YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần phản ứng oxi hóa khử môn Hoá học lớp 10 năm 2021 có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần phản ứng oxi hóa khử môn Hoá học lớp 10 năm 2021 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Hóa 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

ADSENSE

1. Phản ứng oxi hóa khử

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Sự oxi hóa là sự mất electron

B. Sự khử là sự mất electron hay cho electron

C. Chất khử là chất nhường electron

D. Chất oxi hóa là chất thu electron

Câu 2: Cho các quá trình sau: 

1. Đốt cháy than trong không khí

2. Làm bay hơi nước biển trong quá trình sản xuất muối biển

3. Nung vôi

4. Tôi vôi

5. Iot thăng hoa

Trong các quá trình trên, quá trình nào có phản ứng hóa học xảy ra?

A. 2,3,4,5

B. 1, 2, 3

C. 1, 3, 4

D. Tất cả các quá trình trên

Câu 3: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 để tạo thành sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì CuFeS2 sẽ: 

A. Nhường 26 (e)

B. Nhận 12 (e)

C. Nhận 13 (e)

D. Nhường 13 (e)

Câu 4: Trong các phản ứng oxi hóa khử, vai trò của Fe2+ là: 

A. chỉ thể hiện tính khử

B. không có vai trò gì

C. chỉ thể hiện tính oxi hóa

D. thể hiện tính oxi hóa hoặc thể hiện tính khử

Câu 5: Cho phản ứng: Ca +Cl2 → CaCl2.

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.

B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.

C. Mỗi phân tử Clnhường 2e.

D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH3 + HCl → NH4Cl

B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

D. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Câu 7: Trong phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2, nguyên tố cacbon

A. chỉ bị oxi hóa.

B. chỉ bị khử.

C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Câu 8: Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitơ

A. chỉ bị oxi hóa.

B. chỉ bị khử.

C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

Câu 9: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric

A. là chất oxi hóa.

B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.

C. là chất khử.

D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

Câu 10: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. S    

B. F2    

C. Cl2

D. N2

Câu 11: Trong các phản ứng hóa học, SOcó thể là chất oxi hóa hoặc chất khử vì: 

A. SO2 là oxit của đa axit 

B. SO2 là oxit axit

C. Lưu huỳnh trong SOđã đạt số oxi hóa cao nhất

D. Lưu huỳnh trong SO2 có số oxi hóa trung gian

Câu 12: Khi cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, trong phản ứng này Cl2 đóng vai trò là: 

A. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

B. Chất nhận (e)

C. Chất nhường (e)

D. Chất nhường (p)

Câu 13: Cho các mệnh đề sau: 

Lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử

S2− trong hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử

SO2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa

Trong phân tử H2SO4 thì nguyên tố S chỉ thể hiện tính oxi hóa

Số mệnh đề phát biểu đúng là: 

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 14: Lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng cách chuẩn độ huyết thanh với dung dịch kali đicromat. Sơ đồ phản ứng như sau: 

C2H5OH + 2K2Cr2O7 + H2SO4 → CO2 + Cr2(SO4)3+ K2SO4 + H2O

Hoàn thành phương trình trên thì hệ số của các chất sau khi cân bằng là: 

A. 1, 3, 8, 2, 2, 2, 10

B. 1, 2, 8, 2, 2, 2, 11

C. 2, 3, 8, 2, 2, 2, 11

D. 1, 2, 8, 3, 2, 2, 11

Câu 15: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chấ khử?

A. cacbon

B. kali

C. hidro

D. hidro sunfua

Câu 16: Cho phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag.

Kết luận nào sau đây sai?

A. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.

B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

C. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag+.

Câu 17: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3+ KCl + NO + 2H2O

B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O

C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

D. NaOH + HCl → NaCl + H2O

Câu 18: Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O2 là

A. 4    

B. 6    

C. 9    

D. 11

Câu 19: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là

A. 8    

B. 9    

C. 12    

D. 13

Câu 20: Cho phản ứng : Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.

Sau khi cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tỉ lệ các hệ số của HNO3 và NO là

A. 4    

B. 3    

C. 2   

D. 1

Câu 21: Nhận xét không đúng trong các nhận xét sau là: 

A. Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử luôn diễn ra đồng thời

B. Nguyên tố ở mức oxi hóa trung gian, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

C. Chất oxi hóa gặp chất khử đều có phản ứng hóa học xảy ra

D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron, sự khử là quá trình nhận electron

Câu 22: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2Ovà Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn X được m gam muối khan. Giá trị của m là: 

A. 49,09

B. 34,36

C. 35,5

D. 38,72

Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng? 

Đồng kim loại (Cu) có thể tác dụng với: 

A. dung dịch muối sắt (II) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt kim loại

B. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và muối sắt (II)

C. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt kim loại

D. không thể tác dụng với muối sắt (III)

Câu 24: Dãy nào sau đây gồm các phân tử và ion đều vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

A. HCl, Fe2+, Cl2

B. SO2, H2S, F

C. SO2, S2−, H2S

D.Na2SO3, Br2, Al3+

Câu 25: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là

A. 14,7 gam

B. 9,8 gam

C. 58,8 gam

D. 29,4 gam

ĐÁP ÁN PHẦN 1

1B

2C

3D

4D

5D

6C

7D

8C

9B

10B

11D

12A

13B

14B

15B

16A

17C

18D

19B

20A

21C

22D

23B

24A

25D

2. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng: 

A. Phản ứng hóa hợp là sự kết hợp hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành các chất mới

B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu

C. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu

D. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất và hợp chất thành các hợp chất mới

Câu 2: Loại phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa khử?

A Phản ứng phân hủy

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng trao đổi

D. Phản ứng hóa hợp

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

B.H2SO4 + Na2O → Na2SO2 + 2H2O

C.Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

D.2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl

Câu 4: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A.CaO + H2O → Ca(OH)2

B.2NO2 → N2O4

C.2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D.4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Câu 5: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B.CaCO3 → CaO + CO2

C.8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D.2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 6: Có các phản ứng sau: 

1. CaO + H2O → Ca(OH)2

2. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

3. H2 + Cl2 → 2HCl

4. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

Các phản ứng là phản ứng hóa hợp là: 

A. 2, 4

B. 1, 2, 3

C. 1, 3

D. 2, 3, 4

Câu 7: Trường hợp nào sau đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?

A. Thêm dư CO2 vào dung dịch NaAlO2

B. Cho Mg vào dung dịch FeCl3

C. Thêm NaOH dư vào dung dịch AlCl3

D. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2

Câu 8: Ta tiến hành thí nghiệm: Cho đinh Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian ta thấy hiện tượng là: 

A. Dung dịch có màu xanh đậm hơn

B. Dung dịch có màu vàng nâu

C. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần

D. Dung dịch có màu đỏ nâu

Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8NaOH → Na2SO4+ 3Na2S + 4H2O

B. Cl2+ 2KBr → 2KCl + Br2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H3O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3→ Fe(NO3)+ Ag

Câu 10: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?

A. phản ứng hóa hợp

B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế

D. phản ứng trao đổi

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 25 phần số 2 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 2

1B

2C

3C

4D

5A

6C

7A

8C

9B

10C

11A

12B

13D

14B

15B

16B

17

18A

19D

20B

21C

22D

23B

24B

25B

3. Câu hỏi tổng hợp

Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng?

A. Chất khử là chất có khả năng nhận electron

B. Chất oxi hóa là chất có khả năng nhận electron

C. Sự oxi hóa là quá trình nhận electron

D. Cả B và C đều đúng

Câu 2: Phản ứng oxi hóa khử xảy ra theo chiều tạo thành: 

A. Chất khí và chất kết tủa

B. Chỉ tạo chất kết tủa

C. Chất oxi hóa và chất khử mạnh

D. Chất oxi hóa và chất khử yếu hơn

Câu 3: Cho phản ứng hóa học sau: 

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

Trong phản ứng trên, NH3 đóng vai trò là: 

A. Chất oxi hóa

B. Chất khử

C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

D. Chỉ là chất môi trường

Câu 4: Dẫn hai luồng khí clo đi vào hai dung dịch KOH: dung dịch thứ nhất loãng nguội, dung dịch thứ 2 đậm đặc và đun nóng ở 100C. Biết sau phản ứng khối lượng KCl thu được bằng nhau. Hỏi tỷ lệ thể tích khí clo đi qua hai dung dịch KOH là bao nhiêu?

A. 2: 3

B. 4: 3

C. 8: 3

D. 5: 3

Câu 5: 

Cho phản ứng sau: Na2SO3 + KMnO4 + X → Na2SO4 + MnO2 + KOH 

Chất X là

A. H2SO4

B. HCl    

C. NaOH    

D. H2O

Câu 6: Cho phản ứng sau:

NaNO2 +  K2Cr2O7 +  X → NaNO3 + Cr2 + K2SO4 + H2O.

Chất X là

A. Na2SO4   

B. H2SO4    

C. K2SO4  

D. KOH

Câu 7: Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + ___

Khi x nhận giá trị nào sau đây thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?

A. 1    

B. 2    

C. 3    

D. 4

Câu 8: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị oxi hóa là

A. chất nhận electron.

B. chất nhường electron.

C. chất làm giảm số oxi hóa.

D. chất không thay đổi số oxi hóa.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hóa, tự khử?

A. NH4NO3 → N2O + 2H2O

B. 4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

c.Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

D.2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 10: Cho phương trình hóa học: Al + HNO3→ Al(NO3)3+ NO + N2O + H2O.

(Biết tỉ lệ thể tích N2O : NO =1 : 3)

Sau cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

A. 66    

B. 60    

C. 51    

D. 63

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 25 phần số 3 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 3

1B

2D

3B

4D

5D

6B

7C

8B

9C

10A

11B

12A

13D

14D

15A

16B

17B

18A

19C

20A

21A

22C

23C

24D

25D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần phản ứng oxi hóa khử môn Hoá học lớp 10 năm 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF