YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Ngành Động vật nguyên sinh Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Ngành Động vật nguyên sinh có đáp án bao gồm những câu hỏi do Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Mong rằng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây.

ATNETWORK
YOMEDIA

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1. Nơi động vật ra đời đầu tiên là:

A. Vùng nhiệt đới châu Phi                                B. Biển và đại dương

C, Ao, hồ, sông, ngòi                                          D. Cả A, B, C

Câu 2.  Nhóm động vật có số loài lớn nhất là:

A. Động vật nguyên sinh                                  B. Động vật có xương sống

C. Thần mềm                                                     D. Sâu bọ

Câu 3. Đặc điểm có ở động vật là:

A. Có cơ quan di chuyển                                         B. Có thần kinh và giác quan

C. Có thành xenlulôzơ ở tế bào.                              D. Lớn lên và sinh sản

Câu 4. Nhóm động vật có số lượng các thể lớn nhất là:

A. Chim vẹt                           B. Cá voi

C. Hồng hạc                           D. Rươi

Câu 5. Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng:

A. Tự dưỡng                                                  B. Dị dưỡng

C. Kí sinh                                                       D. Cộng sinh

Câu 6. Động vật nguyên sinh có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích

A. Cơ học                              B. Hóa học

C. Ánh sáng                           D. Âm nhạc

Câu 7. Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm:

A. Có chân giả                                             B. Có roi

C. Có lông bơi                                             D. Có diệp lục

Câu 8. Động vật nguyên sinh gây bệnh cho người là

A. Trùng biến hình                                         B. Trùng roi
C. Trùng giày                                                  D. Trùng bào tử

Câu 9. Hình dạng của trùng giày là:

A. Đối xứng

 B. Không đối xứng.

C. Dẹp như chiếc giày

D. Có hình khối như chiếc giày

Câu 10. Trùng giày di chuyển thế nào?

A. Thẳng tiến

B. Vừa tiến vừa xoay

C. Cả A, B

D. Cách khác

Câu 11.  Trùng giày và trùng roi có đặc điểm giống nhau là:

A.  Cơ thể đơn bào

B.  di chuyển

C. Có hạt diệp lục

D. Cả A, B

Câu 12: Trùng roi giống nhau giống TB thực vật ở chỗ:

A.  Cơ thể đơn bào

B.  di chuyển

C. Có hạt diệp lục

D. Cả A, B

Câu 13. Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào?

A. Tự dưỡng                             B. Dị dưỡng

C. Tự dưỡng và dị dưỡng         D. Kí sinh

Câu 15. Trùng biến hình di chuyển bằng:

A. Roi bơi

B. Chân giả

C. Không có cơ quan di chuyển

D. Lông bơi

Câu 16. Trùng sốt rét di chuyển bằng cơ quan nào?

A. Bằng roi bơi                                  B. Bằng lông bơi

C. Không có bộ phận di chuyển        D. Cả A và B

Câu 17.Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy (lăng quăng hoặc cung quăng) bằng cách nào?

A. Khai thông cống rãnh.                                  B. Phun thuốc diệt muỗi.

C. Ngủ phải có màn.                                         D. Cả A, B, C

Câu 18. Những động vật nguyên sinh nào có lợi cho ao nuôi cá?

A. Trùng biến hình                       B. Trùng roi

C. Trùng giày                               D. Cả a,b và c

Câu 19. Những động vật nguyên sinh nào gây bệnh cho người?

A. Trùng kiết lị                                 B. Trùng sốt rét

C. Trùng biến hình                            D. Cả a và b

Câu 20.Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?

A. Trong không khí.

B. Trong đất khô.

C. Trong cơ thể người.

D. Trong nước.

Câu 21. Vai trò của điểm mắt ở trùng roi là

A. bắt mồi.

B. định hướng.

C. kéo dài roi.

D. điều khiển roi.

Câu 22. Phương thức dinh dưỡng chủ yếu của trùng roi xanh là

A. quang tự dưỡng.

B. hoá tự dưỡng.

C. quang dị dưỡng.

D. hoá dị dưỡng.

Câu 23. Vị trí của điểm mắt trùng roi là

A. trên các hạt dự trữ

B. gần gốc roi

C. trong nhân

D. trên các hạt diệp lục

Câu 24. Khi trùng roi xanh sinh sản thì bộ phận phân đôi trước là

A. nhân tế bào

B. không bào co bóp

C. điểm mắt

D. roi

Câu 25. Phương thức sinh sản chủ yếu của trùng roi là

A. mọc chồi

B. phân đôi.

C. tạo bào tử.

D. đẻ con.

Câu 26. Trùng roi di chuyển như thế nào?

A. Đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay.

B. Đuôi đi trước.

C. Đi ngang.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 27. Nhờ hoạt động của điểm mắt mà trùng roi có tính

A. hướng đất.

B. hướng nước.

C. hướng hoá.

D. hướng sáng.

Câu 28. Bào quan nào của trùng roi có vai trò bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu?

A. Màng cơ thể.

B. Không bào co bóp.

C. Các hạt dự trữ.

D. Nhân.

Câu 29. Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh là

A. mọc chồi.

B. phân đôi.

C. đẻ con.

D. tạo bào tử.

Câu 30. Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

A. Trùng giàu di chuyển nhờ lông bơi.

B. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng.

C. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển.

D. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày.

Câu 31. Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

C. Có khả năng tự dưỡng.

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

{-- Từ câu 32 - 40 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Ngành Động vật nguyên sinh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON