Cùng Hoc247 ôn tập với Các dạng bài tập định tính nhận biết các chất trong môn Hóa học của Trường THCS An Lạc Thôn với các dạng câu hỏi như: tự luận, trắc nghiệm,...sẽ giúp các em vừa kiểm tra kiến thức trong chương trình Hóa học lớp 9 vừa rèn luyện kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH NHẬN BIẾT CÁC CHẤT TRONG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THCS AN LẠC THÔN
I. Dạng bài tập trắc nghiệm khách quan :
Hình thức được sử dụng phổ biến nhất là chọn phương án đúng, sai từ các phương án đã cho của đề bài. Dạng này lại có 2 kiểu :
Kiểu 1 :Khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là đúng nhất :
Ví dụ 1 : Có 3 lọ đựng 3 dung dịch HCl, H2SO4 và Na2SO4, có thể nhận biêt dung dịch trong mỗi lọ bằng cách nào sau đây :
+ Dùng quỳ tím
+ Dùng dung dịch AgNO3.
+ Dùng dung dịch BaCl2.
+ Dùng quỳ tím và dung dịch BaCl2 .
Ví dụ 2 : Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất chứa trong các ống nghiệm bị mất nhãn sau : NaOH, NaCl, H2SO4 và NaNO3.
+ Dùng quỳ tím và dung dịch BaCl2
+ Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3 .
+ Dùng quỳ tím vag dung dịch AgNO3.
Ví dụ 3: Nhận biết các chất chứa trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học : MgCl2, BaCl2, K2CO3 và H2SO4 .
+ Dùng quỳ tím và dung dịch HCl.
+ Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3 .
+ Lập bảng và cho các chất phản ứng với nhau.
- Kiểu 2 : Điền chữ Đ (đúng) hoặc S(Sai) vào ô trống ở sau mỗi câu mà em cho là đúng .
Ví dụ : Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt 2 muối có trong mỗi cặp dung dịch sau :
+ FeSO4 và Fe2(SO4)3.
+ Na2SO4 và CuSO4 .
+ NaCl và CuCl2 .
II. Dạng bài tập tự luận :
Bài tập nhận biết các chất ra theo kiểu tự luận thường được tập trung vào 2 dạng chính sau đây :
- Dạng bài tập không hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng :
Ví dụ 1 : Hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch sau : NaCl, NaOH, Na2CO3, Na2SO4, NaNO3.
Ví dụ 2 : Hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất khí sau : CH4, C2H4, CO2.
Ví dụ 3 : Hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn chứa 5 chất khí sau : CH4, C2H4, CO2 , H2 và C2H2.
Ví dụ 4 : Hãy nhận biết 3 chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt là : NaCl, Na2CO3, và hỗn hợp NaCl với Na2CO3.
- Dạng bài tập hạn chế thuốc thử hoặc phương pháp sử dụng :
Ví dụ 1 : Dựa vào tính chất vật lý, hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất bột sau : bột sắt, bột lưu huỳnh và bột than.
Ví dụ 2 : Dựa vào tính chất hóa học, hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất khí sau : Khí Cl2 , khí CO2, khí H2S.
Ví dụ 3 : Chỉ dùng thêm quỳ tím , hãy nhận biết 4 dung dịch trong các lọ mất nhãn sau : NaOH, Ba(OH)2, KCl và K2SO4.
Ví dụ 4 : Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử duy nhất (tùy chọn) hãy nhận biết 4 dung dịch trong các lọ mất nhãn sau : Na2CO3, Na2SO4, H2SO4 và BaCl2.
Ví dụ 5 : Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dụng dịch sau : HCl, NaCl, Na2CO3 và MgCl2.
Ví dụ 6 : Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dụng dịch sau : HCl, NaCl, NaOH và phenoltalein.
Ví dụ 7 : Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, hãy nêu cách nhận ra từng chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn sau : Na2CO3, NaCl, BaSO4 và CaCO3.
* Ngoài các ví dụ trên đây , dạng bài tập định tính nhận biết các chất còn ở mức độ khó hơn dành cho học sinh khá giỏi. Đó là dạng bài tập nhận biết sự có mặt của các chất có trong hỗn hợp .
Ví dụ 1 : Có 1 hỗn hợp gồm 3 chất khí Cl2 , CO, CO2. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của 3 chất khí trên trong hỗn hợp.
Ví dụ 2 : Có 1 hỗn hợp gồm 3 axit HCl, HNO3, H2SO4. Hãy chứng mimh sự có mặt của 3 axit trên có trong hỗn hợp.
III. Phương pháp chung :
Với loại bài tập phân biệt và nhận biết các chất ta sử dụng phương pháp chung là dùng các phản ứng đặc trưng của các chất để nhận ra chúng, cụ thể là những phản ứng gây ra các hiện tượng mà ta thấy được như : kết tủa dặc trưng, khí sinh ra có mùi dặc trưng.
Ví dụ : Cu(OH) 2 : kết tủa xanh lam.
NH3 : khí có mùi khai.
H2S : khí có mùi trứng thối.
Cl2 : khí có mùa vàng lục.
NO2 : khí có màu nâu, mùi hắc.
Sử dụng các bảng nhận biết mà tôi sẽ trình bày ở phần phụ lục để làm các dạng bài tập nhận biết thường gặp như nhận biết riêng lẻ từng chất và nhận biết hỗn hợp, nhận biết với số hóa chất làm thuốc thử hạn chế , nhận biết các chất mà không được dùng thêm thuốc thử bên ngoài.
- Với dạng bài tập hạn chế thuốc thử phải tuân theo nguyên tắc : dùng thuốc thử mà đề bài đã cho nhận biết 1 trong các chất cần nhận biết, Sau đó dùng hóa chất vừa mới nhận biết để phân biệt ít nhất 1 trong các chất còn lại.
Ví dụ : Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử là kim loại , hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch sau : Na2SO4, HCl, Na2CO3 và Ba(NO3)2.
Học sinh có thể sử dụng sắt để nhận biết HCl (có bọt khí thoát ra), sau đó dùng HCl để nhận biết Na2CO3 (có bọt khí thoát ra), rồi dùng Na2CO3 để nhận biết Ba(NO3)2 (có kết tủa trắng), chất còn lại là Na2SO4.
- Với dạng bài tập không dùng bất kì thuốc thử nào ta phải lập bảng để nhận biết
Ví dụ : Không dùng hóa chất nào khác, hãy nhận biết 3lọ mất nhãn chứa 3dung dịch sau : HCl, Na2CO3 và BaCl2.
Học sinh có thể kẻ bảng sau :
|
HCl |
Na2CO3 |
BaCl2 |
HCl |
- |
|
- |
Na2CO3 |
|
- |
|
BaCl2 |
- |
|
- |
Dựa vào bảng kết quả ta có thể nhận biết HCl (1dấu hiệu sủi bọt khí), Na2CO3 (1 dấu hiệu sủi bọt khí, 1 dấu hiệu kết tủa) và BaCl2 (1 dấu hiệu kết tủa).
Một số thuốc thử dành cho các hợp chất vô cơ :
Bảng 1: Một số thuốc thử thường dùng để nhận biết các chất :
Thuốc thử |
Nhận biết chất |
Hiện tượng |
Nước |
- Hầu hết kim loại mạnh(K, Ca, Na, Ba) |
Tan, có khí H2 thoát ra. |
- Hầu hết oxit của kim loại mạnh(K2O, Na2O, BaO) |
Tan, tạo dung dịch làm hồng phenolphtalein. |
|
- P2O5 |
Tan, tạo dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím |
|
Quỳ tím |
- Axit(H2SO4, HCl…) - Kiềm(KOH, NaOH…) |
- Quỳ tím hóa đỏ - Quỳ tím hóa xanh |
Phenolphtalein (không màu) |
- Kiềm(KOH, NaOH,…) |
Làm hồng dung dịch phenoltalein. |
Dung dịch bazơ tan (kiềm) |
- Kim loại : Al, Zn - Al2O3, ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2. |
- Tan, có khí H2 thoát ra. - Tan. |
Dung dịch axit -HCl, H2SO4 loãng. -HNO3, H2SO4 đặc, nóng -HCl, H2SO4 loãng.
-H2SO4 loãng |
- Muối cacbonat, sunfit, sunfua. |
Tan, có khí thoát ra (CO2, SO2, H2S). |
- Kim loại đứng trước H2. |
Tan, có khí H2 thoát ra. |
|
- Hầu hết kim loại. |
Tan, có khí NO2, SO2, thoát ra. |
|
- CuO, Cu(OH)2. |
Tan, tạo dung dịch có màu xanh. |
|
- Ba, BaO, muối Ba. |
Tạo kết tủa trắng BaSO4. |
Bảng 2 : Nhận biết một số oxit ở thể rắn.
Thuốc thử |
Nhận biết chất |
Hiện tượng |
H2O |
- K2O, Na2O, CaO, BaO. - P2O5. |
- Tan, tạo dung dịch làm xanh giấy quỳ tím. - Tan, tạo dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím. |
Axit hoặc kiềm |
Al2O3 |
Tạo dung dịch trong suốt. |
dd axit(HCl, H2SO4) |
CuO |
Tạo dung dịch màu xanh. |
dd HCl đun nóng |
Ag2O |
Tạo kết tủa AgCl màu trắng. |
dd HF |
SiO2. |
Tan, tạo ra SiF4. |
dd HCl đun nóng. |
MnO2. |
Tạo khí Cl2 màu vàng lục. |
Bảng 3 : Nhận biết một số đơn chất ở thể rắn :
Thuốc thử |
Nhận biết chất |
Hiện tượng |
H2O |
K, Na, Ca, Ba |
Tan, có khí H2 thoát ra. |
dd kiềm (NaOH, Ba(OH)2. |
Al, Zn |
Tan, có khí H2 thoát ra. |
HNO3 đậm đặc |
Cu (đỏ) |
Tan, tạo dd màu xanh, có khí màu nâu (NO2) thoát ra. |
HNO3, sau đó cho NaCl vào dung dịch |
Ag |
Tan, có khí màu nâu (NO2) thoát ra, tạo kết tủa trắng AgCl. |
Hồ tinh bột |
I2 (tím đen) |
Hóa xanh |
Đốt trong oxi không khí |
S (vàng) |
Khí SO2 thoát ra, mùi hắc. |
Đốt cháy, cho sản phẩm hòa tan trong nước. |
P (đỏ) |
Tạo P2O5 tan trong nước, tạo dd làm quỳ tím hóa đỏ |
Đốt cháy, cho sản phẩm lội qua nước vôi trong. |
C (đen) |
Tạo khí CO2 làm đục nước vôi trong. |
Bảng 4 : Nhận biết các chất khí :
Thuốc thử |
Nhận biết |
Hiện tượng |
dd KI và hồ tinh bột |
Cl2 |
Không màu→xanh |
dd Br2 hay dd KMnO4 |
SO2 |
Mất màu nâu đỏ (hay màu tím) |
dd AgNO3 |
HCl |
Kết tủa trắng |
dd Pb(NO3)2 |
H2S |
Kết tủa đen |
Quỳ tím ẩm |
NH3 |
Hóa xanh |
HCl đậm đặc |
NO |
Tạo khói trắng |
Không khí |
NO2 |
Hóa nâu |
Cu (đỏ) |
O2 |
Hóa đen (CuO) |
CuO (đen), t0 |
CO |
Hóa đỏ |
dd Ca(OH)2 |
CO2 |
Trong→đục |
CuO (đen), t0 |
H2 |
Hóa đỏ (Cu) |
CuSO4 khan |
Hơi nước |
Trắng→xanh |
...
Trên đây là nội dung trích dẫn Các dạng bài tập định tính nhận biết các chất trong môn Hóa học Trường THCS An Lạc Thôn, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!