YOMEDIA

Các dạng bài tập về Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Các dạng bài tập về Polime và vật liệu Polime năm 2020. Tài liệu gồm bài tập minh họa có đáp án nhằm giúp các em vừa ôn tập vừa có thể thử sức, đánh giá năng lực của mình sau khi học xong Chương Polime của phần Hóa học 12. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME MÔN HÓÁ HỌC 12

 

TRẮC NGHIỆM

1. Một loại polime rất bền với nhiệt và axit, được tráng lên "chảo chống dính" là polime có tên gọi nào sau đây?

A. Plexiglas – poli(metyl metacrylat).          

B. Poli(phenol – fomanđehit) (PPF).

C. Teflon – poli(tetrafloetilen).                      

D. Poli(vinyl clorua) (nhựa PVC).

2. Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo

A. Poliacrilonitrin.                

B. Polistiren.              

C. Poli(metyl metacrylat).      

D. Polietilen.

3. Tơ nitron (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là

A. C, H, N.                           

B. C, H, N, O.            

C. C, H.                                  

D. C, H, Cl.

4. Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là

A. CH3OH.                           

B. CH3COOH.            

C. HCOOCH3.                      

D. CH2=CH-COOH.

5. Phát biểu nào sau đây đúng ?

  A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.

  B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.

  C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

  D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

6. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

A. CH3–CH2–CH3.          

B. CH2=CH–CN.         

C. CH3–CH3.                

D. CH3–CH2–OH.

7. Trong các chất sau : etan, propen, benzen, glyxin, stiren. Chất nào cho được phản ứng trùng hợp để tạo ra được polime ?

A. stiren, propen.                                            

B. propen, benzen.     

C. propen, benzen, glyxin, stiren.                 

D. glyxin.

8. Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 3.                            B. 1.                            C. 4.                                        D. 2.

9. Cho các chất sau: caprolactam, phenol, stiren, toluen, metyl metacrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                                        D. 6.

10. Polietilen là sản phẩm của phản ứng trùng hợp

A. CH2=CH-Cl.          

B. CH2=CH2.             

C. CH2=CH-CH=CH2.          

D. CH2=CH-CH3.

11. Chất nào sau đây trùng hợp tạo thành PVC?

A. CH2=CHCl.         

B. CH2=CH2.             

C. CHCl=CHCl.                     

D. CH≡CH.

12. Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng

A. trao đổi.               

B. trùng hợp.              

C. trùng ngưng.                   

D. oxi hoá-khử.

13. Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?

A. Penta-1,3-đien.    

B. Buta-1,3-đien.       

C. 2-metylbuta-1,3-đien.        

D. But-2-en.

14. Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

15. Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?

16. Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. poliacrilonitrin.      

B. poli(metyl metacrylat).      

C. poli(vinyl clorua).              

D. polietilen.

17. Chất  nào không phải là polime :

A. Lipit.                    

B. Xenlulozơ.             

C. Amilozơ.               

D. Thủy tinh hữu cơ .     

18. Trong các polime sau có bao nhiêu chất là thành phần chính của chất dẻo : thuỷ tinh hữu cơ, nilon-6,6, cao su Buna, PVC, tơ capron, nhựa phenolfomanđehit, PE ?

A. 4.                         B. 6.                         C. 3.                               D. 5.

19. Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo?

  A. polietilen; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).

  B. nilon-6; xenlulozơ triaxetat; poli(phenol-fomanđehit).

  C. polibuta-1,3-đien; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).

  D. poli stiren; nilon-6,6; polietilen.

20. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là

A. tơ nilon-6,6.           

B. tơ tằm.                            

C. tơ visco.                   

D. tơ capron.

21. Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo ?

A. Tơ nilon-6,6.          

B. Tơ axetat.                       

C. Tơ capron.                

D. Tơ tằm.

22. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhận tạo)?

A. Bông.                   

B. Tơ Nilon-6.            

C. Tơ tằm.                  

D. Tơ Visco.

23. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là      

A. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.        

B. tơ tằm và tơ vinilon.

C. tơ visco và tơ nilon-6,6.                    

D. tơ nilon-6,6 và tơ capron.

24. Trong số các loại tơ sau: Tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Có bao nhiêu chất  thuộc loại tơ nhân tạo?

A. 1.                          

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 4 .

25. Trong số các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, len lông cừu, tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ nitron, thì những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. tơ tằm, sợi bông, tơ nitron.                     

B. sợi bông, tơ visco, tơ axetat.

C. sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6.                 

D. tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat.

26. Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. tơ visco và tơ nilon-6.                       

B. sợi bông và tơ visco.

C. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.            

D. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.

27. Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là :

A. (2), (3), (5), (7).                

B. (5), (6), (7).            

C. (1), (2), (6).            

D. (2), (3), (6).

28. Loại chất nào sau đây không phải là polime tổng hợp:

A. teflon.             

B. tơ tằm.                  

C. tơ nilon.          

D. tơ capron.               

29. Cho các chất sau :

(1) CH3CH(NH2)COOH                                                     (2) CH2=CH2

(3) HOCH2COOH                                                              (4) HCHO và C6H5OH     

(5) HOCH2CH2OH và p-C6H4(COOH)2                             (6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH

Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. (1), (3), (4), (5), (6).                           

B. (1), (6).

C. (1), (3), (5), (6).                                  

D. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

30. Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?

A. Nilon-6,6.                           

B. Polibutađien.                     

C. Polietilen.                 

D. Poli(vinyl clorua).

31. Hãy cho biết loại polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. cao su lưu hóa.                 

B. poli (metyl metacrylat).     

C. xenlulozơ.                 

D. amilopectin.

32. Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1. X là polime nào dưới đây ?

A. Polivinyl clorua (PVC).      

B. Polipropilen.                      

C. Tinh bột.                   

D. Polistiren (PS).

33. Tơ nilon – 6,6 là:

A. Polieste của axit ađipic và etylen glicol.              

B. Hexaclo xiclohexan.

C. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin.  

D. Poliamit của ε - aminocaproic.

34. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ nitron.             

B. Tơ xenlulozơ axetat.         

C. Tơ visco.   

D. Tơ nilon-6,6.

35. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

  A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.          

  B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

  C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.   

  D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

36. Monome nào sau đây dùng để trùng ngưng tạo ra policaproamit (nilon – 6)?

A. Hexametylenđiamin.                    

B. Caprolactam.                     

C. Axit ε – aminocaproic.                   

D. Axit ω – aminoenantoic.

37. Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là

A. poli(etylen-terephtalat).   

B. polietilen.   

C. poli(vinyl clorua).  

D. poliacrilonitrin.

38. Dãy gồm các chất có khả năng phản ứng tạo ra polime là

A. phenol, metyl metacrylat, anilin.             

B. etilen, buta-1,3-đien, cumen.

C. stiren, axit ađipic, acrilonitrin.                 

D. 1,1,2,2-tetrafloeten, clorofom, propilen.

39. Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 4.  

B. 5.                 

C. 3.                                   

D. 2.

40. Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon –6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là:

A. 3.              

B. 6.               

C. 4.                           

D. 5.

41. Tơ lapsan thuộc loại

A. tơ visco.                 

B. tơ poliamit.    

C. tơ axetat.       

D. tơ polieste.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập về Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể làm một số tài liệu khác tại đây :

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON