YOMEDIA

Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ý tưởng bắt đầu từ bạn trẻ Hoàng Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) và anh em trong Công ty sản xuất khóa vân tay PHGLock, cây “ATM gạo” đầu tiên đã được đặt tại Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay lập tức “ATM gạo” đã phát huy tác dụng, dòng yêu thương đã lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng.

Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 - 3kg gạo, tùy nơi. Số gạo người nghèo nhận được từ chiếc máy phát giúp họ bớt đi nỗi lo về từng bữa ăn hàng ngày giữa mùa dịch Covid-19 đầy khó khăn.

“ATM gạo” cũng là địa chỉ để những người có tấm lòng, lặng lẽ đến, sẻ chia với người khó khăn hơn mình. Như chị tiểu thương chở dăm ba ký gạo sau chiếc xe đạp, chờ lúc vắng người trút vào thùng “ATM gạo”. Lại có những nhà hảo tâm, trong một ngày, vài lần đến nơi đặt “ATM gạo”. Họ muốn duy trì “dòng gạo yêu thương” chảy suốt 24/24 giờ. Không ai muốn có người cơ nhỡ thất vọng ra về, không ai bị đứt bữa ăn trong những ngày cách ly xã hội.

Cây “ATM gạo” đã nhanh chóng có mặt tại nhiều địa phương trong cả nước, như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế,... và An Giang cũng mới hình thành tại Thành phố Long Xuyên. Đến các hãng tin lớn trên thế giới như Reuters, CNN, SCMP, NHK... đều dành những vị trí trang trọng, thời lượng đáng kể để nói về Rice ATM Vietnam. “ATM gạo” chính là nơi Chia sẻ yêu thương - Để không ai bị bỏ lại phía sau.

(Theo An Thanh, baomoi.com, ngày 18/4/2020)

Câu 1. Các từ cộng đồng, khó khăn, lặng lẽ, tiểu thương, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? (1.0 điểm)

Câu 2. Xác định khởi ngữ và cho biết dấu hiệu nhận biết đó là khởi ngữ trong câu: “Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 - 3kg gạo, tùy nơi.” (1.0 điểm)

Câu 3. Từ hảo tâm trong văn bản có nghĩa là gì? (0,50 điểm)

Câu 4. Nội dung chính của văn bản? (0,50 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả văn bản trên: “ATM gạo” chính là nơi Chia sẻ yêu thương - Để không ai bị bỏ lại phía sau”. (2.0 điểm)

Câu 2. Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (5.0 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Từ ghép: cộng đồng, tiểu thương.

- Từ láy: khó khăn, lặng lẽ.

Câu 2.

- Khởi ngữ: Với “ATM gạo” này

- Dấu hiệu nhận biết đó là khởi ngữ trong câu đó làcó thêm các quan hệ từ “Với"

Câu 3. Từ hảo tâm trong văn bản có nghĩa là có lòng tốt, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Câu 4. Nội dung chính của văn bản: Sự chia sẻ yêu thương của người với người trong hoàn cảnh khó khăn thông qua “ATM gạo”

II. LÀM VĂN

Câu 1.

- Để viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả văn bản trên: “ATM gạo” chính là nơi Chia sẻ yêu thương

- Để không ai bị bỏ lại phía sau.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy. cử cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr. 185)

a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu “Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa”.

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".

Câu 2. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bền vững, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.128)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm Lặng lẽ Sapa của tác giả Nguyễn Thành Long

b) Thành phần trạng ngữ trong câu “Bây giờ làm nghề này”.

c) Biện pháp tu từ: thế “Công việc của cháu" - "nó".

Tác dụng: nhấn mạnh hơn về công việc mà nhân vật đang nói đến, tạo cảm giác quen thuộc, gắn bó với công việc của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm.

Câu 2. (2,0 điểm)

Vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.

Yêu cầu: Đoạn văn 200 chữ

Tham khảo: Chiến trường nào cũng biết bao gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại trong em thật nhiều suy nghĩ của những công việc thầm lặng trong cuộc sống. Cuộc chiến chống dịch bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong 4 tháng qua, với lời kêu gọi "Chống dịch như chống giặc": toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19. Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng của dân ta đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh các chiến sĩ "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” đã làm lay động hàng triệu trái tim. Họ tạm gác lại cuộc sống thường nhật, phải xa gia đình, người thân yêu để "chiến đấu" ở tuyến đầu. Họ còn được gọi là "những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng", những người mà chúng ta không thể chỉ dùng từ "cảm ơn" là đủ. Và những việc làm thầm lặng trong cuộc sống trong thời đại công nghệ số lại càng được lan tỏa mạnh mẽ hơn, nó giúp cho chúng ta hướng tới những điều tốt đẹp, về những con người anh hùng.

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.183-184)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ thời tiết trong đoạn văn trên. Qua trường từ vựng đó, em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật?

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Cải lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chội lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...

Câu 2 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tính tự lập trong cuộc sống.

Câu 3 (6,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

(Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.128-129)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

b) Các từ cùng trường từ vựng chỉ thời tiết trong đoạn văn trên: mưa, tuyết, bão, gió

Qua trường từ vựng đó, ta thấy hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên thật khắc nghiệt, đầy gian khổ.

c) Trong câu văn: Cải lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chội lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:

+ So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả.

+ Nhân hóa: chặt, quét.

Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc- hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Với đôi cánh đẫm nắng trời

Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

Không gian là nẻo đường xa

Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Tìm nơi bờ biển sóng tràn

Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.

Tìm nơi quần đảo khơi xa

Có loài hoa nở như là không tên...

Bầy ong rong ruổi trăm miền

Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.

Nổi rừng hoang với biển xa

Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào

(Hành trình của bầy ong- Nguyễn Đức Mậu)

Câu 1: Những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

Câu 2: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Những nơi đó có vẻ đẹp gì đặc biệt?

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào”?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Phần II: Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm) Nhà thơ Vũ Quần Phương từng viết:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể.

Hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về dòng sông và những bài học cuộc đời rút ra từ đó?

Câu 2: (5,0 điểm)

Viết về sự im lặng có những dòng cảm động như sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và bảo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I: 5 điểm

Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”.

Câu 1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng.

Câu 3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:

“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”

Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú . (Gạch chân và chú thích)

Phần II: 5 điểm

Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cái nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.”

(Nói với con – Y Phương)

Câu 1: Trong câu thơ:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”

- Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?

Câu 2: Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?

Câu 3: Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I

Câu 1: Chép hoàn chỉnh 8 câu thơ

Câu 2: Giải thích từ

- Chùng chình: có ý chậm lại

- Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả

Câu 3: Dựa vào gợi ý dưới đây để làm bài

Cảm nhận tinh tế cả vật thiên nhiên:

- Tín hiệu sang thu từ ngọn gió se nhẹ, khô và hơi lạnh mang theo hương ổi chín, qua hình ảnh “Sương chùng chình”, sương giăng mắc nơi ngõ nhỏ (nhân hóa) trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc xốn xang.

- Dòng sông trôi thanh thản, lững lờ.

- Những cánh chim bắt đầu vội vã bay đi tránh rét.

- Hình ảnh đám mậy mùa hạ “Vắt nửa mình sang thu”

- Nắng, mưa, sấm vẫn còn song thư dần, dịu lại.

=> Tầm hồn nhạy cảm, trí tưởng tườn phong phú, tinh tế.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF