YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương ngành Ruột khoang Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Ruột khoang có đáp án bao gồm các câu hỏi nằm trong phần Ôn tập chương nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Mong rằng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây.

ADSENSE
YOMEDIA

CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG NGÀNH RUỘT KHOANG CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Cách di chuyển của Sứa trong nước như thế nào ?  

  • Sứa di chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển được hút vào, khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển theo kiểu phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.

Câu 2: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành Ruột Khoang ?  

  • Đặc điểm chung: Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, Cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
  • Vai trò thực tiển: Tạo nên một vẽ đẹp kì diệu cho biển, có ý nghĩa sinh thái đối với biển, là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng, làm vật trang trí, trang sức háo thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

Câu 3: Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật  ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì ?  

  • Đề phòng chất độc ở Ruột khoang, khi tiếp xúc với nhóm động vật này nên dùng dụng cụ để thu lượm: vớt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải đeo găng cao su để tránh tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

Câu 4: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và          chức năng từng loại tế bào này ?  

  • Lớp trong cơ thể thủy gồm chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.
  • Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có chức năng: che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.

Câu 5: Sự khác nhau giữa San Hô và Thủy Tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ? (40 phút)

  • Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chổ: ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn.

Câu 6: Em hãy kể tên các đại diện của ngành ruột khoang? Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?

a. Các đại diện của ngành ruột khoang là: Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô…

b. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:

  • Cơ thể đối xứng toả tròn.
  • Ruột dạng túi.
  • Cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào.
  • Sử dụng tế bào gai để tự vệ và tấn công

 Câu 11: Em hãy nêu vai trò của ngành ruột khoang? 

* Lợi ích :

  • Tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên : San hô, hải quỳ, sứa...
  • Có ý nghĩa sinh thái đốivới biển: Sứa, san hô...
  • Làm đồ trang sức, trang trí: San hô, hải quỳ...
  • Làm thực phẩm có giá trị: Sứa sen, sứa rô...  
  • Cung cấp ngliệu cho xây dựng: San hô...
  • Hoá thạch san hô giúp góp phần nghiên cứu địa chất.

* Tác hại :

  • Gây ngứa và độc cho con người: sứa...
  • Ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ: san hô

Câu12: Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng của thủy tức ?

a. Cấu tạo:

  • Thuỷ tức có cơ thể hình trụ dài.
  • Phần trên là lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng.
  • Phần dưới là đế bám.
  • Cơ thể đối xứng toả tròn.
  • Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: Lớp trong và lớp ngoài. Giữa hai lớp là tầng keo mỏng.
  • Lớp ngoài gồm các tế bào: Tế bào gai và tế bào mô bì - cơ.
  • Lớp trong gồm các tế bào: Tế bào thần kinh, tế bào mô cơ - tiêu hóa, tế bào sinh sản.
  • Các tế bào có cấu tạo phân hoá.
  • Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá gọi là ruột túi.

b. Di chuyển: Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.

c. Dinh dưỡng:

  • Tiêu hoá:
    • Bắt mồi và đưa mồi vào miệng bằng tua.
    • Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá.
  • Bài tiết: Các chất cặn bã thải ra ngoài bằng lỗ miệng.
  • Hô hấp: Sự trao đổi khí qua thành cơ thể.

Câu 13: Em hãy nêu các cách sinh sản của thủy tức? So sánh sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

a. Các hình thức sinh sản của thủy tức:

  • Mọc chồi.
  • Tái sinh.
  • Sinh sản hữu tính.

b. Sự khác nhau trong hình thức sinh sản mọc chồi của san hô và thủy tức:

  • ở thủy tức: Chồi con tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.
  • ở san hô: Cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Ruột khoang có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF