YOMEDIA

Bộ đề thi minh họa tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2022 đầy đủ các môn Bộ GD&ĐT có đáp án

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em Bộ đề thi minh họa tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2022 đầy đủ các môn với đầy đủ đáp án đi kèm. Hi vọng với tư liệu này, các em sẽ được thử sức mình với nội dung đề thi bám sát chương trình của bộ GD&ĐT. Để từ đó làm quen với các hình thức ra đề cũng như nắm được những nội dung cần trình bày theo từng dạng câu hỏi khác nhau. Chúc các em đạt kết quả thật tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới!

ADSENSE

1. Đề minh họa 2022 môn Ngữ Văn Bộ GD&ĐT

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

một con sông chảy qua thời gian

chảy qua lịch sử

chảy qua triệu triệu cuộc đời

chảy qua mỗi trái tim người

khi êm đểm khi hung dữ

một con sông rì rầm sóng vỗ

trong muốn vàn trang thơ

làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà

tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt

luôn tuôn mới đến, luôn luôn ra đi

luôn già nhất và luôn trẻ nhất

sông để lại trước khi về với biển

không phải máu đen độc ác của quân thù

không phải gươm đao ngàn năm chiến trận

không phải nghẹn ngào tiếng nắc

sau sụp lở hưng vong sau thù hận sóng trào

là bãi mới của sông xanh ngát

là đất đai lấn dần ra biển

là tâm hồn đằm thắm phù sa

dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ

máu ta mang sắc đỏ sông Hồng

nỗi khổ và niềm vui bất tận

 (Trích Sóng Hồng, Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr. 286-288)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại những gì trước khi về với biển?

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gi về vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam?

một con sông rì rằm sóng vỗ

trong muôn vàn trang thơ

làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà

tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt

Câu 4. Nội dung hai đồng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?

máu ta mang sắc đỏ sông Hồng

nỗi khổ và niềm vui bất tận

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Câu 2 (5,0 điểm)

 Bà lão củi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiều cơ sự vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con để cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng mước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

  Bà lão khẽ thở dài ngừng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị củi mặt xuống, tay vẫn về tà áo đã

rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta cỏ gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con.

May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thể nào mà lo cho hết được?

  Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới ":

  - Ử, thôi thì các con đã phải đuyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.

  Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tồn tiếp lời:

  - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chủng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá. Biết thể nào hở con, ai giâu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

           (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 28-29)

 Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

Thể thơ tự do.

Câu 2:

Để lại: Bãi mới của sông xanh ngát Đất đai lấn dần ra biển Tâm hồn đằm thắm phù sa/ dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ.

Câu 3:

Câu thơ trên thể hiện những vai trò của sông Hồng:

- Sông Hồng làm nên giá trị văn hoá, văn học, làm nên đời sống tinh thần, vật chất cho con người.

- Sông hồng làm nên lịch sử dân tộc.

Câu 4:

Câu trên có thể hiểu: Sông Hồng của ngày hôm nay mang trong mình cả máu, nước mắt của dân tộc trong những năm oằn mình chiến đấu với giặc. Nhưng sông Hồng của là niềm vui chiến thắng.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Giới thiệu chung: Sự cần thiết trân trọng giá trị văn hoá dân tộc

2. Giải thích: Văn hoá dân tộc là những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa về vật chất, tinh thần tồn tại qua hàng nghìn năm. Nét văn hoá ấy làm nên chất riêng, bản sắc riêng của con người Việt.

=> Giữ gìn, trân trọng giá trị văn hoá dân tộc là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi con người.

3. Bàn luận:

* Vì sao cần phải trân trọng giá trị văn hoá dân tộc?

- Biểu hiện của lòng yêu đất nước.

- Bảo vệ giá trị văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc.

- Những giá trị văn hoá dân tộc tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ.

* Cần làm gì bảo vệ những giá trị văn hoá dân tộc?

- Nhà nước có chính sách bảo vệ những giá trị văn hoá.

 - Mỗi cá nhân cần ý thức được ý nghĩa của những giá trị văn hoá, từ đó bảo vệ, trân trọng những giá trị đó.

* Mở rộng:

- Phê phán những kẻ phá hoại những nét đẹp của văn hoá dân tộc.

- Cần học tập để hiểu rõ giá trị văn hóa dân tộc.

- Tuyên truyền, tham gia giữ gìn, bảo vệ giá trị văn hóa.

4. Tổng kết.

Câu 2:

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình.

+ Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết: cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích, từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm

II. Thân bài

1) Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích.

a) Giới thiệu nhân vật

- Bà cụ Tứ là một người đàn bà nghèo khổ, cơ cực, phải tha phương cầu thực, trở thành dân ngụ cư với những thiệt thòi trước định kiến của xã hội. Chồng bà đã mất từ sớm, nhà chỉ còn mẹ góa con côi nuôi nhau đắp đổi qua ngày.

- Cả đời bà lão long đong, lận đận, đến lúc gần đất xa trời mà vẫn không có tiền để thực hiện được ước mơ lớn nhất là lấy vợ cho con. Và giữa lúc đói kém, vào tâm điểm nạn đói năm 1945, người chết như ngả rạ khắp nơi, anh con trai lại lấy được vợ, đúng hơn là “nhặt vợ”.

- Vì quá bất ngờ nên bà lão hết sức ngạc nhiên, đến mức không dám tin vào những gì mình nhìn thấy và nghe thấy. Mãi rồi cuối cùng bà lão cũng hiểu ra “cơ sự”. Đó là tình huống để bắt đầu những dòng cảm xúc của bà cụ Tứ trong đoạn trích.

b) Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích

* Đoạn 1: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”

-> Phản ứng đầu tiên của bà cụ Tứ sau khi nghe lời giới thiệu của con trai về người đàn bà lạ “nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”, khi hiểu ra sự tình là “cúi đầu nín lặng”.

- “Bà lão hiểu rồi”: Phải sau rất nhiều sự kiện, đến tận lúc này, khi anh con trai phải nói một cách tường minh thì bà cụ Tứ mới hiểu. Một người phụ nữ trải đời, một người mẹ lẽ thường sẽ rất nhạy cảm với chuyện hệ trọng cả đời của đứa con trai độc nhất, thế mà mãi đến bây giờ mới hiểu ra sự tình. Vô lí nhưng lại hợp lí bởi bà không thể tưởng tượng con trai bà có thể lấy vợ dễ dàng đến thế.

- Cái cử chỉ cúi đầu cho thấy sự nặng trĩu trong tâm tư khi bà không chỉ hiểu ra sự tình- rằng người đàn bà lạ đứng ở đầu giường thằng con trai bà và chào bà bằng u kia chính là “vợ nhặt” theo không về làm con dâu của bà, mà bà còn “hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự” bằng những trải nghiệm của cả một cuộc đời nghèo khổ dằng dặc. Cho nên lẽ ra phải mừng rỡ thì bà cúi đầu, thứ ngỡ là hạnh phúc với bà lại trở thành gánh nặng. Niềm vui không thể cất cánh bởi nỗi lo áo cơm ghì sát đất.

- Bà nín lặng vì không biết phải nói gì khi trong bà đang thức dậy bao nhiêu cảm xúc hỗn độn “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”.

+ Bà thấy tủi cho con, cũng là tủi cho mình “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Dấu chấm lửng ấy chính là sự thảm hại đến tận cùng của đói nghèo. Vì vậy mà mối nhân duyên của con trai bà mới trở thành câu chuyện nhặt vợ nhặt chồng rẻ rúng. Phút so sánh ấy còn ẩn chứa cả cảm giác tội lỗi, vì không làm tròn bổn phận của người mẹ, lo được cho con một đám cưới trọn vẹn.

+ Bà cũng không tránh khỏi cảm giác lo lắng “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Câu hỏi không có lời đáp, là vì chính bà cũng không dám hi vọng vào một cái kết lạc quan, khi xung quanh bà là sự bao vây của cái đói, cái chết

-> Giữa những cảm xúc hỗn độn đó, “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…”. Hình ảnh này có sự gặp gỡ với giọt nước mắt khổ đau của lão Hạc “những nếp nhăn xô lại vào nhau ép cho nước mắt chảy ra”. Giọt nước mắt của người già hiếm hoi lắm “Tuổi già hạt lệ như sương” (Nguyễn Khuyến), thế mà vẫn trào ra khóe mắt bởi những cảm xúc dâng trào trong tình huống đặc biệt.

* Đoạn 2: “Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con…May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?”

-> Sau những giây phút cúi mặt với nỗi lòng nặng trĩu, với những cảm xúc tiêu cực, cuối cùng bà lão cũng ngửng lên để đối mặt với thực tại:

- Bà “đăm đăm nhìn người đàn bà”, chăm chú quan sát người phụ nữ xa lạ đã dũng cảm theo không con trai bà để xây dựng tổ ấm. Trong tầm mắt nhìn của bà “thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Đó là những cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ của một người đang thiếu tự tin, dường như còn mang theo cả mặc cảm tội lỗi, thậm chí cả một chút sợ hãi. Bởi thị đường đột về đây mà chưa được sự cho phép của người lớn, mà nói như Thúy Kiều thì:

Dù khi lá thắm chỉ hồng

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha

- Cái tà áo rách bợt đã giúp bà hiểu thêm về gia cảnh của thị, về sự khó khăn đói khổ đến cùng cực, từ đây đã khơi lên ở bà tình thương ở những người đồng cảnh. Thương người, rồi lại thương con mình, vì vậy mà hướng bà đến những ý nghĩ tích cực hơn:

+ Bà nhìn nhận cuộc hôn nhân này là sự may mắn của gia đình bà “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…”. Hơn ai hết, bà hiểu những thiệt thòi của con trai mình: lí lịch ngụ cư, gia cảnh nghèo, ngoại hình lại không hấp dẫn, nên đã đến tuổi dựng vợ gả chồng mà suốt bao lâu nay không lấy nổi vợ. Bây giờ có người sẵn sàng cùng con bà chung tay xây dựng tổ ấm, bà còn mong gì hơn. Như vậy, thay vì coi thường người vợ nhặt của con trai, bà xem thị như ân nhân của gia đình mình.

+ Bà trông chờ, hi vọng vào sự may mắn mơ hồ “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó” và dũng cảm đối mặt với những tình huống xấu nhất “chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?” -> bà nghĩ đến trọn vẹn, thấu đáo mọi chiều để sẵn sàng đón nhận

* Đoạn 3:“Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

     Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.”

-> Cuối cùng, giữa những cảm xúc hỗn độn vừa mừng vừa tủi, với tình yêu thương con và tấm lòng nhân hậu, bà đã mở rộng vòng tay với người con dâu tội nghiệp. Câu nói đầu tiên của bà sau những giây phút cúi đầu nín lặng “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” là sự đón nhận chính thức người con dâu mới. Mừng lòng chứ không phải là bằng lòng miễn cưỡng. “Phải duyên phải kiếp” nghĩa là cuộc hôn nhân do ông tơ bà nguyệt xe duyên chứ không phải chuyện nhặt vợ nhặt chồng rẻ rúng nữa. Bà đã khiến cho cuộc hôn nhân của Tràng và người vợ nhặt trở nên bình đẳng, đẹp đẽ như những cuộc hôn nhân bất kì nào khác. Lời đón nhận của bà như trút hẳn gánh nặng đang đè trĩu lồng ngực của anh Tràng “Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi” và chắc hẳn đó cũng là những cảm xúc của người con dâu.

* Đoạn 4: “Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

- Những lời dặn dò tiếp sau của bà là sự vun vén cho đôi trẻ, hướng các con vào tương lai tươi sáng “Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Một lời động viên con giản dị, mang đậm niềm tin tâm linh của một bà mẹ nông dân từng trải, nhưng cũng thật cần thiết, bởi đó chính là nguồn động lực giúp cho mẹ con bà đủ vững vàng để vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cái đói, cái chết.

c) Đánh giá chung:

* Bà cụ Tứ: Đoạn trích là những diễn biến tâm lí rất xúc động của bà cụ Tứ với đầy đủ các cung bậc của cảm xúc. Từ đó mà bà cụ Tứ hiện lên là linh hồn của tác phẩm, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt nam: rất nhân hậu, rất bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnh phúc, khát khao sống, khát khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ mình sang cho các con.

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo, éo le để tạo cơ hội cho nhân vật bộc lộ, tỏa sáng những vẻ đẹp tâm hồn

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ - người mẹ nông dân chất phác mà trải đời sâu sắc

+ Dựng đối thoại sinh động với ngôn ngữ nông dân theo lứa tuổi, giới tính… mộc mạc, chân thực và sinh động tạo được sức hấp dẫn riêng.

2) Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

 Qua hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích, tác giả đã đồng cảm xót thương với số phận đau khổ của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đặc biệt, tác giả đã phát hiện, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ: dù nghèo đói và khổ cực đến đâu, ngay cả khi kề bên cái chết, họ vẫn thương yêu đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, và không gì có thể cướp đi niềm tin vào cuộc sống và tương lai của họ

-> Kim Lân tâm sự: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của tác phẩm và vị trí của tác giả./.

2. Đề minh họa 2022 môn Toán Bộ GD&ĐT

Câu 1.  Mođun của số phức z=3-i bằng

A. 8

B. \(\sqrt{10}\)

C. \(10\)

D. \(2 \sqrt{2}\)

Câu 2. Trong không gian \(\mathrm{Oxyz}\), mặt cầu \((S):(x+1)^2+(y-2)^2+z^2=9\) có bán kính bằng
A.  3

B. 81

C. 9

D. 6

Câu 3. Điểm nào dưới đây thuộc đồ thị hàm số \(y=x^4+x^2-2\)?

A. Điểm P(-1;-1)

B. Điểm N(-1;-2)

C. Điểm M(-1; 0)

D. Điểm Q(-1; 1)

Câu 4. Thể tích V của khối cầu bán kính r được tính theo công thức nào dưới đây?

A. \(V=\dfrac{1}{3} \pi r^3\)

B. \(V=2 \pi r^3\)

C. \(V=4 \pi r^3\)

D. \(V=\dfrac{4}{3} \pi r^3\)

Câu 5. Trên khoảng \((0;+\infty)\), họ nguyên hàm của hàm số \(f(x)=x^{\frac{3}{2}}\) là:

A. \(\displaystyle\int f(x) {\rm d} x=\dfrac{3}{2} x^{\frac{1}{2}}+C\)

B. \(\displaystyle\int f(x) {\rm d} x=\dfrac{5}{2} x^{\frac{2}{5}}+C\)

C. \(\displaystyle\int f(x) {\rm d} x=\dfrac{2}{5} x^{\frac{5}{2}}+C\)

D. \(\displaystyle\int f(x) {\rm d} x=\dfrac{2}{3} x^{\frac{1}{2}}+C\)

Câu 6. Cho hàm số f(x) có bảng xét dấu của đạo hàm như sau:

Số điểm cực trị của hàm số đã cho là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 7. Tập nghiệm của bất phương trình \(2^x>6\) là

A. \(\left(\log _2 6;+\infty\right)\)

B. \((-\infty; 3)\)

C. \((3;+\infty)\)

D. \(\left(-\infty; \log _2 6\right)\)

Câu 8. Cho khối chóp có diện tích đáy B=7 và chiều cao h=6. Thể tích của khối chóp đã cho là

A. 42

B. 126

C. 14

D. 56

Câu 9. Tập xác định của hàm số \(y=x^{\sqrt{2}}\) là

A. \(\mathbb{R}\)

B. \(\mathbb{R} \setminus\{0\}\)

C. \((0;+\infty)\)

D. \((2;+\infty)\)

Câu 10. Nghiệm của phương trình \(\log _2(x+4)=3\) là

A. x=5

B. x=4

C. x=2

D. x=12

Câu 11. Nếu \(\displaystyle\int_2^5 f(x) \mathrm{d} x=3\) và \(\displaystyle\int_2^5 g(x) \mathrm{d} x=-2\) thì \(\displaystyle\int_2^5\left[f(x)+g(x) \right]\mathrm{\,d}x\) bằng

A. 5

B. -5

C. 1

D. 3

Câu 12. Cho số phức z=3-2i, khi đó 2z bằng

A. 6-2 i

B. 6-4 i

C. 3-4 i

D. -6+4 i

Câu 13. Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (P): 2 x-3 y+4 z-1=0 có một vectơ pháp tuyến là:

A. \(\overrightarrow{n_4}=(-1; 2;-3)\)

B. \(\overrightarrow{n_3}=(-3; 4;-1)\)

C. \(\overrightarrow{n_2}=(2;-3; 4)\)

D. \(\overrightarrow{n_1}=(2; 3; 4)\)

Câu 14. Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ \(\vec{u}=(1; 3;-2)\) và \(\vec{v}=(2; 1;-1)\). Tọa độ của vectơ \(\vec{u}-\vec{v}\) là

A. (3; 4;-3)

B. (-1; 2;-3)

C. (-1; 2;-1)

D. (1;-2; 1)

Câu 15. Trên mặt phẳng tọa độ, cho M(2; 3) là điểm biểu diễn của số phức z. Phần thực của z bằng

A. 2

B. 3

C. -3

D. -2

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 50 của đề minh họa môn Toán vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

B

11

C

21

D

31

A

41

B

2

A

12

B

22

A

32

A

42

B

3

C

13

C

23

D

33

B

43

C

4

D

14

C

24

B

34

B

44

A

5

C

15

A

25

A

35

A

45

D

6

C

16

A

26

A

36

D

46

D

7

A

17

C

27

A

37

B

47

A

8

C

18

C

28

B

38

D

48

D

9

C

19

C

29

B

39

D

49

D

10

B

20

A

30

A

40

B

50

D

3. Đề minh họa 2022 môn Tiếng Anh Bộ GD&ĐT

Mark the-letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

Question 1: We are _______ to hear that you are leaving.

A. sadly

B. sad

C. sadden

D. sadness

Question 2: Your room is comfortable, _______?

A. does it

B. was it

C. wasn’t it

D. isn’t it

Question 3: Don’t worry, class. Solving this maths problem is by no means a _______ order.

A. deep

B. high

C. large

D. tall

Question 4: She wrote her first cookery book _______ 2017.

A. at

B. in

C. with

D. on

Question 5: He got a _______ because he drove through the red light.

A. fee

B. fare

C. wage

D. fine

Question 6: Nga and Kate are close friends _______ they have many things in common.

A. despite

B. because of

C. because

D. although

Question 7: Linh liked the _______ cat in the pet shop.

A. cute grey English

 B. cute English grey

C. grey English cute

D. English grey cute

Question 8: The picnic has been _______ until next week due to bad weather.

A. got out

B. put out

C. got off

D. put off

Question 9: Quyen _______ in the supermarket when she saw her old friend.

A. was shopping

B. shops

C. is shopping

D. has shopped

Question 10: _______, I will give you a call.

A. When I had arrived in Ha Noi

B. When I arrived in Ha Noi

C. When I arrive in Ha Noi

D. When I was arriving in Ha Noi

Question 11: Jack usually _______ fishing with his friends at weekends.

A. goes

B. makes

C. puts

D. does

Question 12: Katherine took a deep breath, managing to _______ herself before entering the interview room.

A. comprise

B. consist

C. compose

D. include

Question 13: The house _______ yesterday.

A. paints

B. was painted

C. was painting

D. has painted

Question 14: _______ a number of novels, she turned to composing music.

A. Have written

B. Having written

C. Have been writing

D. Have been written

Question 15: The better its services are, _______ crowded the restaurant gets.

A. most

B. most of

C. the more

D. more

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best completes each of the following exchanges.

Question 16: Peter is asking to borrow Nam’s pen.

- Peter: “Can I borrow your pen, Nam?”

- Nam: “_______”

A. Me too.

B. Here you are.

C. Thanks a lot.

D. Congratulations!

Question 17: Hai is thanking Tom for his compliment.

- Hai: “Thank you for your kind words, Tom.”

- Tom: “_______”

A. Same to you.

B. Good idea.

C. That’s not good.

D. You’re welcome.

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of stress in each of the following questions.

Question 18:

A. colourful  

B. romantic  

C. difficult    

D. positive

Question 19:

A. amount     

B. story        

C. money      

D. picture

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

Question 20:

A. stopped 

B. handed 

C. worked   

D. missed

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 50 của đề minh họa môn Tiếng Anh vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

1 - B; 2 - D; 3 - D; 4 - B; 5 - D;

6 - C; 7 - A; 8 - D; 9 - A; 10 - C;

11 - A; 12 - C; 13 - B; 14 - B; 15 - C;

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the sentence that best completes each of the following sentence.

16 - B; 17 - D;

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of stress in each of the following question

18 - B; 19 - A;

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following question

20 - B; 21 - B;

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that CLOSEST in meaning to the underlined word in each of the following question.

22 - A; 23 - C;

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that OPPOSITE in meaning to the underlined word in each of the following question.

24 - A; 25 - B;

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the sentence that best combine each part of sentence in the following question.

26 - A; 27 - D;

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the underlined part that need correction in each of the following question.

28 - A; 29 - C; 30 - A;

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following question.

31 - D; 32 - D; 33 - D;

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct word or phrase that best fits each of the numbered blanks from 34 to 38.

34 - D; 35 - C; 36 - B; 37 - B; 38 - C;

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the question from 39 to 43.

39 - D; 40 - D; 41 - A; 42 - A; 43 - B;

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the question from 44 to 50.

44 - A; 45 - A; 46 - C; 47- C; 48 - B; 49 - A; 50 - B;

4. Đề minh họa 2022 môn Vật Lý Bộ GD&ĐT

Câu 1: Khi một nhạc cụ phát ra một âm cơ bản có tần số \(2f_0,3f_0,4f_0...\)  thì nhạc cụ đó đồng thời phát ra một loạt các họa âm có tần số  Họa âm thứ hai có tần số là

A. \(4f_0\).

B. \(f_0\).

C. \(3f_0\).

D. \(2f_0\).

Câu 2: Trong hệ SI, đơn vị của cường độ dòng điện là

A. oát (W).

B. ampe (A).

C. culông (C).

D. vôn (V).

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a và cách màn quan sát một khoàng D. Chiếu sáng các khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(λ\). Trên màn, khoảng cách từ vị trí có vân sáng đến vân trung tâm là

A. \(x=k λD/a\) với \(k=0,1,2,…\)

B. x= \((k+1/2) λa/D\) với \(k=0,1,2,…\)

C.  \(x=k λa/D\) với \(k=0,1,2,…\)

D. \(x=(k+1/2) λD/a\) với \(k=0,1,2,…\)

Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có \(R,L,C \) mắc nối tiếp thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là \(Z_L\) và \(Z_C\). Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện trong mạch khi

A. \(Z_L=Z_C/3\).

B. \(Z_L.\)

C. \(Z_L=Z_C\) .

D. \(Z_L>Z_C\).

Câu 5: Một con lắc đơn có vật nhỏ khối lượng  đang dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật qua vị trí có li độ góc \(α\) thì thành phần của trọng lực tiếp tuyến với quỹ đạo của vật có giá trị là \(P_t=-mgα\). Đại lượng  là

A. lực ma sát.

B. chu kì của dao động. C. lực kéo về.

D. biên độ của dao động.

Câu 6: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có pha ban đầu là \(φ_1\) và \(φ_2\). Hai dao động cùng pha khi hiệu \(φ_2-φ_1 \) có giá trị bằng

A. \((2n+1/4)π\) với \(n=0,±1,±2,…\)

B. \(2nπ\) với \(n=0,±1,±2,…\)

C. \((2n+1)π \) với \(n=0,±1,±2,…\)

D. \((2n+1/2)π\) với \(n=0,±1,±2,…\)

Câu 7: Trong y học, tia nào sau đây thường được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật?

A. Tia \(α\).

B. Tia \(γ\).

C. Tia tử ngoại.

D. Tia hồng ngoại.

Câu 8: Trong sự truyền sóng cơ, tốc độ lan truyền dao động trong môi trường được gọi là

A. bước sóng.

B. biên độ của sóng.

C. năng lượng sóng.

D. tốc độ truyền sóng.

Câu 9: Số prôtôn có trong hạt nhân \( _3^6 L\) là

A. 2 

B. 9 

C. 6

D. 3 

Câu 10: Một dòng điện xoay chiều hình sin có cường độ cực đại là \(I_0\) và cường độ hiệu dụng là I. Công thức nào sau đây đúng?

A. \( I=2I_0\)

B. \( I=2/I_0\)

C.\(\;{\rm{ I = }}\sqrt 2 {I_o}\)

D. \(I=I_0/√2.\)

Câu 11: Tia laze được dùng

A. trong y học để chiếu điện, chụp điện.

B. để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.

C. để tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại.

D. trong các đầu đọc đĩa CD, đo khoảng cách.

Câu 12: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Khi hoạt động ở chế độ có tải, máy biến áp này có tác dụng làm

A. giảm giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều

B. giàm tần số của dòng điện xoay chiều

C. tăng giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều.

D. tăng tần số của dòng điện xoay chiều.

Câu 13: Hiện tượng nào sau đây được ứng dụng để đúc điện?

A. Hiện tượng nhiệt điện.

B. Hiện tượng điện phân.

C. Hiện tượng siêu dẫn.

D. Hiện tượng đoản mạch.

Câu 14: Dao động cưỡng bức có biên độ

B. giảm liên tục theo thời gian.

A. không đổi theo thời gian.

D. tăng liên tục theo thời gian.

C. biến thiên điều hòa theo thời gian.

Cột máy phát thanh vô tuyến đơn giản?

Câu 15: Bộ phận nào sau đây có trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản?

A. Ông chuẩn trực.

B. Mạch biến điệu.

C. Buồng tối.

D. Mạch chọn sóng.

Câu 16: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng  và lò xo nhẹ có độ cứng  đang dao động điều hòa. Khi vật qua vị trí có li độ  thì gia tốc của vật là

A. \(a=-k/2m x.\)

B. \(a=-k/2m x.\)

C. \(a=-m/k x\)

D. \(a=-k/m x\)

Câu 17: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.

B. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ \(c=3.10^8 m/s\) dọc theo các tia sáng.

C. Phôtôn tồn tại cả trong trạng thái chuyển động và trạng thái đứng yên.

D. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

Câu 18: Gọi \(m_p\) là khối lượng của prôtôn, \(m_n\) là khối lượng của notron, \(m_X\) là khối lượng của hạt nhân \( _Z^A X\) và c là tốc độ của ánh sáng trong chân không. Đại lượng \(W_lk=[Zm_p+(A-Z)m_n-m_X ] c^2\) được gọi là

A. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.

B. khối lượng nghỉ của hạt nhân.

C. độ hụt khối của hạt nhân.

D. năng lượng liên kết của hạt nhân.

Câu 19: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Biết sóng truyền trên mặt nước với bước sóng \(λ\). Ở mặt nước, M là điểm cực tiểu giao thoa cách hai nguồn những khoảng là \( d_1\) và \( d_2\) . Công thức nào sau đây đúng?

A. \(d_2-d_1=(k+1/4)λ \) với \(k=0,±1,±2...\)

B.  \(​​d_2-d_1=(k+1/3)λ\)với \(k=0,±1,±2...\)

C. \(d_2-d_1=(k+1/2)λ\) với \(k=0,±1,±2...\)

D. \(d_2-d_1=kλ\) với \(k=0,±1,±2...\)

Câu 20: Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc.

B. Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

D. Ánh sáng đơn sắc bị đổi màu khi truyền qua lăng kính.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề minh họa môn Vật Lý vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1D

2B

3A

4D

5C

6B

7C

8D

9D

10D

11D

12C

13B

14A

15B

16D

17C

18D

19C

20D

21B

22A

23C

24D

25C

26C

27B

28B

29C

30C

31C

32A

33B

34C

35A

36A

37B

38A

39A

40B

5. Đề minh họa 2022 môn Hóa học Bộ GD&ĐT

Câu 41. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. CH3COOH.                       B. FeCl3.                            C. HNO3.                          D. NaCl.

Câu 42. Trong phân tử chất nào sau đây có 1 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm cacboxyl (COOH)?

A. Axit fomic.                        B. Axit glutamic.               C. Alanin.                          D. Lysin.

Câu 43. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn?

A. Al.                                     B. Na.                                C. Fe.                                 D. Ba.

Câu 44. Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc thường sinh ra khí NO2 có màu nâu đỏ, độc và gây ô nhiễm môi trường. Tên gọi của NO2

A. đinitơ pentaoxit.                B. nitơ đioxit.                    C. đinitơ oxit.                    D. nitơ monooxit.

Câu 45. Polime nào sau đây có công thức(-CH2-CH(CN))n?

A. Poli(metyl metacrylat).                                                B. Polietilen.

C. Poliacrilonitrin.                                                            D. Poli(vinyl clorua).

Câu 46. Kim loại Mg tác dụng với HCl trong dung dịch tạo ra H2 và chất nào sau đây?

A. MgCl2.                               B. MgO.                            C. Mg(HCO3)2.                 D. Mg(OH)2.

Câu 47. Axit panmitic là một axit béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của axit panmitic là

A. C3H5(OH)3.                       B. CH3COOH.                  C. C15H31COOH.              D. C17H35 COOH.

Câu 48. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Au.                                    B. Ca.                                C. Na.                                D. Mg.

Câu 49. Số oxi hóa của sắt trong hợp chất Fe2(SO4)3

A. +1.                                     B. +2.                                 C. +3.                                D. +6.

Câu 50. Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2?

A. C2H5OH.                           B. CH3COOCH3.              C. HCHO.                         D. CH4.

Câu 51. X là kim loại cứng nhất, có thể cắt được thủy tinh. X là

A. Fe.                                     B. W.                                 C. Cu.                                D. Cr.

Câu 52. Kim loại Fe tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. NaCl.                                 B. NaOH.                          C. HNO3 đặc nguội.          D. H2SO4 loãng.

Câu 53. Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp chất X rất mỏng, bền. Chất X là

A. AlF3.                                  B. Al(NO3)3.                     C. Al2(SO4)3.                    D. Al2O3.

Câu 54. Số nguyên tử hiđro trong phân tử metyl fomat là

A. 6.                                       B. 8.                                   C. 4.                                   D. 2.

Câu 55. Phân tử chất nào sau đây chứa nguyên tử nitơ?

A. Axit axetic.                        B. Metylamin.                    C. Tinh bột.                       D. Glucozơ.

Câu 56. Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Số nguyên tử cacbon trong phân tử glucozơ là

A. 6.                                       B. 11.                                 C. 5.                                   D. 12.

Câu 57. Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư?

A. Cu.                                     B. Ag.                                C. K.                                  D. Au.

Câu 58. Tính cứng tạm thời của nước do các muối canxi hiđrocacbonat và magie hiđrocacbonat gây nên. Công thức của canxi hiđrocacbonat là

A. CaSO4.                              B. CaCO3.                         C. Ca(HCO3)2.                  D. CaO.

Câu 59. Trong dung dịch, ion nào sau đây oxi hóa được kim loại Fe?

A. Ca2+.                                  B. Na+.                               C. Cu2+.                             D. Al3+.

Câu 60. Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, làm trong nước,.. Công thức phèn chua là

A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                            B. Al2O3.2H2O.

C. Al(NO3)3.9H2O.                                                          D. Al(NO3)3.6H2O.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 61 đến câu 80 của đề minh họa môn Hóa vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

41A

42B

43B

44B

45C

46A

47C

48A

49C

50A

51D

52D

53D

54C

55B

56A

57C

58C

59C

60A

61D

62D

63B

64B

65B

66B

67C

68D

69A

70D

71D

72B

73D

74C

75C

76D

77B

78C

79C

80B

6. Đề minh họa 2022 môn Sinh học Bộ GD&ĐT

Câu 1. Trong tế bào, phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã đặc hiệu (anticôđon)?

A. MARN.

B. rARN.

C. tARN.

D. ADN.

Câu 2. Trong công nghệ tế bào thực vật, tế bào trần là tế bào bị loại bỏ thành phần nào sau đây?

A. Nhân tế bào.

B. Lưới nội chất.

C. Màng sinh chất.

D. Thành tế bào.

Câu 3. Một loài thực vật, phép lại P: aaBB x aabb, tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình?

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 4. Các con trâu rừng đi kiếm ăn theo đàn giúp nhau cùng chống lại thú ăn thịt tốt hơn các con trâu rừng đi kiếm ăn riêng lẻ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. cạnh tranh cùng loài.

C. hội sinh.

D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 5. Giả sử một quần thể có cấu trúc di truyền là 100% Ee. Theo lí thuyết, tần số alen E của quần thể này là

A. 0,2.

B. 0,5.

C.0,1.

D. 1,0.

Câu 6. Trong quá trình tiến hóa, giọt coaxecva được hình thành trong giai đoạn nào sau đây?

A. Tiến hóa nhỏ.

B. Tiến hóa hóa học.

C. Tiến hóa tiền sinh học.

D. Tiến hóa sinh học.

Câu 7. Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?

A. Động vật ăn thực vật.

B. Động vật kí sinh.

C. Động vật ăn động vật.

D. Thực vật.

Câu 8. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (đèn neon, đèn sợi đốt) trong nhà có mái che, có thể đem lại tối đa bao nhiêu lợi ích sau đây trong sản xuất nông nghiệp?

I. Khắc phục được điều kiện bất lợi của thời tiết.

II. Giúp tăng năng suất cây trồng.

III. Hạn chế tác hại của sâu, bệnh.

IV. Bảo đảm cung cấp rau, củ, quả tươi cho con người vào cả mùa đông giá lạnh.

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 9. Trong quá trình dịch mã, phân tử mARN có chức năng

A. vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

B. kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.

C. làm khuôn cho quá trình dịch mã.

D. kết hợp với tARN tạo nên ribôxôm.

Câu 10. Xét về phương diện lí thuyết, nguyên nhân nào sau đây làm cho sự tăng trưởng của quần thể sinh vật bị giới hạn?

A. Điều kiện khí hậu thuận lợi.

B. Không gian cư trú của quần thể không giới hạn.

C. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào.

D. Số lượng kẻ thù tăng lên.

Câu 11. Trong tạo giống cây trồng, hóa chất cônsixin được sử dụng vào mục đích nào sau đây?

A. Gây đột biến đa bội.

B. Lại tế bào sinh dưỡng.

C. Gây đột biến gen.

D. Tạo ADN tái tổ hợp

Câu 12. Ở đại mạch, gen quy định màu xanh của lá di truyền theo dòng mẹ. Gen quy định tính trạng này nằm ở bào quan nào sau đây?

A. Ribôxôm.

B. Lục lạp.

C. Perôxixôm.

D. Không bào.

Câu 13. Một loài thực vật có bộ NST 2n, do đột biến dẫn đến phát sinh các thể đột biến. Thể đột biến nào sau đây có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng giảm so với thể lưỡng bội thuộc loài này?

A. Thể tứ bội.

B. Thể một.

C. Thể tam bội.

D. Thể ba.

Câu 14. Trên đồng cỏ châu Phi, cá sấu bắt linh dương đầu bò để ăn. Mối quan hệ giữa cá sấu và linh dương đầu bò thuộc quan hệ

A. cạnh tranh.

B. sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. hợp tác.

D. ức chế – cảm nhiễm.

Câu 15. Sinh vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra ở mang?

A. Voi.

B. Chim bồ câu.

C. Nai.

D. Cá trắm cỏ.

Câu 16. Mức độ giống nhau về ADN giữa loài người với một số loài được thể hiện ở bảng sau:

Các loài

Tinh tinh

Vượn Gibbon

Khỉ Vervet

Khỉ Capuchin

% giống nhau so với ADN người

97,6

94,7

90,5

84,2

Dựa vào các thông tin ở bảng trên, loài nào có quan hệ họ hàng gần nhất với loài người?

A. Khỉ Vervet.

B. Tinh tinh.

C. Vượn Gibbon.

D. Khỉ Capuchin.

Câu 17. Giả sử loài thực vật A có bộ NST 2n = 14, loài thực vật B có bộ NST 2n = 14. Theo lí thuyết, tế bào sinh dưỡng của thể song nhị bội được tạo ra từ 2 loài này có số lượng NST là

A. 14.

B. 16.

C. 32.

D. 28.

Câu 18. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?

A. Độ ẩm không khí.

B. Khí O2.

C. Ánh sáng.

D. Sâu ăn lá lúa.

Câu 19. Theo lí thuyết, phép lại nào sau đây tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2:1?

A. Aa x Aa.

B. AA x aa.

C. AA x Aa.

D. Aa x aa.

Câu 20. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen $\frac{\underline{Ab}}{aB}$ đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề minh họa môn Sinh vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu 1

C

Câu 11

A

Câu 21

C

Câu 31

A

Câu 2

D

Câu 12

B

Câu 22

D

Câu 32

D

Câu 3

D

Câu 13

B

Câu 23

B

Câu 33

A

Câu 4

D

Câu 14

B

Câu 24

D

Câu 34

B

Câu 5

B

Câu 15

D

Câu 25

A

Câu 35

B

Câu 6

C

Câu 16

B

Câu 26

B

Câu 36

A

Câu 7

D

Câu 17

D

Câu 27

A

Câu 37

B

Câu 8

C

Câu 18

D

Câu 28

A

Câu 38

C

Câu 9

C

Câu 19

A

Câu 29

C

Câu 39

C

Câu 10

D

Câu 20

D

Câu 30

C

Câu 40

A

7. Đề minh họa 2022 môn Lịch Sử Bộ GD&ĐT

Câu 1: Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia nào sau đây được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?

A. Hunggari. 

B. Anbani. 

C. Liên bang Nga.

D. Rumani.

Câu 2: Trong giai đoạn 1939-1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam? 

A. An Nam Cộng sản đảng. 

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Việt Nam Giải phóng quân. 

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 3: Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi quân sự nào sau đây? 

A. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng. 

B. Chiến dịch Việt Bắc.

C. Trận Đông Khê. 

D. Trận Điện Biên Phủ trên không.

Câu 4: Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là 

A. buộc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam. 

B. làm thất bại thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mĩ.

C. buộc Mĩ ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D. tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Câu 5: Trong giai đoạn 1973-1991, các nước Tây Âu có hoạt động đối ngoại nào sau đây

A. Viện trợ cho tất cả các nước châu Phi. 

B. Tham gia Định ước Henxinki.

C. Viện trợ cho tất cả các nước Mĩ Latinh.

D. Liên minh chặt chẽ với Liên Xô.

Câu 6: Một trong những biện pháp về tài chính nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945-1946 là 

A. thành lập Nha Bình dân học vụ. 

B. quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam.

C. phổ cập giáo dục tiểu học. 

D. mở nhiều lớp học xóa nạn mù chữ.

Câu 7: Một trong những nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) là 

A. đề ra đường lối đổi mới đất nước. 

B, quyết định khởi nghĩa vũ trang toàn quốc.

C. đề ra đường lối hiện đại hóa đất nước. 

D. thông qua Báo cáo chính trị.

Câu 8: Trong nửa sau những năm 40 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây nắm 3/4 dự trữ vàng của thế giới

A. Đức. 

B. Nhật Bản. 

C. Mĩ. 

D. Italia.

Câu 9: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)? 

A. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

B. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu. 

D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu.

Câu 10: Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ là 

A. Bình Giã. 

B. Tuyên Quang.

C. Cao Bằng.

D. Thất Khê.

Câu 11: Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh bùng nổ phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam? 

A. Giai cấp công nhân tiến hành nhiều cuộc bãi công, biểu tình.

B. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Huế thất bại. 

C. Tiểu tư sản tổ chức các cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.

D. Giai cấp tư sản tăng cường đấu tranh chống độc quyền.

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh có phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài là 

A. Côlômbia. 

B. Thái Lan. 

C. Philippin. 

D. Xingapo. 

Câu 13: Ở miền Nam Việt Nam, phong trào Đồng khởi (1959-1960) bùng nổ trong bối cảnh nào sau đây? 

A. Cách mạng gặp muôn vàn khó khăn. 

B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết. C. Quân Anh đang tiến vào Đông Dương. 

D. Quân Nhật đang tiến vào Đông Dương.

Câu 14: Năm 1929, Việt Nam Quốc dân đảng có hoạt động nào sau đây? 

A. Tổ chức ám sát Badanh ở Hà Nội. 

B. Xuất bản báo Người nhà quê.

C. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. 

D. Xuất bản báo An Nam trẻ.

Câu 15: Về kinh tế, các xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách nào sau đây? 

A. Xóa bỏ tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan.

B. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.

C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ. 

D. Thành lập các đội tự vệ đỏ.

Câu 16: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp | tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây? 

A. Khoa học máy tính.

B. Khai thác mỏ than.

C. Điện hạt nhân.

D. Công nghệ điện tử.

Câu 17: Trong giai đoạn 1965-1968, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? 

A. Mở cuộc tiến công lên Việt Bắc. 

B. Mở các cuộc hành quân tìm diệt.

C. Đề ra kế hoạch quân sự Nava. 

D. Đề ra kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhị.

Câu 18: Quốc gia nào sau đây là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? 

A. Mianma. 

B. Mĩ. 

C. Anh. 

D. Pháp.

Câu 19: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Mĩ chiếm đóng khu vực nào sau đây? 

A. Tây Béclin. 

B. Đông Đức. 

C. Đông Phi 

D. Đông Âu.

Câu 20: Trong khoảng thời gian những năm 1975-1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây

A. Đánh đổ đế quốc và phong kiến. 

B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

C. Đấu tranh giải phóng dân tộc. 

D. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề minh họa môn Lịch sử vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

C

21

B

2

C

22

D

3

A

23

C

4

D

24

D

5

B

25

D

6

B

26

A

7

D

27

B

8

C

28

B

9

A

29

C

10

D

30

C

11

B

31

D

12

A

32

B

13

A

33

C

14

A

34

C

15

B

35

C

16

B

36

D

17

B

37

C

18

A

38

A

19

A

39

A

20

D

40

C

8. Đề minh họa 2022 môn Địa Lý Bộ GD&ĐT

Câu 41. Cho biểu đồ:

GDP CỦA PHI-LIP-PIN VÀ THÁI LAN NĂM 2015 VÀ 2019

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020. NXB Thống kê, 2021)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi GDP năm 2019 so với năm 2015 của Phi-lip-pin và Thái Lan?

  A. Thái Lan tăng ít hơn Phi-lip-pin.

  B. Phi-lip-pin tăng gấp hai lần Thái Lan.

  C. Thái Lan tăng và Phi-lip-pin giảm.

  D. Phi-lip-pin tăng chậm hơn Thái Lan.

Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 , cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế ven biển?

  A. Đắk Nông.                  B. Gia Lai.                         C. Kon Tum.                     D. Quảng Ngãi.

Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp Cầm Phả thuộc tỉnh nào sau đây?

  A. Thái Nguyên.              B. Quảng Ninh.                 C. Lạng Sơn.                     D. Bắc Giang.

Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tỉnh nào sau đây có sân bay?

  A. Bà Rịa - Vũng Tàu.                                               B. Tây Ninh.

  C. Bình Phước.                                                          D. Long An.

Câu 45. Cho bảng số liệu:

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CU̇A MA-LAI-XI-A

(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

Năm

2015

2016

2018

2019

Xuất khẩu

209,3

201,2

246,0

237,8

Nhập khẩu

186,6

181,1

221,9

210,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)

Theo bảng số liệu, cho biết Ma-lai-xi-a xuất siêu lớn nhất vào năm nào sau đây?

  A. Năm 2015                  B. Năm 2018                     C. Năm 2016                    D. Năm 2019

Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố nào sau đây là đô thị đặc biệt?

  A. Thái Nguyên.              B. Hà Nội.                         C. Hạ Long.                      D. Hải Phòng.

Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao trên  ?

  A. Kon Ka Kinh.             B. Ngọc Krinh.                  C. Ngọc Linh.                   D. Chư Pha.

Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản có ở trung tâm nào sau đây?

  A. Phan Thiết.                  B. Nha Trang.                    C. Sóc Trăng.                    D. Vũng Tàu.

Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 , cho biết địa điểm nào sau đây nằm ở nơi đường số 8 gặp đường số 1 ?

  A. Vinh.                           B. Thanh Hóa.                   C. Ninh Bình.                    D. Hồng Lĩnh.

Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tình nào có tổng số trâu và bò lớn nhất trong các tỉnh sau đây?

  A. Hà Tĩnh.                      B. Nghệ An.                      C. Quảng Trị.                    D. Quảng Bình.

Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 , cho biết điểm du lịch nào sau đây nằm ở độ cao 0 -  ?

  A. Hoàng Liên.                B. Sa Pa.                            C. Ba Bể.                           D. Cát Bà.

Câu 52. Hoạt động khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ hiện nay được tiến hành tại

  A. các đảo.                       B. bờ biển.                         C. các quần đảo.                D. thềm lục địa.

Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 , cho biết địa điểm nào có lượng mưa trung bình năm lớn nhất trong các địa điểm sau đây?

  A. Huế.                                                                       B. Hà Nội.

  C. Hà Tiên.                                                                 D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây có cảng Quy Nhơn?

  A. Quảng Nam.                B. Bình Định.                    C. Quảng Ngãi.                 D. Khánh Hòa.

Câu 55. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm ở trên sông nào sau đây?

  A. Sông Gâm.                  B. Sông Chu.                     C. Sông Lô.                       D. Sông Đà.

Câu 56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây có đường bờ biển?

  A. Lạng Sơn.                   B. Hà Giang.                      C. Quảng Ninh.                 D. Cao Bằng.

Câu 57. Khí tự nhiên ở nước ta được dùng làm nhiên liệu cho

  A. nhiệt điện.                   B. thủy điện.                      C. điện mặt trời.                D. điện gió.

Câu 58. Vùng đồi trung du nước ta là nơi thường có

  A. nhiễm mặn đất.                                                      B. sạt lở bờ biển.

  C. xói mòn đất.                                                          D. sóng thần.

Câu 59. Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay

  A. chỉ có khai khoáng.                                               B. tương đối đa dạng.

  C. chỉ có chế biến.                                                     D. có it ngành.

Câu 60. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây chảy qua Yên Bái?

  A. Sông Cả.                     B. Sông Hồng.                   C. Sông Mã.                      D. Sông Chu.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 61 đến câu 80 của đề minh họa môn Địa Lý vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

41. D

42. D

43. B

44. A

45. D

46. B

47. C

48. A

49. D

50. B

51. D

52. D

53. A

54. B

55. D

56. C

57. A

58. C

59. B

60. B

61. A

62. C

63. B

64. D

65. A

66. D

67. B

68. B

69. B

70. C

71. D

72. A

73. A

74. C

75. C

76. C

77. C

78. C

79. C

80. B

9. Đề minh họa 2022 môn GDCD Bộ GD&ĐT

Câu 1. Theo quy định của pháp luật, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có dấu vết của tội phạm và cần

A. phát mại tài sản đã thế chấp.

B. ngăn chặn việc người đó bỏ trốn.

C. hủy bỏ mọi hình thức giao tiếp.

D. loại trừ các biện pháp quản chế.

Câu 2. Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều được

A. hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

B. chấm dứt tình trạng giàu nghèo.

C. loại bỏ hình thức lao động thủ công.

D. kiểm soát và thâu tóm thị trường.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền sáng tạo khi

A. tham chiếu mô hình, kiểu dáng.

B. kiểm tra nguồn gốc, niêm phong.

C. đối sánh mẫu mã, nhãn hiệu.

D. đưa ra phát minh, sáng chế.

Câu 4. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ là

A. thị trường.

B. nhân tố chủ quan.

C. địa giới hành chính.

D. tiền tệ.

Câu 5. Theo quy định của pháp luật, người thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự ý khám xét nhà của công dân là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về hộ tịch.

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. được bảo hộ về nhân lực.

D. được bảo hộ về thân thể.

Câu 6. Bất kì công dân nào khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải

A. bảo mật thông tin gây quỹ vacxin.

B. chấm dứt mọi nguồn lây lan dịch bệnh.

C. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước.

D. triệt tiêu tất cả các tệ nạn xã hội.

Câu 7. Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là pháp luật thể hiện tính

A. cưỡng chế, bạo lực.

B. quy phạm phổ biến.

C. bảo mật tuyệt đối.

D. áp đảo, chuyển quyền.

Câu 8. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là quan hệ giữa vợ, chồng phải dựa trên nguyên tắc dân chủ và không được

A. đấu tranh phê bình.

B. phân biệt đối xử.

C. tư vấn tâm lí.

D. Di chuyển quyền thừa kế.

Câu 9. Công dân không làm những điều pháp luật cấm là

A. tư vấn pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. sửa đổi pháp luật.

D. củng cố pháp luật.

Câu 10. Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là mọi công dân đều được tự do

A. hủy bỏ thỏa ước.

B. điều phối dư luận.

C. phong tỏa thị trường.

D. lựa chọn việc làm.

Câu 11. Công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ tổ chức nào là thực hiện

A. quyền tố cáo.

B. quyền khiếu nại.

C. việc định danh.

D. việc thẩm vấn.

Câu 12. Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm

A. thể lệ.

B. hình sự.

C. thỏa thuận.

D. hành chính.

Câu 13. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được Nhà nước và pháp luật

A. đáp ứng mọi nhu cầu.

B. chia đều quỹ phúc lợi.

C. tạo điều kiện phát triển.

D. bãi bỏ thuế thu nhập.

Câu 14. Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp đang phải

A. điều chuyển nơi công tác.

B. tham gia việc tranh cử.

C. cách li y tế tập trung.

D. chấp hành hình phạt tù.

Câu 15. Trong nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất thì lượng cung hàng hóa

A. tăng đột biến.

B. tự triệt tiêu.

C. thường giảm xuống.

D. luôn giữ nguyên.

Câu 16. Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi chủ thể kinh tế đều phải

A. quản lí bằng hình thức trực tuyến.

B. tuân thủ quy định về quốc phòng.

C. sử dụng mọi loại cạnh tranh.

D. đào tạo nguồn lực kế cận.

Câu 17. Một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được

A. chủ động học vượt cấp, vượt lớp.

B. đặc cách trong kiểm tra, đánh giá.

C. hoàn trả toàn bộ kinh phí đào tạo.

D. đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 18. Công dân bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế của đất nước là thực hiện quyền

A. tự do ngôn luận.

B. quản trị truyền thông.

C. điều phối cộng đồng.

D. chia sẻ kinh nghiệm.

Câu 19. Một trong những dấu hiệu để xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm phải

A. tự vệ.

B. ẩn danh.

C. phản kháng.

D. có lỗi.

Câu 20. Công dân thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở

A. vùng duyên hải.

B. phạm vi cả nước.

C. vùng đồng bằng.

D. phạm vi cơ sở.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề minh họa môn GDCD vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu 1

B

Câu 21

C

Câu 2

A

Câu 22

C

Câu 3

D

Câu 23

B

Câu 4

A

Câu 24

C

Câu 5

B

Câu 25

B

Câu 6

C

Câu 26

C

Câu 7

B

Câu 27

A

Câu 8

B

Câu 28

A

Câu 9

B

Câu 29

A

Câu 10

D

Câu 30

A

Câu 11

A

Câu 31

B

Câu 12

D

Câu 32

B

Câu 13

C

Câu 33

B

Câu 14

D

Câu 34

D

Câu 15

C

Câu 35

D

Câu 16

B

Câu 36

A

Câu 17

D

Câu 37

A

Câu 18

A

Câu 38

C

Câu 19

D

Câu 39

C

Câu 20

B

Câu 40

C

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi minh họa tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2022 đầy đủ các môn Bộ GD&ĐT có đáp án. Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF