YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ngô Thời Nhiệm

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Ngô Thời Nhiệm, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm và tự luận với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 10

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: 

a) Hãy cho biết giá trị của 1u bằng bao nhiêu kg?

b) Nguyên tử Mg có khối lượng là 24,31u. Hãy tính khối lượng của Mg theo đơn vị kg?

Câu 2: Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron và số khối của những nguyên tử có kí hiệu sau đây:

39195626Fe 23490Th 3115P

Câu 3: 

a) Viết công thức của các loại phân tử đồng (II) oxit, biết rằng đồng và oxi có các đồng vị sau:

6329Cu 6529Cu 168178188O

b) Tính phân tử khối của các phân tử nói trên.

Câu 4: Cho nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 46, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt. Hãy xác định số proton, số nơtron, số electron, số khối và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.

Câu 5.a: 

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có A (Z=17) và B (Z=26).

Nguyên tố A,B là kim loại, phi kim, khí hiếm, vì sao?

b) Trong tự nhiên Argon có 3 loại đồng vị bền với tỉ lệ % nguyên tử là:

3618Ar (0,337%) 3818Ar (0,063%) 4018Ar (99,6%)

Cho rằng nguyên tử khối của các đồng vị trùng với số khối của chúng.

- Tính nguyên tử khối trung bình của Argon.

- Tính thể tích của 20gam Argon (ở đktc)

Câu 5.b: 

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 9, Z = 18, Z = 35

b) Nguyên tố Kali trong tự nhiên có các đồng vị: 39K, 40K, 41K với tỉ lệ % số nguyên tử tương ứng lần lượt là: 93,08%; 6,12%.

- Tính tỉ lệ % của đồng vị 41K?

- Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố K?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: 

a) 1u = 1,6605 x 10-27kg. (0,5 điểm)

b) mMg = 24,31 x 1,6605.10-27kg = 40,3667.10-27kg. (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định đúng các đại lượng cho 1 nguyên tử: 0,5 điểm (0,5 x 4 = 2,0 điểm)

Câu 3: 

- Viết đúng mỗi công thức oxit: 0,25 điểm. (0,25 x 6 = 1,5 điểm)

- Tính đúng 6 phân tử khối. (0,5 điểm)

Câu 4: 

P + N + E = 46 (0,25 điểm)

2Z + N = 46 (1) (0,25 điểm)

2Z - N = 14 (2) (0,25 điểm)

Z=15 (0,25 điểm)

Z = P = E => P - E =15 (0,25 điểm)

Tính được N = 16; A = 31(0,5 điểm)

Viết đúng kí hiệu : 3115x (0,25 điểm)

Câu 5.a: 

a) - Viết đúng mỗi cấu hình electron: 0,5 điểm (0,5 x 2 = 1,0 điểm)

- Trả lời đúng KIM LOẠI hay PHI KIM, có giải thích: 0,25 điểm (0,25 x 2 = 0,5 điểm)

b) Nguyên tử khối trung bình của Ar : 39,98u

Số mol của Ar: n = 20: 39,98 = 0,5 (mol) (0,5 điểm)

Thể tích của 20gam Ar (ở đktc) : V = n x 22,4 (0,25 điểm)

= 0,5 x 22,4 = 11,2 (lít) (0,25 điểm)

Câu 5.b: 

a) Viết đúng mỗi cấu hình electron: 0,5 điểm (0,5 x 3 = 1,5 điểm)

b) % số nguyên tử của 41K = 0,8 % (0,5 điểm)

Nguyên tử khối trung bình của K = 39,08u (0,5 điểm)

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa:

A. F2                                     B. H2S                             C. Cl2                               D. SO2

Câu 2: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 ở đktc có tỉ khối hơi so với H2 là 18. Để đốt cháy hoàn toàn V lít khí CH4 cần vừa đủ 4,48 lít hỗn hợp X . Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là:

A. 2,24                                 B. 2,52                             C. 5,04                             D. 4,48

Câu 3: Phân tử nào sau đây có liên kết ion?

A. HCl.                                 B. NH3.                            C. KCl.                            D. O2.

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các muối bạc halogenua đều không tan trong nước.

(2). Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

(3). Trong tự nhiên, clo tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.

(4). Trong hợp chất, số oxi hóa của oxi luôn là -2.

(5). Ozon là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước nhiều hơn so với khí oxi.

(6). Clorua vôi là một loại muối hỗn tạp.

(7). Có thể đựng dung dịch axit flohiđric trong bình thủy tinh.

(8). SO2, SO3 là những oxit axit.

Số phát biểu không đúng là:

A. 5                                      B. 3                                  C. 4                                  D. 6

Câu 5: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O→  2HCl + H2SO4. Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất:

A. H2O là chất oxi hóa.        B. Clo là chất khử.          C. Clo là chất bị khử .     D. SO2 là chất oxi hóa.

Câu 6: Cho 14,4 gam bột FeO tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 25,4.                                B. 32,5.                            C. 18,3.                            D. 6,72 gam.

Câu 7: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. CH4 + O2              B. Cl2 + O2           C. H2S + O2         D. Al + O2

Câu 8: Chuẩn bị:

- Một bình thủy tinh A đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su có cắm ống thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua.                   

Bộ dụng cụ thí nghiệm

- Một chậu thuỷ tinh B  đựng dung dịch NaOH loãng có pha thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein tạo thành dung dịch màu hồng .

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ, hãy cho biết hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên?

A. nước ở trong chậu B phun mạnh vào bình A và mất màu hồng ban đầu

B. nước ở trong chậu B không phun vào bình A nhưng màu của dung dịch trong chậu nhạt dần

C. nước ở trong chậu B phun mạnh vào bình và nước chuyển sang màu xanh

D. nước ở trong chậu B phun mạnh vào bình A và không mất màu hồng ban đầu

Câu 9: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là:

A. ns2 np3.                            B. ns2 np5.                        C. ns2 np4.                        D. ns2 np6.

Câu 10: Cho các phản ứng sau:

(1). O3 + Ag  →                                             

(2). F2 + H2O →

(3). FeS + HCl →                                          

(4). SO2 + dd H2S →

(5). SO2 + Br2 + H2O→                           

(6). FeS2 + O

Số phản ứng tạo ra đơn chất là:         

A. 2.                                         B. 5.                                  C. 4.                                   D. 3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 41: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là :

A. Nơtron.                            B. Proton.                        C. Electron.                     D. Nơtron và electron.

Câu 42: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là :

A. –3 và +6.                         B. +1 và +1.                     C. –3 và +5.                     D. –4 và +6.

Câu 43: Oxi hóa m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2) trong 3,92 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm O2 và Cl2, thu được hỗn hợp rắn Z gồm các oxit kim loại và muối clorua. Để hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp Z cần 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch T, thêm tiếp dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch T thì thu được 82,55 gam kết tủa. Giá trị của m là.

A. 12,16 gam.                       B. 7,6 gam.                      C. 15,2 gam.                    D. 18,24 gam

Câu 44: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố M là MH3. Công thức oxit cao nhất của M là :

A. MO3.                                B. M2O5.                          C. M2O.                           D. M2O3.

Câu 45: Khí HCl điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách cho NaCl(tinh thể) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thường bị lẫn tạp chất là hơi nước. Có thể dùng hoá chất nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất ?

A. NaOH khan.                    B. Na2SO3 khan.              C. P2O5.                           D. CaO khan

Câu 46: Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?

A. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu.

B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC.

D. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.

Câu 47: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là :

A. ns2np5.                             B. ns2np4.                         C. ns2np3.                         D. (n-1)d10ns2np4.

Câu 48: X2 là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. X là khí :

A. Clo.                                  B. Agon.                          C. Oxi.                             D. Nitơ.

Câu 49: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là :

A. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.                      B. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.

C. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.                           D. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

Câu 50: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :

A. flo.                                   B. brom.                           C. clo.                              D. iot.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong phản ứng hóa học Cl2 + 2NaOH→NaCl + NaClO + H2O Clo có thể là:

A. Chất  khử                                                              

B. Chất oxi hóa

C. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử                 

D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Câu 2: Cho khí clo vào nước được dung dịch có màu vàng nhạt.Trong nước clo có chứa:

A. Cl2,H2O               

B.HCl,HClO  

C. HCl,HClO, H2O    

D. HCl,HClO, H2O,Cl2

Câu 3: Những nguyên tử nhóm nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5:

A. Nhóm cacbon      

B. Nhóm halogen.      

C. Nhóm nitơ             

D. Nhóm oxi

Câu 4: Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục?

A. Khí flo                 

B. Khí nitơ                 

C. Khí clo                   

D. Hơi Brom

Câu 5: Các nguyên tố nhóm halogen điều có:

A. 1e lớp ngoài cùng

B. 7e lớp ngoài cùng  

C. 6e lớp ngoài cùng 

D. 3e lớp ngoài cùng

Câu 6: Các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên:

A. Clo                                   

B. Brom                     

C. Iot                          

D. Atatin

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm halogen:

A. Ở điều kiện thường là chất khí.                

B. Có tính oxi hóa mạnh

C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử        

D. Tác dụng được với nước.

Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của nhóm halogen:

A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.

B. Tác dụng được với hidrô tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.

C. Có số oxi -1 trong mọi hợp chất

D. Lớp ngoài cùng có 7e

Câu 9: Ở điều kiện phòng thí nghiệm, đơn chất nào có cấu tạo mạng tinh thể phân tử?

A. Brom                    

B. Flo                         

C. Clo                         

D. Iot

Câu 10: Nguyên tử có tổng số hạt proton và nơtron là:

A. 9                           

B. 19                          

C. 29                          

D. 10

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (2,5 điểm) Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl

a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa.

b) Viết các phương trình hóa học cho mỗi dãy chuyển hóa.

Câu 2. (2,5 điểm) Cho dãy kim loại: Na, Al, Ag, Zn. Hãy cho biết kim loại có tính chất hóa học sau và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

a) Tác dụng được với dung dịch axit và kiềm.

b) Không tác dụng được với dung dịch HCl

c) Tác dụng mãnh liệt với nước.

d) Không tác dụng được với H2SO4 loãng nhưng tác dụng được với H2SO4 đặc, nóng

Câu 3. (1,5 điểm) Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.

Câu 4. (2,5 điểm) Cho 2,56 gam Cu vào cốc đựng 40 ml dung dịch AgNO3 1 M. Sau phản khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.

a) Xác định các chất trong dung dịch X và chất rắn Y.

b) Tính nồng độ mol chất tan trong X và giá trị của m. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Câu 5. (1 điểm) Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

a) Tính số hạt electron, proton và nơtron trong nguyên tử X.

b) Cho biết tên gọi, kí hiệu hóa học của nguyên tử nguyên tố X.

---(Nội dung đáp án chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ngô Thời Nhiệm. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON