YOMEDIA

Các dạng bài tập ôn tập kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các bạn Các dạng bài tập ôn tập kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 năm 2020. Tài liệu này sẽ giúp các bạn thêm phần tự tin trước kì thi và góp phần củng cố kiến thức đã học để đạt được điểm cao hơn. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo để ôn tập và phục vụ công tác ra đề thi.

ATNETWORK
YOMEDIA

Các dạng bài tập ôn tập kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm môn Hóa học 12

 

Lí thuyết

A. KIM LOẠI KIỀM

- Kim loại nhóm kiềm hay kim loại nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. Trong các kim loại này chúng ta thường gặp là Na và K.

- Các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối nên rất nhẹ, chúng dễ nóng chảy và mềm. Li là kim loại nhẹ nhất, Cs do có bán kính nguyên tử lớn nên dùng làm tế bào quang điện, Fr là nguyên tố phóng xạ.

- Kim loại kiềm là những kim loại có tính khử mạnh nhất (so với các kim loại thuộc cùng chu kì). Kim loại kiềm tác dụng được với nước (tạo thành kiềm và giải phóng khí H2); tác dụng được với nhiều phi kim; với các dung dịch axit (phản ứng với axit trước, nước sau); các dung dịch muối (kim loại kiềm phản ứng với nước trước rồi bazơ sinh ra mới tham gia vào các phản ứng khác nếu có)...

- Kim loại kiềm chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hiđroxit của chúng.

 Hiđroxit của các kim loại kiềm đều có dạng MOH. Đây đều là những bazơ mạnh tan tốt trong nước. Chúng làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Chúng tác dụng với oxit axit tùy tỷ lệ cho ra muối axit hoặc muối trung hòa. Chúng tác dụng mạnh với axit, với dung dịch muối, với một số khí và các chất lưỡng tính...

- Hiđroxit của kim loại kiềm là hóa chất quan trọng trong các phòng thí nghiệm, và trong công nghiệp. Để điều chế chúng thường thì người ta điện phân dung dịch muối clorua bão hòa có màng ngăn.

 Muối cacbonat của kim loại kiềm có hai loại là muối axit MHCO3 và M2CO3. Các muối này đều tan tốt trừ NaHCO3 ít tan. Các dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm đều có môi trường kiềm trong đó dung dịch muối axit có môi trường kiềm yếu hơn dung dịch muối trung hòa. Muối trung hòa là bazơ Bronsted còn muối axit là chất lưỡng tính. Trong phản ứng của muối cacbonat với dung dịch axit cần lưu ý bài toán phản ứng nối tiếp (khi cho từ từ).

 

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

VẬN DỤNG CAO

Câu 61: Cho 20,1 gam hỗn hợp A chứa Al, Mg , Al2O3 tác dụng với dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu hòa tan hết 20,1 gam A vào V lít dung dịch HCI 1M thu được 15,68 lít H2 (đktc) và dung dịch B. Cần dùng hết 300ml dung dịch KOH 1M mới trung hòa hết lượng axit còn dư trong B . Khối lượng (gam) của Al2O3 trong A và giá trị của V lần lượt là :

A. 5,4 và 1,7

B. 9,6 và 2,0

C. 10,2 và 2,7 

D. 5,1 và 2,0

Câu 62: Cho 10,5 gam hỗn hợp bột gồm Al và một kim loại liềm M vào nước . Sau phản ứng được dung dịch X chứa 2 chất tan và 5,6 lít khí (đktc). Cho từ từ dung dịch HC1 vào dung dịch X để lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Lọc kết tủa, sấy khô, cân được 7,8 gam. Kim loại M là:

A. Li

B. Na

C.

D. Rb

Câu 63: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 21,67g. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí . Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít H2 ở (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là :

A. 60%

B. 71,43%

C. 80%

D. 75%

Câu 64: Nung Al và Fe3O4 ( không có không khí phản ứng , phản ứng xảy ra hoàn toàn ) thu được hỗn hợp A.

- Nếu cho A tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc).

- Nếu cho A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư được 1,428 lít SO2 duy nhất (đktc).

Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 33,69%

B. 26,33%

C. 38,30%

D. 19,88%

Câu 65: Cho hỗn hợp A gồm Al và và một oxit sắt. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: cho tác dụng với dung dịch H2SOloãng thu được 0,672 lít khí (đktc).

Phần 2: Phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn, thu được hỗn hợp B, cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 134,4 ml khí (đktc) sau đó cho tiếp dung dịch H2SO4 loãng, dư được 0,4032 lít H2(đktc). Oxit sắt là:

A. Fe2O3

B. FeO

C. Fe3O4

D. Không xác định

Câu 66: Hòa tan hoàn toàn trong 13,200 gam hỗn hợp Na và K vào nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho 5,200 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl  vừa đủ thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 3,36 lít khí H2(đktc). Cho X tác dụng với Y đến khi phản ứng hoàn toàn thu được x gam kết tủa

A. 12,000.

B. 10,300.

C. 14,875.

D. 22,235.

Câu 67: Có hỗn hợp gồm Al và một oxit sắt. Sau phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được 96,6 g chất rắn.

- Hoà tan chất rắn trong NaOH dư thu được 6,72 lít khí đktc và còn lại một phần không tan A.

- Hoà tan hoàn toàn A trong H2SO4 đặc nóng được 30,24 lít khí B ở đktc.

Công thức của sắt oxit là:

A. Fe2O3

B. Fe3O4

C. FeO

D.  Không xác định

Câu 68: Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng của nhôm giảm 0,81 gam. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đktc) (giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%). Khối lượng của A là :

A. 1,08g.        

B. 1,62g.  

C. 2,1 g.  

D. 3,96g.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Các dạng bài tập ôn tập kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 năm 2020. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON