HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 trường THCS Trương Công Định. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH |
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I: (6 điểm):
Cho khổ thơ sau:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
(Trích Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Từ đó hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ
2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Nêu hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung của khổ thơ.
3. Trong tác phẩm, các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng không chỉ được nhắc tới ở khổ thơ này mà còn xuất hiện lặp lại ở một khổ thơ khác, đó là khổ thơ nào. Sự lặp lại ấy có ý nghĩa gì?
4. Lý giải vì sao mỗi khổ thơ trong tác phẩm chỉ có chữ đầu tiên được viết hoa và cả bài thơ chỉ duy nhất có một dấu chấm câu.
5. Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 10 đến 12 câu) nêu cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và trường từ vựng. (Gạch chân và chú thích rõ).
Phần II: (4 điểm):
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có nhiều từ “hát”, cả bải thơ cũng vang lên rộn ràng như một khúc ca:
1. Hãy chép lại những câu thơ có từ “hát” trong bài thơ. Những câu thơ vừa chép miêu tả khúc hát của ai, trong khung cảnh nảo? Nếu bài thơ là một khúc ca thì theo em đó là khúc ca gì?
2. Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ là một trong những cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Huy Cận được thể hiện trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bằng một bài văn ngắn (khoảng 2/3 trang giấy thi) em hãy bày tỏ tình yêu và niểm tự hào của em trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mình.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I:
1.
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, sau 3 năm ngày đất nước thống nhất khi tác giả Nguyễn Duy đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chủ đề: Lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị. Hướng con người tới đạo lý sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ.
2.
- Các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, Liệt kê, Nhân hóa
- Hiệu quả sử dụng: Các phép tu từ trên đã gợi lên sự gắn bó giữa con người và vầng trăng từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Trăng thân thiết, đồng cảm, thấu hiểu với người trong suốt hành trình của cuộc đời.
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I: (7,0 điểm): Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”, khi kể về cuộc chia tay của ông Sáu và bé Thu, Nguyễn Quang sáng viết:
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng trỗi dậy trong người nó, trong lúc khong ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
Ba..a….a…ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.
Câu 1: Nhan đề tác phẩm có cấu tạo thế nào? Nêu ý nghĩa của nhan đề tác phẩm.
Câu 2: Chỉ rõ và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên.
Câu 3: Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người nghe thật xót xa”, sử dụng những biện pháp tu từ gì? Nêu giá trị của các phép tu từ đó đối với nội dung đoạn truyện?
Câu 4: Bằng hiểu biết về hoàn cảnh và tình cảm của nhân vật bé Thu, em hãy giải thích ngắn gọn vì sao sau đó tác giả viết: “Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”?
Câu 5: Dựa vào đoạn trích “ Chiếc lược ngà” em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (có độ dài khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu. Trong đoạn có sử dụng câu phủ định và phép thế ( gạch chân chỉ rõ từ ngữ dùng làm phép thế và câu phủ định đó.)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I: (4 điểm): Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”,đoạn mở đầu văn bản tác giả G.G. Mác-két viết:
“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ em, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ; tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủythế thăng bằng của hệ mặt trời.
Câu 1: Ở đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào để thấy được nguy cơ của chiến tranh hạt nhân? Em hiểu thái độ của tác giả như thế nào khi viết về vấn đề chiến tranh hạt nhân?
Câu 2: Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của cách dùng biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi)về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ em.
Phần II: (6 điểm):
Cho câu thơ:
“Xót người tựa cửa hôm mai”
Câu 1: Chép 3 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. Đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nguồn gốc của tác phẩm?
Câu 2: Từ “người” được nhắc tới trong câu thơ trên là ai? Cụm từ “tựa cửa hôm mai” gợi cho em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật “người”?
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng (10 câu) theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận về đoạn thơ em chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và một trợ từ, gạch chân chú thích.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I:
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp với thuyết minh.
- Thái độ: Phê phán và kêu gọi mọi người cùng nhau đấu tranh, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để bảo vệ cho một thế giới hòa bình.
Câu 2.
- Câu văn có sử dụng BP so sánh: Nguy cơ ...hệ mặt trời.
- Hiệu quả: Nhấn mạnh tính chất nguy hiểm, sự hủy diệt ghê gớm của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất
+ Cuộc sống hòa bình là gì?
+ Cuộc sống hòa bình mang đến những điều kiện tốt đẹp nào cho con người?
+ Đặc biệt gì đối với trẻ em?
+ Ý nghĩa?
+ Phản đề.
+ Liên hệ với vai trò trách nhiệm của bản thân.
Phần II:
1. Chép thơ.( Sai 1 lỗi trừ 0,25; thiếu một câu trừ 0,5)
- Tác giả: Nguyễn Du
- Nguồn gốc: Tác phẩm văn học Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân.
2. Người: Cha mẹ Kiều
Cụm từ “tựa cửa hôm mai”: Tâm trạng chờ đợi, ngóng trông tin tức của Kiều.
---(Để xem tiếp đáp án phần II vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
1. Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm)
2. Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”? (0,25 điểm)
3. Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu ấy? (1,0 điểm)
II. Làm văn: (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một hế giới kì diệu sẽ mở ra”
(Trích Cổng trường mở ra – Lý Lan, theo Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2014)
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?
---(Để xem những câu hỏi còn lại của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám.Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho lá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chiụ khắp mọi người phỉ nhổ”
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b. Những từ xưng hô được in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người không? Đó là ai?
c. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng “học vẹt”, “học tủ” của nhiều học sinh hiện nay
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Trương Công Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !