Mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo Các bài toán về định luật bảo toàn electron kết hợp phương pháp khác. Tài liệu gồm các câu bài tập trắc nghiệm đa dạng, bao quát đầy đủ và chi tiết các nội dung chính của bài học, qua đó giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ELECTRON KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP KHÁC
Phần 1:
Câu 1:Nung 7,84 gam bột sắt trong oxi, thu được m gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 1,344 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 8,64.C. 10,08.D. 19,2.
Câu 2:Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 10,32 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 1,568 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 8,4. B. 14. C. 6,72. D. 16,8.
Câu 3:Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được (m + 0,48) gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,62. B. 2,22. C. 2,52. D. 2,32.
Câu 4:Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được (m + 3,36) gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 4,704 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 11,2. B. 16,8. C. 11,76. D. 19,6.
Câu 5:Nung 3,36 gam bột sắt trong oxi, thu được 4,08 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra V lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 0,672. B. 1,344. C. 0,224. D. 0,896.
Câu 6:Nung 14 gam bột sắt trong oxi, thu được m gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 3,36 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 15,2.C. 18.D. 10,8.
Câu 7:Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư).
Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.
Câu 8:Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%.C. 51,35%.D. 48,65%.
Câu 9:Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
A. Ca. B. Mg. C. Be. D. Cu.
Câu 10:Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. K2Cr2O7. B. CaOCl2. C. MnO2. D. KMnO4.
Câu 11:Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 80. B. 40. C. 20. D. 60.
Câu 12:Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. N2O và Al. B. NO và Mg. C. NO2 và Al. D. N2O và Fe.
Câu 13:Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
A. 3x. B. y. C. 2x. D. 2y.
Câu 14:Hoà tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M đó là
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 15:Khi cho 7,2 gam Al tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, thấy có 49 gam H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối Al2(SO4 )3, H2O và sản phẩm khử X. Công thức của X là
A. SO2. B. S. C. H2S. D. SO2, H2S.
Câu 16:Nung đến hoàn toàn 0,005 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thì số mol HNO3 cần dùng để các phản ứng xảy ra vừa đủ tạo thành dung dịch chứa muối duy nhất là
A. 0,14 . B. 0,16 . C. 0,15. D. 0,18 .
Câu 17:Cho hỗn hợp A gồm có 1 mol FeS2; 1 mol FeS và 1 mol S tác dụng hoàn toàn với H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 224. B. 336. C. 448. D. 560.
Câu 18:Hòa tan hết 5,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm FeS và FeS2 trong dd HNO3 vừa đủ thu được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của V là
A. 8,96. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 19:Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO thu được a gam kim loại. Cho kim loại qua dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 20,16 lít SO2 đktc. Công thức của oxit là
A. Fe3O4. B. Cr2O3. C. CrO. D. FeO.
Câu 20:Cho 16,8 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HNO3 xM. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính x và khối lượng muối tạo thành trong Y.
Câu 21:Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Tính giá trị của m.
Câu 22:Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp chất rắn X gồm: Cu; CuS; FeS; FeS2; FeCu2S2; S thì cần 2,52 lít O2 và thấy thoát ra 1,568 lít SO2. Mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết các khí đều đo ở đktc. Tính giá trị của V và m.
Phần 2:
Câu 1:Cho 3,76 gam hỗn hợp các kim loại Mg, Fe, Cu hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,06 mol NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Đem dd X tác dụng với dd NaOH dư, rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m?
Câu 2:Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al (có tỉ lệ mol 3:4) vào dung dịch chứa HNO3 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa 8,2m gam muối (không có khí thoát ra). Biết rằng có 0,3 mol N+5 trong HNO3 đã bị khử. Tính mol HNO3 đã phản ứng.
Câu 3:Gọi X là hỗn hợp gồm Fe và 2 oxit của sắt. Hòa tan hết 15,12 gam X trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 16,51 gam muối sắt II và m gam muối sắt III. Mặt khác, khi cho 15,12gam X phản ứng hoàn toàn với HNO3 dư thì giải phóng 1,568 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính % khối lượng của Fe trong X?
Câu 4:Hòa tan 20 gam hỗn hợp X gồm Fe và 1 oxit sắt bằng dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hết bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 11,2 lít NO2 (đktc). Tìm công thức oxit sắt.
Câu 5:Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một oxit sắt vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,546 lít hỗn hợp NO và NO2 (đktc, ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 2,49 gam so với ban đầu. Xác định công thức của oxit sắt và số mol HNO3 đã phản ứng?
Câu 6:Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Cu và 2 oxit sắt cần vừa đủ 500 ml dd HCl 1,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,74 gam hỗn hợp hai muối. Tính giá trị của m?
Câu 7:Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối. Tính m?
Câu 8:Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 4,16 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 5,2 gam Zn vào dd Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 gam chất rắn Z và dd chỉ chứa một muối duy nhất. Tính giá trị của m?
Câu 9:Hòa tan m gam hỗn hợp Fe, Cu ( Fe chiếm 40%) vào 380 ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,7m gam chất rắn và 1,12 lít hỗn hợp gồm NO, N2O (ở đktc) (là hai sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là bao nhiêu gam?
Câu 10:Một hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và R được chia thành 2 phần bằng nhau :
- Phần 1 cho tác dụng với HNO3 dư thu được 1,68 lít N2O duy nhất.
- Phần 2 hòa tan trong 400 ml HNO3 loãng 0,7M, thu được V lít khí không màu, hóa nâu trong không khí. Giá trị của V (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) là
A. 2,24 lít. B. 1,68 lít. C. 1,568 lít. D. 4,48 lít.
Trên đây là toàn bộ nội dung Các bài toán về định luật bảo toàn electron kết hợp phương pháp khác. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !