YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Động vật nguyên sinh Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 tham khảo Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Động vật nguyên sinh có đáp án với các câu hỏi nằm trong phần Ôn tập chương nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Hy vọng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây.

ATNETWORK
YOMEDIA

CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?

Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là:

  • Cơ thể có kích thước hiển vi .
  • Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
  • Phần lớn dinh dưỡng là dị dưỡng.
  • Phần lớn sinh sản vô tính  theo kiểu phân đôi.
  • Phần lớn có cơ quan di chuyển (trừ trùng sốt rét).

Câu 2: Em hãy nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh?

  • Là chất chỉ thị về độ sạch của môi trường nước: Trùng biến hình, trùng giày…
  • Làm thức ăn cho động vật nhỏ đặc biệt là giáp xác nhỏ: Trùng biến hình, trùng roi…
  • Nguyên liệu để chế giấy giáp: Trùng phóng xạ…
  • Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm dầu mỏ: Trùng lỗ…
  • Gây bệnh cho người và động vật: trùng kiết lị, trùng sốt rét…

Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh?

a. Cấu tạo

     Kích thước hiển vi (0,05mm), cơ thể hình thoi, đầu tù đuôi nhọn, có  roi dài ở đầu, cơ thể có hạt diệp lục (20), có điểm mắt nằm dưới gốc roi, dưới điểm mắt có không bào co bóp.

b. Di chuyển: Trùng roi di chuyển nhờ roi.

c. Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi:

  • Tự dưỡng (khi có ánh sáng mặt trời) hoặc dị dưõng (khi không có ánh sáng mặt trời).
  • Hô hấp: Trao đổi khí qua màng cơ thể.
  • Bài tiết: Thải các chất thải ra ngoài cơ thể qua không bào co bóp.

d. Sinh sản

  • Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc.

Câu 4: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?

a. Giống    

  • Cơ thể trùng roi có chất diệp lục. Nên trùng roi cũng có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng giống như ở thực vật.
  • Tế bào trùng roi và tế bào thực vật đều có màng xenlulozơ.

b. Khác

  • Trùng roi có khả năng di chuyển.
  • Trùng roi còn có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng.

Câu 5: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo và sinh sản của trùng giày?

a. Cấu tạo

  • Cơ thể trùng giày gồm một tế bào có cấu tạo gồm:
    • Gồm 2 nhân: Nhân lớn và nhân nhỏ.
    • Không bào co bóp (2), chất nguyên sinh, không bào tiêu hoá.
    • Miệng.
    • Hầu, lông bơi.

b. Di chuyển

  • Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.

c. Quá trình lấy thức ăn tiêu hóa và thải bã

  • Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng.
  • Tiêu hoá: Thức ăn -> Miệng -> Hầu -> Không bào tiêu hoá -> Biến đổi nhờ enzim -> chất dinh dưỡng ngấm vào chất nguyên sinh.
  • Bài tiết (Quá trình thải bã): Chất thải được đưa đến không bào co bóp -> lỗ thoát ra ngoài cơ thể.

→ Như vậy ở trùng giày đã có sự phân hóa chức năng ở từng bộ phận.

d. Sinh sản

  • Trùng giày có hai hình thức sinh sản:
    • Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
    • Sinh sản hữu tính còn gọi là sinh sản tiếp hợp.

Câu 6: Trùng biến hình sống ở đâu? Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi, quá trình thải bã và hô hấp của trùng giày? Nêu đặc điểm sinh sản của trùng giày?

  • Trùng biến hình sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng.
  • Cấu tạo: Trùng biến hình là một cơ thể đơn bào có cấu tạo gồm: Nhân, chất nguyên sinh chất, chân giả, không bào tiêu hoá và không bào co bóp.
  • Di chuyển: Di chuyển bằng cách hình thành chân giả(do chất nguyên sinh dồn về một phía).
  • Bắt mồi và tiêu hóa mồi
    • Trùng biến hình bắt mồi nhờ chân giả.
    • Trùng biến hình tiêu hóa nội bào.
  • Hô hấp: Trùng biến hình hô hấp qua bề mặt cơ thể.
  • Quá trình thải bã: Chất thừa dồn đến không bào co bóp thải ra ngoài ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
  • Sinh sản: Trùng biến hình sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.

Câu 7: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét?

a. Giống nhau:

  • Là cơ thể đơn bào gồm: Nhân và chất nguyên sinh.
  • Dinh dưỡng qua màng cơ thể và ăn hồng cầu.
  • Gây bệnh cho người và động vật.

b. Khác nhau

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

- Sống ở niêm mạc ruột người.

 

- Di chuyển bằng chân giả ngắn. Có không bào co bóp và không bào tiêu hóa.

- Kích thước lớn hơn hồng cầu.

- Sống trong máu người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.

- Không có cơ quan di chuyển và các không bào.

 

- Kích thước nhỏ hơn hồng cầu.

Câu 8: Nêu vòng đời của trùng sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng chánh bệnh sốt rét?

a. Vòng đời của trùng sốt rét:

  • Trùng sốt rét qua muỗi anôphen vào cơ thể người -> chui vào hồng cầu -> lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu và sinh sản rất nhanh -> phá huỷ hồng cầu -> chui vào hồng cầu khác.

b. Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:

  • Khí hậu ở đây ẩm thấp.
  • ở đây có nhiều muỗi Anôphen.
  • Điều kiện vệ sinh ở đây không đảm bảo.

c. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét:

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở.
  • Đi ngủ thì phải mắc màn.
  • Diệt bọ gậy, muỗi…

{-- Từ câu 9 - 17 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Ngành Động vật nguyên sinh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON