YOMEDIA

Đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Hoàng Hoa Thám

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh lớp 9 tài liệu Đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Hoàng Hoa Thám được HOC247 sưu tầm và tổng hợp đầy đủ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp sắp tới. Hi vọng tài liệu có ích với các em học sinh. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS

HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Môn: SINH HỌC

Năm học: 2020 – 2021

Tổng thời gian làm bài: 150 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1. (1,0 điểm). Chức năng của ADN có được là nhờ đặc điểm cấu trúc và cơ chế nào?

Câu 2. (1,0 điểm). Trong 1 cây lúa (2n = 24) người ta thấy số lần nguyên phân của tế bào A nằm ở rễ và tế bào B nằm ở lá là 8 đợt. Tổng số tế bào con sinh ra sau những lần nguyên phân của cả 2 tế bào trên là 40.

a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Biết rằng số lần nguyên phân của tế bào B nhiều hơn số lần nguyên phân của tế bào A.

b) Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn cho quá trình nguyên phân của cả 2 tế bào trên?                                          

Câu 3. (1,25 điểm). Các cặp gen trong phép lai sau là di truyền độc lập AaBbDdXX × AaBbDdXY cho thế hệ con F1. Hãy tính:

- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY ở F1.

- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX ở F1.

- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1.

- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY ở F1.

Biết rằng A, B, D là các gen trội hoàn toàn.

Câu 4. (1,25 điểm). Ở một loài thực vật A quy định cây thân cao, a quy định cây thân thấp; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen quy định chiều cao thân cây và hình dạng quả liên kết hoàn toàn. Cho lai một cặp bố mẹ có kiểu gen AB//ab với Ab//aB cho thế hệ F1. Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F1.

Câu 5. (1,0 điểm). Giới tính của loài được xác định bởi cơ chế và yếu tố nào? Cho ví dụ.

Câu 6. (2,0 điểm). Phân biệt thường biến với đột biến về khái niệm, nguyên nhân và tính chất.

Câu 7. (0,5 điểm). Sơ đồ phả hệ sau là kết quả theo dõi sự di truyền một loại bệnh hiếm gặp do một gen quy định, trong một dòng họ của gia đình ông A.

Nếu không có thông tin gì thêm thì ta có thể kết luận được gen gây bệnh là trội hay lặn? Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính? Giải thích.

Câu 8. (0,5 điểm). Ở thực vật, khi cho tự thụ phấn ở cây giao phấn có hiện tượng thoái hoá. Thí dụ sau đây dùng để giải thích cho nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá: Một thế hệ cây giao phấn có 100% kiểu gen Aa, cho tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ.

a) Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen của F3 (sau 3 lần tự thụ phấn) và F5 (sau 5 lần tự thụ phấn).

b) Từ thí dụ này hãy rút ra nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống khi cho tự thụ phấn ở cây giao phấn.

Câu 9. (0,5 điểm). Sơ đồ sau biểu diễn mối tương quan giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ của 3 loài A, B, C.

Dựa vào sơ đồ em hãy thử đánh giá khả năng phân bố của các loài này trên Trái đất.

Câu 10. (1,0 điểm).  Mật độ quần thể là gì? Vì sao nói mật độ quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Chức năng lưu giữ thông tin di truyền: là do ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

- Chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể: là nhờ đặc tính tự nhân đôi của ADN.

Câu 2:

a) - Gọi số lần nguyên phân của tế bào A, B lần lượt là x, y.  (x, y: nguyên dương; x < y).

- Theo bài ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{gathered} x + y = 8 \hfill \\ {2^x} + {2^y} = 40 \hfill \\ \end{gathered} \right.(x\langle y)\)

- Giải hệ phương trình:

+ Ta có x + y = 8 → y = 8 – x, thay vào 2x + 2y =  40 ta được 2x + 28-x =  40 → 2x + 28/2x =  40 → 2x .2x + 28 =  40.2x → 2x .2x - 40.2x  + 28 = 0 (*)

+ Đặt 2x = t , phương trình (*) có dạng: t2 - 40t + 256 = 0. Giải phương trình này được t = 8 và t = 32.

Vì x < y nên 2x = 8 ; 2y = 32

→ x  =  3 ; y  = 5.

b) Môi trường tế bào đã cung cấp:  24.[(23 - 1) + (25 - 1)] = 912.

(Ghi chú: HS có thể giải theo cách khác có thể là biện luận, kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa).

 Câu 3:

- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^4} = \frac{1}{{16}}\)

- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX = \({\left( {\frac{1}{4}} \right)^3}.\frac{1}{2} = \frac{1}{{128}}\) 

- Tỉ lệ kiểu gen  aabbddXY = \({\left( {\frac{1}{4}} \right)^3}.\frac{1}{2} = \frac{1}{{128}}\) 

- Tỉ lệ kiểu hình    A-B-D-XY = \({\left( {\frac{3}{4}} \right)^3}.\frac{1}{2} = \frac{27}{{128}}\) 

Câu 4:

             P:   AB//ab                  x                   Ab//aB

             G:  AB; ab                                    Ab; aB

             F1:  AB//Ab  ;   AB//aB  ;  Ab//ab  ;  aB//ab

Tỉ lệ kiểu hình: 1 thân cao, quả bầu dục; 2 cây thân cao, quả tròn; 1 cây thân thấp, quả tròn.

Câu 5:

- Giới tính của loài được xác định là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và tổ hợp trong trong quá trình thụ tinh. 

       VD:      P:   XX           ×             XY

                   G:     X                         X, Y

                   F:               XX ; XY

- Giới tính còn ảnh hưởng do các yếu tố môi trường: hoocmon, nhiệt độ...

       VD: (HS lấy bất cứ một ví dụ nào đúng).

Câu 6:

Phân biệt thường biến và đột biến:

 

Thường biến

Đột biến

Khái niệm

- Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

- Là những biến đổi về vật chất di truyền (ADN hoặc NST).

Nguyên nhân

- Do điều kiện sống của môi trường thay đổi.

- Do những tác nhân trong hay ngoài tế bà

.

Tính chất

- Là biến dị không di truyền được.

- Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định. Có lợi cho sinh vật.                    

- Là biến dị di truyền được.

- Xuất hiện riêng lẻ, không xác định. Có lợi, có hại hoặc trung tính.                       

  

 

Câu 7:

a) Gen gây bệnh là gen lặn . Qua sơ đồ  phả hệ : III­1 bị bệnh trong khi đó bố và mẹ (II4 , II5) đều bình thường chứng tỏ gen gây bệnh là gen lặn, gen không gây bệnh (gen bình thường) là gen trội.                                                           

b) Gen gây bệnh nằm trên NST thường .

Quy ước gen trội là A, gen lặn là a.

Nếu gen a nằm trên Y thì bố của con trai bị bệnh cũng phải bị bệnh.

Nếu a nằm trên X thì I1 phải có kiểu gen XAY (bố), I2 có kiểu gen XaXa (mẹ), con gái của họ là II2­­ sẽ có kiểu gen XAXa và không bị bệnh, nhưng thực tế có bị bệnh (qua sơ đồ  phả hệ).

Cả 2 giả thiết trên đều không phù hợp

→ Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường.

(Ghi chú: HS có thể chứng minh bằng cách khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa).

Câu 8:

a.

- Sau 3 lần tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen là  0,4375AA ; 0,125Aa ; 0,4375aa.

- Sau 5 lần tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen là  0,484375AA; 0,03125Aa; 0,484375aa.

(Ghi chú: Kết quả học sinh làm có thể sai số với đáp án nhưng đúng do cách làm tròn vẫn cho điểm tối đa).

b) Nhận xét: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ tự thụ phấn là nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá.

Câu 9:

Loài A phân bố rộng, có thể phân bố khắp trái đất.

Loài B và C phân bố hẹp, loài B sống ở vùng có nhiệt độ thấp (VD: vùng ôn đới…), loài C sống ở vùng có nhiệt độ cao (VD: vùng nhiệt đới…).

Câu 10:

- Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, mức sinh sản và tử vong của quần thể.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Hoàng Hoa Thám. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF