YOMEDIA

Bộ đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Lê Qúy Đôn

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em tài liệu Bộ đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Lê Qúy Đôn được HOC247 sưu tầm và tổng hợp đầy đủ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp sắp tới. Hi vọng tài liệu có ích với các em học sinh. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Môn: SINH HỌC

Năm học: 2020 – 2021

Tổng thời gian làm bài: 150 phút

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. (1,75 điểm)

a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

b. Sự rối loạn trong hoạt ñộng nội tiết của tuyến tụy dẫn tới bệnh lí gì ở người? Giải thích?

Câu 2. (2,0 điểm)

Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:

 

Thể đột biến

Số lượng NST đếm được ở từng cặp

I

II

III

IV

V

a

3

3

3

3

3

b

3

2

2

2

2

c

1

2

2

2

2

a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?

b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?

Câu 3. (1,75 điểm)

a. Vì sao ruồi giấm (Drosophila melanogaster) được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong các thí nghiệm về di truyền học?

b. Xét một cặp NST tương đồng trong một tế bào sinh tinh có ký hiệu

  

Khi tế bào đó giảm phân bình thường (có thể xảy ra trao đổi chéo tại

một điểm giữa A và a) thì hai tế bào tạo thành sau giảm phân I (tinh bào bậc II) được ký hiệu như thế nào? Viết các giao tử có thể có khi tế bào trên hoàn thành giảm phân.

Câu 4. (2 điểm)

Một quần thể cây ăn quả ở thế hệ xuất phát (P) có 1/3 số cây có kiểu gen AA, 2/3 số cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo (F1) trong hai trường hợp sau:

a. Tự thụ phấn bắt buộc.

b. Giao phấn ngẫu nhiên.

Câu 5. (2,5 điểm)

a. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?

b. Muốn xác định kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử người ta cần phải làm gì? Giải thích?

c. Ở một loài thực vật, cho một cá thể F1 lai với hai cá thể khác cùng loài:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

Biết tính trạng chiều cao cây được quy định bởi gen A và a, tính trạng hình dạng hạt được quy định bởi gen B và b, hai cặp gen này  nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau và không có đột biến xảy ra. Tương phản với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.

Hãy biện luận và cho biết kiểu gen, kiểu hình của F1 và hai cá thể nêu trên?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử như sau:

- Cơ chế nhân đôi của ADN: Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn của ADN liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X) và ngược lại.

- Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch mã gốc của gen liên kết với các nuclêôtit  tự do của môi trường nội bào  theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với  A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại).

- Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao trên mARN ( A -U, G -X) và ngược lại.

b.

- Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy dẫn tới bệnh lí ở người là: Bệnh tiểu đường và chứng hạ ñường huyết.

- Giải thích: Trong đảo tụy có 2 loại tế bào, tế bào β tiết Insulin và tế bào α tiết glucagôn.

+ Ở người bình thường, lượng đường huyết tăng quá mức sẽ kích thích các tế bào β tiết Insulin để chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan, cơ, làm đường huyết trở lại mức bình thường. Nên nếu rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy dẫn đến tuyến tụy không tiết hoocmon Insulin sẽ gây bệnh tiểu đường ở người.

+ Khi đường huyết thấp hơn mức bình thường sẽ kích thích các tế bào α tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược với Insulin, biến glicôgen thành glucôzơ làm lượng đường huyết trở lại mức bình thường. Nên nếu rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy dẫn đến tuyến tụy không tiết hoocmon glucagon sẽ gây chứng hạ đường huyết ở người.

Câu 2:

* Tên gọi của 3 thể đột biến

- Thể đột biến a có 3n NST:  Thể tam bội .

- Thể đột biến b có (2n + 1) NST: Thể dị bội (2n + 1) hay thể tam nhiễm.

- Thể đột biến c có (2n - 1) NST: Thể dị bội (2n – 1) hay thể một nhiễm.

* Đặc điểm của thể đột biến a:

- Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng => thể đa bội có quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn => kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt.

- Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật.

* Cơ chế hình thành thể đột biến c:

- Trong giảm phân, cặp NST số 1 nhân đôi nhưng không phân ly tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n – 1) NST.

- Khi thụ tinh, giao tử (n–1) kết hợp với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n–1) NST => phát triển thành thể dị bội (2n – 1).

(HS trình bày cơ chế bằng sơ ñồ nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1 (1,0 điểm)

Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, lặn.

Câu 2 (1,5 điểm)

Ở ruồi giấm, alen V quy định tính trạng cánh dài, alen v quy định tính trạng cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ: 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau được F2, thống kê kết quả ở cả quần thể có tỉ lệ 9 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài.

a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai gì?

Câu 3 (1,0 điểm)

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của động vật? Điều đó có ứng dụng gì trong thực tiễn? Cho ví dụ minh họa.

Câu 4 (1,0 điểm)

a. Một loài thực vật có 2n = 20 NST. Xác định số lượng NST, trạng thái NST trong một tế bào ở kì sau nguyên phân, kì giữa giảm phân I, kì sau giảm phân I và kì cuối của giảm phân II.

b. Một tinh bào bậc 1 của ruồi giấm kí hiệu AaBbDdXY. Khi phân bào, tế bào sẽ ở kì nào trong trường hợp tế bào đó mang các NST có kí hiệu sau:

         1 - AAaaBBbbDDddXXYY.

         2 - \(\frac{{AA}}{{aa}}\frac{{BB}}{{bb}}\frac{{{\text{dd}}}}{{DD}}\frac{{YY}}{{XX}}\)

         3 - AABBddYY.

         4 - abDX.

Câu 5 (1,0 điểm)

Vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu?

Câu 6 (1,0 điểm)

Cho các ví dụ sau:

1 - Cây mạ bị mất khả năng tổng hợp diệp lục nên có màu trắng.

2 - Con tắc kè hoa biến đổi màu sắc theo nền môi trường.

Các ví dụ trên thuộc loại biến dị nào? Phân biệt các loại biến dị đó về đặc điểm biểu hiện và khả năng di truyền.

Câu 7 (1,0 điểm)

Nêu quy trình của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. Các cá thể được tạo ra bằng phương pháp này có đặc điểm gì? Giải thích?

Câu 8 (1,0 điểm)

Căn cứ vào ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật, người ta chia sinh vật thành những nhóm nào? Mỗi nhóm cho ít nhất 2 ví dụ và nêu đặc điểm.

Câu 9 (1,5 điểm)

Quan sát một cây bưởi đang thời kỳ ra hoa, phát hiện bọ xít đang hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện.

a. Hãy viết sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn trên.

b. Trên ngọn cây bưởi, có nhiều rệp đang bám, quanh vùng rệp bám lại có nhiều kiến đen. Hãy cho biết mối quan hệ sinh thái giữa các loài: cây bưởi, bọ xít, nhện, tò vò, rệp và kiến đen. Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp.

ĐÁP ÁN

Câu 1 (1,0 điểm)

- Ý nghĩa của tương quang trội lặn trong thực tiễn sản xuất:

+ Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thông thường, các tính trạng trội thường là tính trạng tốt, còn tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Ví dụ: Ở cà chua các tính trạng quả đỏ, nhẵn và thân cao là trội còn quả vàng, có lông tơ và thân lùn là các tính trạng lặn. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế cao.

+ Không sử dụng F1 để làm giống vì đời sau sẽ phân tính. Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.

- Phương pháp xác định tính trạng trội, lặn:

+ Để xác định được tương quan trội - lặn của 1cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

+ Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, còn kiểu hình có tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn.

Câu 2 (1,5 điểm)

a.

- Xét tỉ lệ phân li ở F1 có: cánh dài: cánh cụt = 1: 1 → P:Vv x  vv → F1:  1Vv  :  1vv

- F1  giao phối với nhau → đã xảy ra 4 phép lai:   

            1. Vv x Vv             2. Vv x vv          3. vv x Vv          4. vv x vv

- Sơ đồ lai giải thích

Các phép lai

Tỉ lệ kiểu hình

Đực

Cái

Vv

Vv

75% cánh dài: 25% cánh cụt    =   3 cánh dài: 1 cánh cụt

Vv

vv

50% cánh dài: 50% cánh cụt    =   2 cánh dài: 2 cánh cụt

vv

Vv

50% cánh dài: 50% cánh cụt    =   2 cánh dài: 2 cánh cụt

vv

vv

100% cánh cụt                          =                      4 cánh cụt

 

TỔNG CỘNG ở F2:  7 cánh dài (V-) :  9 cánh cụt (vv)

b.

Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai phân tích.

- Nếu Fa: 100% cánh dài → Kiểu gen ruồi cánh dài F2: VV.

- Nếu Fa: 1 cánh dài: 1 cánh cụt → Kiểu gen ruồi cánh dài F2: Vv.

Câu 3 (1,0 điểm)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của động vật:

+ Tính đực cái chủ yếu được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi,   phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.

+ Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài.

- Ứng dụng trong thực tiễn: chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực/cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.

- Ví dụ minh hoạ: Nuôi tằm lấy tơ: tạo ra toàn tằm đực (tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái); tạo nhiều bê đực để nuôi lấy thịt, tạo nhiều bê cái để nuôi lấy sữa.

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Bộ đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Lê Qúy Đôn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF