại cho rằng dạ dày của tôm nằm ở phần đầu ngực. Em hãy là trọng tài giải thích cho 2 bạn

  • Dạ dày tôm thuộc ống tiêu hóa nằm ở phần đầu ngực
  • Ruột nằm ở mặt lưng

Câu 8 : Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ thể nhện ? Chức năng của từng bộ phận ?

  • Cơ thể nhện gồm 2 phần:
    • Phần đầu ngực:
      • Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ
      • Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: Cảm giác về khứu giác và xúc giác
      • 4 đôi chân bò: Di chuyển và chăng lưới
    • Phần bụng:
      • Đôi khe thở: Hô hấp
      • Lỗ sinh dục: Sinh sản
      • Núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện

Câu 9: Tìm điểm khác nhau về cấu tạo của nhện và tôm ?

Đặc điểm

Nhện

Tôm

- Phần đầu ngực

-Các phần phụ tiêu giảm (chỉ còn 6 đôi)                                

-Các phần phụ nhiều

- Phần bụng

-Các phần phụ tiêu giảm

-Các phần phụ nhiều

-Cơ quan xúc giác

-Chân xúc giác                

-Râu                        

- Hô hấp

 Bằng hai lỗ thở

-Mang

Câu 10: Giải thích hoạt động chăng lưới, bắt và tiêu hóa mồi của nhện. Viết sơ đồ quá trình phát triển qua biến thái ở Châu Chấu?

  • Chăng lưới
    • Nhện chăng lưới bằng tơ do các tuyến tơ nằm trong phần bụng tạo ra.Đầu tiên nhện chăng các dây tơ khung bám vào cành cây hay vật cố định.Sau đó chăng các dây tơ phóng xạ nối chéo các dây tơ khung.tiếp theo chăng các sợi tơ vòng và chờ mồi ở vị chí trung tâm lưới.
  • Bắt và tiêu hóa mồi
    • Khi con mồi bị vướng vào lưới nhện,nhện lao đến dùng đôi kìm giữ chặt đồng thời chích nọc độc vào con mồi,con mồi hoạt động yếu dần rôì tê liệt đi.Sau đó nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi lấy tơ quấn chặt mồi treo vào lưới để một thời gian.Dịch tiêu hóa của nhện đã biến tất cả phần mềm của mồi thành chất lỏng,nhện hút chất lỏng đó để lại lớp vỏ ngoài treo trên lưới.
  • Sơ đồ: trứng → châu chấu con → lột xác → lột xác → lột xác …→  châu chấu trưởng thành

Câu 11: Trình bày cấu tạo trong của châu chấu?

  • Hệ tiêu hóa: Có thêm ruột tịt và nhiều ống bài tiết.
  • Hệ hô hấp:Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt
  • Hệ tuần hoàn: Tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng. Hệ mạch hở.
  • Hệ thần kinh: Dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

Câu 12: Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

  • Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực và bụng.
  • Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và có 2 đôi cánh.

Câu 13: Nêu đặc điểm chung nổi bật nhất của lớp sâu bọ?

  • Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng
  • Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
  • Hô hấp bằng hệ thống ống khí ở bụng.
  • Phát triển qua biến thái: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

Câu 14: Động vật lớp sâu bọ rất phong phú, chúng có cấu tạo gì điển hình?

  • Lớp vỏ kitin vừa là bộ xương ngoài, áo ngụy trang.
  • Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng
  • Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
  • Phát triển qua biến thái: hoàn toàn và không hoàn toàn
  • Hô hấp bằng hệ thống ống khí ở bụng
  • Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt bụng
  • Thần kinh phát triển cao, có hạch não phát triển.
  • Đủ 5 giác quan: Xúc giác, khứu giác, thính giác, thị giác, vị giác

Câu 15: Đặc điểm chung của ngành chân khớp.

  • Vỏ cơ thể (bộ xương ngoài) có cấu tạo bằng chất kitin giúp nâng đỡ, che chở, bảo vệ và là chỗ bám cho cơ.
  • Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
  • Có hiện tượng lột xác để tăng trưởng cơ thể.

Câu 16: Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

  • Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực và bụng.
  • Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và có 2 đôi cánh.
  • Thở bằng ống khí.

Câu 17: Tại sao trong quá trình phát triển các loài chân khớp phải gắn liền với sự lột xác?

  • Chân khớp phải lột xỏc nhiều lần vỡ lớp vỏ bằng chất kitin cứng rắn bao bọc, không lớn theo cơ thể được. Lớp vỏ khả năng đàn hồi kém.Vỡ vậy trong quỏ trỡnh lớn lờn phải lột xỏc nhiều lần

Câu 18: Địa phương em có những biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

  • Hạn chế dùng các thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn (thuốc vi sinh…)
  • Bảo vệ các loài sâu bọ có ích
  • Dùng biện pháp vật lí, biện pháp cơ giới để tiêu diệt sâu bọ có hại …

{-- Từ câu 19 - 32 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Chân khớp có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF