YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học lớp 10 năm 2021 có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học lớp 10 năm 2021 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Hóa 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

ADSENSE

1. CÂU HỎI VỀ NGUYÊN TỬ

Câu 1: Trong các phát biểu sau:

 (1) Thêm hoặc bớt một hay nhiều nơtron của một nguyên tử trung hòa, thu được nguyên tử của nguyên tố mới.

  (2) Thêm hoặc bớt một hay nhiều electron của một nguyên tử trung hòa, thu được nguyên tử của nguyên tố mới.

  (3) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4s2 thì hóa trị cao nhất của X là 2.

  (4) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp ngoài cùng là 4s1 thì hóa trị cao nhất của Y là 1.

  (5) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Z có phân lớp ngoài cùng là 3p5 thì hóa trị cao nhất của Z là 7.

Các phát biểu đúng là

  A. (2), (3), (4).                       B. (5).                          C. (3).                          D. (1), (2), (5).

Câu 2: Cho các nguyên tố: E (Z = 19), G (Z = 7), H (Z = 14), L (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố trong các oxit cao nhất có độ phân cực của các liên kết giảm dần là:

  A. E, L, H, G.                        B. E, L, G, H.             C. G, H, L, E.             D. E, H, L, G.

Câu 3: Cho phản ứng: Na2SO + KMnO4  + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.

Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là

  A. 47.                         B. 31.                          C. 23.                          D. 27.

Câu 4: Cho dãy gồm các phân tử và ion: N2, FeSO4, F2, FeBr3, KClO3, Zn2+, HI. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

  A. 3.                           B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 5:  Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, notron và electron là 10. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

  A. Hợp chất giữa X và Y là hợp chất ion.

  B. Trong tự nhiên nguyên tố Y tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất.

  C. Công thức phân tử của hợp chất tạo thành giữa X và Y là XY.

  D. X có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì với nó.

Câu 6: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề về nguyên tử sau đây?

  A. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy.

  B. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau.

  C. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện.

  D. Nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất của chất, không bị phân chia trong phản ứng hóa học.

Câu 7:  Một hợp chất ion Y được cấu tạo từ ion M+ và ion X-. Tổng số hạt electron trong Y bằng 36. Số hạt proton trong M+ nhiều hơn trong X- là 2. Vị trí của nguyên tố M và X trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học là

  A. M: chu kì 3, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

  B. M: chu kì 3, nhóm IB; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

  C. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 4, nhóm VIIA.

  D. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

Câu 8: Cho các chất và ion sau : Al, S, O2, Cl2, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl, HNO3

Tùy theo chất tham gia phản ứng mà số chất trong các chất cho trên vừa có vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là :

  A. 7.                           B. 6.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 9: Bán kính của các nguyên tử  giảm dần theo thứ tự là:

  A. Cl>Na>O              B.O> Na>Cl               C.Na>Cl>O                D.O>Cl>Na

Câu 10: Cho các thí nghiệm sau:

  1) Cho Mg vào dd H2SO4(loãng).                 2) Cho Fe3O4  vào dd H2SO4(loãng).

  3) Cho FeSO4 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).     4) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).

  5) Cho BaCl2 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).      6) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4(loãng)

  Trong các thí nghiêm trên số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là:

  A.2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 11: Có các thí nghiệm sau được thực hiện ở điều kiện thường

1; Sục khí O2 vào dung dịch KI.                    2;Cho Fe3O4 vào dung dịch HI

3;Cho Ag và dung dịch FeCl3.                       4;Để Fe(OH)2 trong không khí ẩm một thời gian.

  Trong các thí nghiệm trên,số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:

  A.1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là

  A. 3s23p5                    B. 2s22p4.                    C. 3s23p4.                    D. 3s23p3.

Câu 13: Cho các phản ứng sau:

a) FeCO3 + HNO3 (đặc, nóng) →           

b) FeS + H2SO4 (loãng)

c) CuO + HNO3 (đặc, nóng) →              

d) AgNO3 + dung dịch Fe(NO3)2

e) CH3OH + CuO  →                 

f) metanal + AgNO3 trong dung dịch NH3

g) KClO3  →                         

h) anilin + Br2 (dd) →

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là

A. a, b, c, d, e, g          B. a, d, e, f, g, h.         C. a, b, c, d, e, h.         D. a, b, d, e, f, h.

Câu 14: Cho các hạt vi mô: O2- (Z = 8); F (Z = 9); Na, Na+ (Z = 11), Mg, Mg2+ (Z = 12), Al (Z = 13). Thứ tự giảm dần bán kính hạt là

  A. Na, Mg, Al, Na+, Mg2+, O2-, F -                B. Na, Mg, Al, O2-, F - , Na+, Mg2+.

  C. O2-, F -, Na, Na+, Mg, Mg2+, Al.               D. Na+, Mg2+, O2-, F -, Na, Mg, Al

Câu 15: Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Li + N2 (k), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Ag + O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r), (6) Al + NaCl (r).

Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là:

  A. (2), (5), (6).                       B. (2), (3), (4).             C. (1), (3), (6).             D. (1), (4), (5).

Câu 16: Cho phản ứng hoá học:  FexOy+ HNO3  Fe(NO3)3+ NO2+ H2O. Số phân tử  HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là:

  A. 6x+2y.                             B. 6x-2y.                     C. 3x+2y.                    D. 3x-2y.

Câu 17:  Cho dung dịch X chứa KmnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, FeSO4, H2S, HCl (đặc), Na2CO3,  Số phản ứng  oxi hóa khử xảy ra có tạo sản phẩm khí là:

  A. 2.                           B. 1.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 18:  Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ?

  A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

  B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

  C. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.

  D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:

  (1). Sục khí C2H2 vào dung dịch KMnO4.                           

  (2). Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2

  (3). Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4; Cl2).           

  (4). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.

  (5). Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3.                 

  (6). Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

Số thí nghiệm  có phản ứng oxi hoá- khử xảy ra là

  A. 1,2,4,5                   B. 2,4,5,6.                   C. 1,3,4,6.                   D. 1,2,3,4.

Câu 20: Theo quy tắc bát tử trong phân tử NH4Cl có số kiểu liên kết khác nhau là

  A. 4.                           B. 3.                            C. 5.                            D. 2.

Câu 21: Cho phương trình hoá học:

 FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.

Tổng hệ số (số nguyên tố, tối giản) của các chất phản ứng có trong phương trình là:

  A. 48                          B. 54                           C. 52                           D. 28

Câu 22. Cho nguyên tử các nguyên tố: X(Z=17), Y (Z=19), R (Z=9), T (Z=20) và các kết luận sau:

  (1) Bán kính nguyên tử: R

  (2) Độ âm điện: R

  (3) Hợp chất tạo bởi X và Y là hợp chất ion. 

  (4) Hợp chất tạo bởi R và T là hợp chất cộng hóa trị                                                          

  (5) Tính kim loại : R

  (6) Tính chất hóa học cơ bản X giống R.

Số kết luận đúng là :

  A. 5.                                       B. 2.                            C. 3.                            D. 4.               

Câu 23. Ion X3+ có cấu hình electron là [Ar] 3d3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là :

  A. Ô 24 chu kì r nhóm VIB                          B. Ô 25 chu kì 3 nhóm VB

  C. Ô 23 chu kì 3 nhóm IIIA                         D. Ô 22 chu kì 4 nhóm IIIB

Câu 24: Cho các nguyên tố X (Z = 11); Y(Z = 13); T(Z=17). Nhận xét nào sau đây là đúng?

  A. Oxit và hiđroxit của X, Y, T đều là chất lưỡng tính.

  B. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, T ở trạng thái cơ bản đều có 1 electron độc thân.

  C. Các hợp chất tạo bởi X với T và Y với T đều là hợp chất ion.

  D. Theo chiều X, Y, T bán kính của các nguyên tử tương ứng tăng dần.

Câu 25: Cho các chất NaCl, FeS2, Fe(NO3)2, NaBr, CaCO3, NaI. Có bao nhiêu chất mà khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thì có phản ứng oxi hóa-khử xảy ra?

  A. 5.                           B. 3.                            C. 6.                            D. 4.

Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố:

  A. Al và Cl.                           B. Al và P.                  C. Fe và Cl.                 D. Na và Cl.

Câu 27: Cho các phản ứng:

  (a) Zn + HCl(loãng)               (b)Fe3O4+H2SO4(loãng)

  (c) KclO3 + HCl(đặc)            (d)Cu + H2SO4(đặc)

  (e) Al + H2SO4(loãng)           (g) FeSO4+KMnO4+ H2SO4

  Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò chất oxi hóa là:

  A.5                                         B. 6                             C. 3                             D. 2

Câu 28: Cho biết ion M2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d8. Chọn phát biểu đúng:

  A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử M là 30 và của ion M2+ là 28.

  B. Điện tích hạt nhân của nguyên tử M là 28và của ion M2+ là 26.

  C. Điện tích hạt nhân của nguyên tử M  và của ion M2+ bằng nhau và bằng 28.

  D. Điện tích hạt nhân của nguyên tử M  và của ion M2+ bằng nhau và bằng 26.

Câu 29: Muối sắt II làm mất màu dd KMnO4 ở môi trường axit cho ra ion Fe3+ còn ion Fe3+ tác dụng với I- cho ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hóa của Fe3+ ,I2,MnO4- theo thứ tự độ mạnh tăng dần:

  A. I2.< MnO4-< Fe3+                                      B. MnO4-< Fe3+< I2     

  C. I2< Fe3+ < MnO4-                                      D. Fe3+< I2 < MnO4-   

Câu 30: Liên kết trong phân tử nào được hình thành nhờ sự xen phủ p-p ?

  A. NH3                                  B. Cl2                          C. HCl                                    D. H2

ĐÁP ÁN PHẦN 1

01. B

02. A

03. D

04. C

05. B  

06. A

07. D

08. B

09. C

10. A

11. B

12. A

13. B

14. B

15. D

16. D

17. A

18. C

19. C

20. B

21. D

22. D

23. A

24. B

25. D

26. A

27. D

28. C

29. C

30. B

2. CÂU HỎI VỀ BẢNG TUẦN HOÀN

Câu 1: Cấu hình electron của ion nào sau đây không giống cấu hình của khí hiếm:

  A. Cl-                         B. Mg2+                                   C. S2-                           D. Fe3+

Câu 2: Thí nghiệm không xảy ra phản ứng oxihoa-khử là:

  A. Cho Fe­3O4 vào dung dịch HNO3 loãng.              

  B. Cho Fe­3O4 vào dung dịch HCl.

  C. Nung  hỗn hợp Fe­3O4 và Al ở nhiệt độ cao.       

  D. Cho khí CO vào Fe­3O4 nung nóng.

Câu 3. Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Ag và Cu :

  (a) Cho x vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).

  (b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc)

  (c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).

  (d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là :

  A. (d).                                    B. (b).                          C. (c).                          D. (a).

Câu 4: Cho phương trình phản ứng:

aHCl + bK2Cr2O7 →  cKCl + dCrCl3 + eCl2 + fH2O

Tỷ lệ e:d là

  A. 3:7                         B. 2:3                          C. 3:1                          D. 3:2

Câu 5: Cho nguyên tử của các nguyên tố: X (Z = 11); Y (Z = 12); L (Z = 17); E (Z = 16); G (Z = 8); Q (Z = 9); T (Z = 18); M (Z = 19). Trường hợp nào sau đây chỉ gồm các nguyên tử và ion có cùng cấu hình electron?

A. X+, Y2+, G , L .     B. L , E , T, M+.      C. X+, Y2+, G , Q.                   D. Q , E , T, M+.

Câu 6: Chất nào sau đây chứa cả 3 loại liên kết (ion, cộng hoá trị, cho - nhận)?

  A. K2CO3.                 B. NaHCO3.                            C. NaNO3.                  D. HNO3.

Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau: 

  (1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.    

  (2) Cho Cu vào dung dịch FeCl3.

  (3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.                            

  (4) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

  (5) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.                                                        

  (6) Sục khí O2 vào dung dịch KI.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là

  A. 5.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 8: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong cation R+

A. 11.                          B. 21.                          C. 22.                          D. 10.

Câu 9: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là

  A. 2.                           B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:

  1)  Sục khí Cl2 vào sữa vôi Ca(OH)2.

  2)  Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

  3)  Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

  4)  Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

  5)  Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là

  A. 2                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 phần số 2 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 2

01.  D

02. B

03. A

04.  D

05. B 

06.  C

07.  D

08.  B

09.  B

10.  B

11.  C

12. C

13. B

14. C

15. C

16.  D

17.  C

18.  A

19.  A

20.  A

21.  D

22.  B

23.  A

24.  B

25.  B

26.  B

27.  B

28.  C

29. B

30.D

3. CÂU HỎI VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

Câu 1: Cho các nguyên tố X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 19 và 16. Công thức hợp chất được tạo ra giữa X và Y có dạng như thế nào, trong hợp chất đó, liên kết giữa X và Y là?

  A. X2Y; liên kết ion.                                      B. Y2X; liên kết ion.

  C. Y2X; liên kết cộng hóa trị .                       D. X2Y; liên kết cộng hóa trị.

Câu 2 : Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

  A. O2, H2O, NH3       B. H2O, HF, H2S        C. HCl, O3, H2S          D. HF, Cl2, H2O

Câu 3 : Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

  A. khí hiếm và kim loại                                 B. kim loại và kim loại

  C. kim loại và khí hiếm                                 D. phi kim và kim loại

Câu 4 : Trong các chất : FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

  A. 5                            B. 4                             C. 2                             D. 3

Câu 5: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là:

  A. 3O2 + 2H2S→2H2O + 2SO2.                  

  B. FeCl2 +  H2S→FeS + 2HCl

  C. O3 + 2KI + H2O →2KOH + I2 + O2.

  D. Cl2 + 2NaOH →NaCl + NaClO + H2O

Câu 6: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:

  A. 3.                           B. 5.                            C. 4                             D. 6

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s2 2s2 2p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

  A.  kim loại.               B. cộng hoá trị.                       C. ion.             D.  cho nhận

Câu 8: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Trong phản ứng trên xảy ra:

  A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                  B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+

  C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.               D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+

Câu 9 : Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

  A. cộng hoá trị không phân cực                    B. hiđro

  C. ion                                                             D. cộng hoá trị phân cực

Câu 10 : Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là

  A. X, Y, Z                 B. Z, X, Y                   C. Z, Y, X                   D. Y, Z, X

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 phần số 3 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 3

01.  A

02.  B

03.  D

04.  A

05.  B

06.  C

07.  C

08.  D

09.  D

10.  C

11.  A

12.  B

13.  C

14.  A

15.  B

16.  A

17.  C

18.  D

19.  C

20.  A

21.  A

22.  A

23.  B

24.  D

25.    B

26.   B

27.  A

28.  D

29.  D

30. D

4. CÂU HỎI VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Câu 1 : Cho dãy các chất và ion : Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, . Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

  A. 3.                           B. 4.                           C. 6.                            D. 5.

Câu 2 : Cho các phản ứng :

  (a) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O                                               

  (b) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

  (c) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O                

  (d) 4KClO3 → KCl + 3KClO4

  (e) O3 → O2 + O

Số phản ứng oxi hoá khử là

  A. 5.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 3: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

  A. N, Si, Mg, K.        B. Mg, K, Si, N.          C. K, Mg, N, Si.          D. K, Mg, Si, N.

Câu 4: Cho các phản ứng sau :

  (a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O     

  (b) HCl + NH4HCO3  → NH4Cl + CO2 + H2O

  (c) 2HCl + 2HNO3  → 2NO2 + Cl2 + 2H2O

  (d) 2HCl + Zn  → ZnCl2 + H2

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

  A. 2                            B. 4                             C. 1                             D. 3

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

  B. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử

  C. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử

  D. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.

Câu 6: Các chất mà phân tử không phân cực là:

  A. HBr, CO2, CH4.                                        B. Cl2, CO2, C2H2.     

  C. NH3, Br2, C2H4.                                        D. HCl, C2H2, Br2.

Câu 7: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là

  A. [Ar]3d54s1.                        B. [Ar]3d64s2.             C. [Ar]3d64s1.             D. [Ar]3d34s2.

Câu 8: Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH

  Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO

  A. vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.

  B. chỉ thể hiện tính oxi hóa.

  C. chỉ thể hiện tính khử.

  D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.

Câu 9: Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch : FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là

  A. 3                            B. 5                             C. 4                             D. 6

Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa:

  Fe­3­O­4­ + dung dịch HI (dư) → X + Y + H­2­O

Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là

  A. Fe và I­2­.                B. FeI­3­ và FeI­2­.           C. FeI­2­ và I­2.­               D. FeI­3­ và I­2­.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 phần số 4 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 4

1.  B

2.  D

3.  D

4.  A

5.  A

6.  B

7.  B

8.  A

9.  C

10.  C

11.  D

12.  C

13.  C

14.  C

15.  C

16.  D

17.  A

18.  B

19.  B

20.  D

21.  A

22.  A

23.  B

24.  D

25.  C

26.  C

27.  B

28.  C

29.  A

30.  A

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học lớp 10 năm 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF