HỌC247 xin giới thiệu đến các em Các dạng bài tập sử dụng trong ôn thi HSG môn Hóa học 9 năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
BÀI TẬP HÓA HỌC SỬ DỤNG CHO LỚP BỒI DƯỠNG HÓA 9 NĂM 2020
I. Viết PTHH biểu diễn sự chuyển hóa :
1. Cu → CuO → CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → Cu
2. FeCl2 → Fe(OH)2 → FeSO4 → Fe(NO3)2 → Fe
3. FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → Fe3O4
4. Al → Al2O3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(NO3)3 → Al2O3 → Al
5. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → ZnSO4 → Zn(OH)2 → ZnO → Zn
6. S → SO2 → H2SO4 → CuSO4
7. Hoàn thành PTPU có dạng :
BaCl2 + ? → NaCl + ?
Fe + A → FeCl2 + B
Cu + A → B + C + D
B + C → A
C + NaOH → E
FeCl2 + C → D
E + HCl → F + C + D
D + NaOH → Fe(OH)3 + E
A + NaOH → G + D
8. Biết A là khoáng sản dùng để sản xuất vôi
9. Phản ứng : X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
X là những chất nào ? viết các PTPU minh họa ?
10. Chọn chất thích hợp và viết PTPU hoàn thành dãy chuyển hóa sau :
Kim loại → oxit bazơ (1) → dd bazơ (1) → dd bazơ (2) → dd bazơ (3) → bazơ không tan → oxit bazơ (2) → Kim loại (2)
II. Điều chế và tách các chất :
1. Viết 3 PTPU khác nhau điều chế FeSO4 từ Fe ?
2. Từ CuSO4 trình bày 2 phương pháp khác nhau điều chế Cu ?
3. Có một mẫu thủy ngân có lẫn thiếc , chì . Làm thế nào thu được thủy ngân tinh khiết ?
4. Đi từ muối ăn , nước , sắt . Viết các PTPU điều chế Na , FeCl2 , Fe(OH)3 .
5. Từ Fe , S , O2 , H2O . Viết các PTPU điều chế 3 oxit , 3 axit , 3 muối .
6. Bằng cách nào có thể :
Điều chế Ca(OH)2 từ Ca(NO3)2 .
Điều chế CaCO3 tinh khiết từ đá vôi biết trong đá vôi có CaCO3 lẫn MgCO3 ,SiO2.
7. Nêu 3 phương pháp điều chế H2SO4 .
8. Làm sạch NaCl từ hỗn hợp NaCl và Na2CO3
9. Nêu 3 phương pháp làm sạch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3
10. Làm thế nào tách chất khí :
H2S ra khỏi hỗn hợp HCl và H2S .
Cl2 ra khỏi hỗn hợp HCl và Cl2 .
CO2 ra khỏi hỗn hợp SO2 và CO2 .
O2 ra khỏi hỗn hợp O3 và O2 .
11. Tách riêng Cu ra khỏi hỗn hợp gồm vụn đồng , vụn sắt và vụn kẽm .
12. Tách riêng khí CO2 ra khỏi hỗn hợp gồm CO2 , N2 , O2 , H2 .
13. Tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp gồm : Fe , Cu , Au bằng phương pháp hóa học .
14. Bằng phương pháp hóa học tách riêng từng chất khí CO2 , SO2 , N2 .
15. Làm sạch Al2O3 có lẫn Fe2O3 và SiO2 .?
16. Tinh chế CuO ra khỏi hỗn hợp gồm CuO , Cu , Ag .
17. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp :
CuO , Cu , Au .
Fe2O3 , CuO.
N2 , CO2 , hơi nước .
18. Thu oxi tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm Cl2 , O2 , CO2 .
19. Tách CO2 tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm CO2 , hơi nước , khí HCl .
20. Chọn cách nhanh nhất để tách Hg ra khỏi hỗn hợp gồm Hg , Sn , Pb .
21. Tách riêng khí N2 ra khỏi hỗn hợp gồm CO2 , N2 , CO , H2 , hơi nước .?
22. Tách riêng Cu(NO3)2 và AgNO3 bằng phương pháp hóa học ?.
23. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm : Al2O3 , Fe2O3 và SiO2 bằng p.pháp hóa học .
24. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm CO và CO2 .
25. Trình bày phương pháp làm sạch Na2SO4 có lẫn ZnCl2 và CaCl2 .
III. Nhận biết các chất :
1. Phân biệt các chất dựa vào tính chất vật lý :
a. 2 chất bột : AgCl và AgNO3
b. Fe , Cu và AgNO3
c. Cl2 , O2 và CO2 .
2. Phân biệt dựa vào thuốc thử :
- Dùng bất kì hóa chất nào :
a. CaSO4 , Na2SO4 , Na2S , MgCl2
b. Na2CO3 , NaOH , NaCl , HCl
c. HCl , H2SO4 , H2SO3
d. KCl , KNO3 , K2SO4
e. HNO3 , HCl , H2SO4
f. Ca(OH)2 , NaOH hoặc Ba(OH)2 , NaOH
g. H2SO4 , HCl , NaCl , Na2SO4
- Dùng thêm một thuốc thử duy nhất :
a. Na2CO3 , BaCl2 , H2SO4 , Na2SO4 .
b. Na2SO4 , Na2CO3 , HCl , BaCl2
c. H2SO4 , HCl , BaCl2
d. Na2CO3 , MgSO4 , H2SO4 , Na2SO4. (dùng quì tím hoặc NaOH)
e. Fe , FeO , Cu (dùng HCl hoặc H2SO4)
f. Cu , CuO , Zn (dùng HCl hoặc H2SO4)
- Không dùng thuốc thử nào khác :
a. HCl , BaCl2 . Na2CO3 .
b. MgCl2 , Na2CO3 , NaOH , HCl
c. K2CO3 , BaCl2 , H2SO4 , MgCl2.
d. Na2CO3 , BaCl2 , H2SO4 , HCl
e. HCl , CaCl2 , Na2CO3 , AgNO3 .
3.Nhận biết : NaCl , MgCl2 , H2SO4 , CuSO4 , NaOH ( không dùng thuốc thử nào )
4. Nhận biết : NaCl , HCl , NaOH , Phenolphtalein
5. Nhận biết : NO , CO , CO2 , SO2 .
6. Nhận biết từng chất khí có trong hỗn hợp khí : H2 , CO , CO2 , SO2 , SO3
7. Chỉ đun nóng nhận biết : NaHSO4 , KHCO3 , Na2SO3 , Mg(HCO3)2 , Ba(HCO3)2
8. Chỉ dùng thêm nước nhận biết 3 oxit màu trắng : MgO , Al2O3 , Na2O .
9. Có 5 mẫu kim loại Ba , Mg , Fe , Ag , Al . Nếu chỉ dùng H2SO4 loãng có thể nhận biết những kim loại nào ?
10. Chỉ dùng kim loại để phân biệt các d dịch : HCl , HNO3 , NaNO3 , NaOH , HgCl2.
11. Làm thế nào để biết trong bình có :
a. SO2 và CO2.
b. H2SO4 , HCl , HNO3
12. Có 4 lọ đựng 4 dung dịch : K2CO3 , BaCl2 , HCl , K2SO4 . Nhận biết bằng cách :
a. Chỉ dùng kim loại Ba .
b. Không dùng thêm thuốc thử nào khác .
IV. Toán về độ tan và nồng độ dung dịch :
1. Độ tan :
a. Tính độ tan của muối ăn ở 20oC, biết rằng ở nhiệt độ đó 50 gam nước hòa tan tối đa 17,95 gam muối ăn
b. Có bao nhiêu gam muối ăn trong 5 kg dung dịch bão hòa muối ăn ở 20oC, biết độ tan của muối ăn ở nhiệt độ đó là 35, 9 gam .
c. Độ tan của A trong nước ở 10OC là 15 gam , ở 90OC là 50 gam. Hỏi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa A ở 90OC xuống 10OC thì có bao nhiêu gam A kết tinh ?
d. Có bao nhiêu gam tinh thể NaCl tách ra khi làm lạnh 1900 gam dung dịch NaCl bão hòa từ 90OC đến 0OC . Biết độ tan của NaCl ở 90OC là 50 gam và ở 0OC là 35 gam
e. Xác định lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 g dung dịch AgNO3 bão hòa ở 60oC xuống còn 10oC . Cho biết độ tan của AgNO3 ở 60oC là 525 g và ở 10oC là 170 g .
2. Tinh thể ngậm nước:
* Tìm % về khối lượng của nước kết tinh có trong tinh thể ngậm nước
* Tính khối lượng chất tan khi biết khối lượng tinh thể
* Lập CTHH của tinh thể ngậm nước
Phương pháp giải :
- Tính khối lượng mol ( hoặc số mol) tinh thể ngậm nước
- Tìm khối lượng nước có trong một mol tinh thể
- Tìm số mol nước ( đó là số phân tử nước có trong tinh thể ngậm nước )
Ví dụ : Tìm CTHH của muối ngậm nước CaCl2.xH2O . Biết rằng lượng Ca chiếm 18,26%HD :- Đặt M là khối lượng mol của CaCl2.xH2O . Theo phần trăm về khối lượng của Ca ta có : = = a M = 219(g)
Khối lượng nước trong tinh thể : 219 – 111 = 108 (g)
Số mol nước tinh thể : x = 108 : 18 = 6 ( mol)
Vậy CTHH của tinh thể muối ngậm nước là CaCl2.6H2O
3. Nồng độ dung dịch :
a. Tính C% của ddịch thu được khi hòa tan 25 gam CuSO4.5H2O vào 175 gam nước ?
b. Tính C% của ddịch thu được khi hòa tan 4,48 lít khí HCl ở đktc vào 500 ml nước ?
c. Tính C% của ddịch thu được khi hòa tan 56 lít khí NH3 ở đktc vào 157 cm3 nước ?
4. Cần lấy bao nhiêu gam CaCl2.6H2O để khi hòa tan vào nước thì thu được 200 ml dung dịch CaCl2 30% (D= 1,28 g.ml) ?
5. Xác định nồng độ mol của dung dịch thu được khi hòa tan 12,5 gam CuSO4.5H2Ovào 87,5 ml nước ?
6. Tính C% khi trộn 200gam dung dịch NaCl 20% với 300 gam dung dịch NaCl 5% ?
7. Tính nồng độ mol khi trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,01M với 50 ml dung dịch NaOH 1M cho rằng không có sự thay đổi thể tích khi trộn lẫn ?
8. Cần pha bao nhiêu gam dung dịch NaCl 8% vào 400 gam dung dịch NaCl 20 % để được dung dịch NaCl 16% ?
9. Cần pha bao nhiêu gam nước vào 600 gam dung dịch NaOH 18% để được dung dịch NaOH 15% ? .
10. Cần pha bao nhiêu gam NaCl vào 800 gam dung dịch NaCl 10% để được dung dịch NaCl 20% ?.
11. Cần pha bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M vào 500 ml dung dịch1M để được dung dịch 1,2M .?
12. Hòa tan 6,66 gam tinh thể Al2(SO4)3.nH2O vào nước thành dung dịch A . Lấy 1.10 dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy tạo thành 0,699 gam kết tủa . Xác định CTHH tinh thể muối sunfat của nhôm ?
13. Hòa tan 24,4 gam BaCl2.xH2O vào 175,6 gam nước tạo thành d. dịch 10,4% . Tìm x?
14. Cô cạn rất từ từ 200ml dd CuSO4 0,2M thu được 10 g tinh the åCuSO4.pH2O . Tính p ?
15. Cô cạn cẩn thận 600 gam dung dịch CuSO4 8% thì thu được bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O ?
16. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2Ovà bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để điều chế 200 gam dung dịch CuSO4 8% ?
17. Trộn 300 gam dung dịch HCl 7,3% với 200 gam dung dịch NaOH 4% . Tính C% các chất tan có trong dung dịch ?
18. Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 20% (D= 1,137 g.ml) Với 400 gam dd BaCl2 5,2% thu được kết tủa A và dd B . Tính khối lượng kết tủa A và C% các chất có trong dd B ?
19. Trong một chiếc cốc đựng một muối cacbonat kim loại hóa trị I . Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10%vào cốc cho đến khi khí vừa thoát hết thu được muối Sunfat có nồng độ 13,63% . Hỏi đó là muối cacbonat của kim loại nào?
20. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phot pho thu được chất A . Chia A làm 2 phần đều nhau .
– Phần 1 hòa tan vào 500 gam nước thu được dung dịch B . Tính C% của d.dịch B ?
– Phần 2 hòa tan vào bao nhiêu gam nước để thu được dung dịch 24,5% ?
21. Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M thu được dung dịch A . Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh . Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1 M vào d.dịch A thấy quỳ trở lại thành màu tím . Tính x ?
22. Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau bằng H2 thu được 1,76 gam kim loại . Hòa tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 ở đktc Xác định CTHH của sắt oxit ?
V. Tính thành phần phần trăm :
1. Cho 8 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 1,68 lít khí H2 thoát ra ở đktc . Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ?
2. Cho hỗn hợp gồm Ag và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 dư tạo thành 6,72 lít khí H2 thoát ra ở đktc và 4,6 g chất rắn không tan. Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ?
3. Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M tạo thành 8,96 lít khí H2 thoát ra ở đktc .
a. Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ?
b. Tính thể tích dung dịch HCl đã tham gia phản ứng ?
4. Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6% .Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,5 gam muối khan
a. Tính % về khối lượng của từng chất có trong hỗn hợp ?
b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã tham gia phản ứng ?
c. Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành sau phản ứng ?
5. Cho 19,46 gam hỗn hợp gồm Mg , Al và Zn trong đó khối lượng của Magie bằng khối lượng của nhôm tác dụng với dung dịch HCl 2M tạo thành 16, 352 lít khí H2 thoát ra ở đktc .
a. Tính % về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ?
b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng biets người ta dùng dư 10% so với lý thuyết ?
6. Hòa tan 13,3 gam hỗn hợp NaCl và KCl vào nước thu được 500 gam dung dịch A Lấy 1.10 dung dịch A cho phản ứng với AgNO3 tạo thành 2,87 gam kết tủa
a. Tính % về khối lượng của mỗi muối có trong hỗn hợp ?
b. Tính C% các muối có trong dung dịch A
7. Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CH4 , C2H4 qua bình Brom dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch Brom tăng 5,6 gam . Tính % về khối lượng của mỗi hiddro cacbon có trong hỗn hợp ?
8. Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CH4 , C2H4 và C2H2 qua bình Brom dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch Brom tăng 5,4 gam . Khí thoát ra khỏi bình được đốt cháy hoàn toàn thu được 2,2 gam CO2 . Tính % về khối lượng của mỗi hiddro cacbon có trong hỗn hợp ?
9. Chia 26 gam hỗn hợp khí gồm CH4 , C2H6 và C2H4 làm 2 phần bằng nhau
Phần 1 : Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2
Phần 2 : Cho lội qua bình đựng d.dịch brom dư thấy có 48 gam brom tham gia phản ứng
Tính % về khối lượng của mỗi hiddro cacbon có trong hỗn hợp ?
10. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp của Mg và MgO bằng dung dịch HCl . Dung dịch thu được cho tác dụng với với dung dịch NaOH dư . Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao cho đến khi khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn
a. Tính % về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu ?
b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu đã dùng ?
11. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp của Al và Mg bằng dung dịch HCl vừa đủ . Thêm một lượng NaOH dư vào dung dịch . Sau phản ứng xuất hiện một lượng kết tủa Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao cho đến khi khối lượng không đổi thu được 4 g chất rắn
a. Tính % về khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu ?
b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng ?
12. Chia một lượng hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3 làm 2 phần bằng nhau .
Phần 1 : nhiệt phân hoàn toàn thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc)
Phần 2 : hòa tan hết trong dung dịch HCl rồi cô cạn dung dịch thu được 15,85 gam hỗn hợp muối khan
Tính % về khối lượng của mỗi muối cacbonat có trong hỗn hợp ban đầu ?
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập sử dụng trong ôn thi HSG môn Hóa học 9 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Huyện Đăk Song
- Đề thi HSG môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Tư Kỳ
Chúc các em học tập tốt!