HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Nguyễn Du, đề thi gồm có các trắc nghiệm và câu tự luận với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU |
ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC 10 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 :
a. P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O
b. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
Câu 2: Cho ion Y2- có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p6:
a) Viết cấu hình e của Y.Xác định vị trí của Y trên bảng hệ thống tuần hoàn.
b) Nêu tính chất của Y( kim loại, phi kim hay khí hiếm).
c) So sánh độ âm điện của Y, X (Z=15), T (Z=17) và M (Z=9).
d) Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của Y.
Câu 3: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử Na2O và SiF4. Viết phương trình phản ứng di chuyển e (nếu có) của hai phân tử trên?
Câu 4: Nguyên tố R thuộc nhóm A và có 4 electron ngoài cùng. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 46,67% về khối lượng. Xác định tên R. Viết công thức eletron, công thức cấu tạo hợp chất với Hidro của R.( C=12, Si=28)
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam một kim loại kiềm A vào nước, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch X.
a. Xác định tên kim loại A.
b. Để trung hòa dung dịch X cần 200 gam dung dịch H2SO4. Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4 cần dùng.
Câu 6: Cho 11,2 gam một kim loại Z tan trong một lượng HNO3 vừa đủ, theo phương trình phản ứng sau: Z + HNO3 → Z(NO3)n + NO + H2O
Biết thể tích khí NO thu được là 4,48 lít (ở đktc). Tìm tên kim loại Z .
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron.
a. P + H2SO4 →H3PO4 + SO2 + H2O
Cân bằng: 2P + 5H2SO4 →2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
b. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
Cân bằng: 8Al +30 HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
a. 1s22s22p63s23p4
Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA
b. Y là phi kim
c. Độ âm điện: X < Y < T < M
d. Oxit cao nhất : YO3, H2YO4 hoặc SO3,H2SO4
Câu 3. Giai thích sự hình thành liên kết trong phân tử Na2O và SiF4. Viết phương trình phản ứng di chuyển e (nếu có) giữa hai phân tử trên?
*Na2O:
2Na → 2Na+ + 1e.2
O + 2e → O2-
2Na+ + O2- → Na2O
Phương trình di chuyển e: 4Na + O2 → 2Na2O
*SiF4:
Câu 4. oxit cao nhất: RO2
\(\% R = \frac{{R.100}}{{R + 32}} = 46,67\)
R=28
R là Silic
SiH4
Câu 5: nH2 = 0,1 mol
A + H2O → AOH + 1/2H2
0,2 0,2 0,1
MA= 23 (NaTri)
2NaOH +H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
0,2 0,1
mH2SO4 = 0,,1.98 = 9,8 gam
C%= 9.8.100/200=4,9%
Câu 6:
3Z + 4nHNO3 → 3Z(NO3)n + nNO +2 nH2O
0,6/n 0,2 mol
nNo=0,2 mol
MZ=11,2.n/0,6 → n=1 → M=18,7
n=2 → M=37,3
n=3 → M=56 sắt
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (2,0 điểm)Xác định chất khử, chất oxi hoá và cân bằng các phản ứng oxi hóa - khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a. C + HNO3đặc → CO2 + NO2 + H2O
b.Mg + H2SO4đặc→ MgSO4 + S + H2O
Câu 2. (2,0 điểm)Cấu hình electron của cation R2+ giống cấu hình electron của khí hiếm Ne(Z= 10).
a. Viết cấu hình electron nguyên tử R, từ đó suy ra vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố R.
b. Sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố: R, F, Cl, Al, Ca.
Câu 3.(2,0 điểm) Cho nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 5. Số hạt mang điện của một nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử Y là 6 hạt.
a.Tìm các nguyên tố X, Y.
b. Giải thích sự hình thành liên kết giữa X và Y , Y và nguyên tử cacbon.
Câu 4.(1,0 điểm) Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Nguyên tử khối trung bình của X là 40,08. Đồng vị X1 có số notronnhiều hơn đồng vị X2 là 2 notron. Đồng vị X2 chiếm 96%, còn lại là phần trăm đồng vị X1. Xác định số khối của mỗi đồng vị?
Câu 5. ( 1,0 điểm) Nguyên tố R thuộc nhóm A và có 6 electron ngoài cùng. Trong oxit cao nhất thì R chiếm 40,00% về khối lượng. Xác định tên R.
Câu 6. (2,0 điểm) Cho 2,7gam kim loại thuộc nhóm IIIA tác dụng vừa đủ với 135,84 ml dung dịch HCl (D=1,08g/ml). Sau phản ứng thu được dung dịch E và 3,36 lít khí H2 (đktc)
a.Tìm tên kim loại.
b.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch E.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:
Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaHCO3 →Na2CO3 → NaCl
Câu 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4
b) Sục khí CO2 vào nước vôi trong
c) Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4
Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.
Câu 4. Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl 14,6% ( vừa đủ) thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch Y.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam chất hữu cơ X chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử X . Biết công thức phân tử của X trùng với công thức đơn giản nhất.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1. Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với H2SO4 đặc, nóng?
A. Cu, Mg(OH)2, Fe2O3 |
B. SO2, CuO, Ba(OH)2 |
C. SO2, Ag, NaOH |
D. FeO, Zn, P2O5 |
Câu 2. Dẫn từ từ 672 ml khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 1,6 gam NaOH. Sản phẩm thu được chứa
A. Na2CO3 |
B. NaOH và Na2CO3 |
C. NaHCO3 |
D. Na2CO3 và NaHCO3 |
Câu 3. Dãy gồm các bazơ không bị nhiệt phân hủy?
A. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2 |
B. Fe(OH)2, Cu(OH)2, Mg(OH)2 |
C. NaOH, KOH và Ca(OH)2 |
D. KOH, Mg(OH)2, Ca(OH)2 |
Câu 4. Cho phản ứng hóa học sau:
FeO + H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
Tổng hệ số cân bằng phản ứng trên là:
A. 11 |
B. 13 |
C. 10 |
D. 12 |
Câu 5. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí oxi (khí oxi có lẫn hơi nước)?
A. SO2 |
B. SO3 |
C. CuO |
D. P2O5 |
Câu 6. Cho 16,25 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được m gam muối ZnSO4 . Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
A. 40,25 gam |
B. 20,125 gam |
C. 60,375 gam |
D. 48,3 gam |
Câu 7. Phản ứng giữa hai chất nào sau đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?
A. Na2SO3 và HCl |
B. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt) |
C. S và O2 (đốt S) |
D. NaSO3 và Ca(OH)2 |
Câu 8. Cho các chất sau: Na2CO3, NaOH, NaHCO3, H2SO4, Ca(HCO3)2 và CaO.
Số các chất thuộc loại muối là:
A. 1 |
B. 2 |
C. 3 |
D. 4 |
Câu 9. Cho các cặp chất được trỗn lẫn với nhau:
(1) BaSO4 và NaCl |
(2) Na2CO3 và BaCl2 |
(3) KOH và BaCl2 |
(4) NaOH và MgCl2 |
Các trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. (1) và (2) |
B. (1) và (3) |
C. (2) và (4) |
D. (3) và (4) |
Câu 10. Không dùng lọ thủy tính để dựng dung dịch nào sau đây?
A. HCl |
B. HF |
C. H2SO4 |
D. HNO3 |
Câu 11. Cặp chất nào khi phản ứng có khí thoát ra là:
A. Na2CO3 và HCl |
B. AgNO3 và NaCl |
C. K2SO4 và BaCl2 |
D. Na2CO3 và CaCl2 |
Câu 12. Có thể dùng dung dịch chất nào dưới đây để phân biết 3 bột sau: CaO, CaCO3 và BaSO4?
A. Dung dịch axit HCl |
B. Dung dịch BaCl2 |
C. Dung dịch NaOH |
D. Dung dịch KCl |
Phần 2. Tự luận
Câu 1. (2,5 điểm) Hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
1) ? + AgNO3 → Cu(NO3)2 + ?
2) ? + Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3 + ?
3) ? + ? → CaCO3
4) FeS2 + ? Fe2O3 + SO2
5) SiO2 + Na2CO3 → ? + ?
Câu 2. (2,5 điểm) Cho 11,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu phản ứng vừa đủ với 8,96 lít khí Cl2 (ở đktc). Sau phản ứng thu được hỗn hợp muối.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
c) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
(Cho biết: Al = 27; Ca = 40; H = 1; Cu = 64; S = 32; O =16, Cl = 35,5, Fe = 56)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau:
a) Al2O3 + HNO3 →
b) Fe(OH)3
c) Cl2 + 2NaOH →
d) Fe3O4 + HNO3 → …+ NO + …
e) CaO + C →
Câu 2. (2,5 điểm) Thả một thanh nhôm vào các dung dịch sau:
a) HCl |
b) ZnCl2 |
c) NaOH |
d) MgSO4 |
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra ở mỗi dung dịch và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3. (1,5 điểm) Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 dung dịch không màu: HCl, H2SO4, KCl, K2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 4. (2,5 điểm) Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có cha 1,7 gam AgNO3
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng kết tủa thu được
c) Tính nồng độ mol các chất dung dịch sau phản ứng thu được. Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Câu 5. (1 điểm) Hợp chất hữu cơ A có chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó có phần trăn khối lượng của nguyên tố cacbon là 40%, nguyên tố hidro là 6,67%. Xác định công thức phân tử của A biết rằng phân tử khối của A là 60 gam/mol.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thê tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: