YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Bình Khánh

Tải về
 
NONE

Dưới đây là tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Bình Khánh được HOC247 biên soạn và tổng hợp với cấu trúc đề và đáp án chi tiết, nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả và có kế hoạch ôn tập hợp lí. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

BÌNH KHÁNH

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mỉm cười là một trạng thái tinh thần đặc biệt.

Khác với bản thân cái cười. Cái cười cần và phải có đối tượng rõ ràng. Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức cỏ vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trang lành, thân thiện, dang tay đón vũ trụ, hòa vui cùng cuộc đời. Như tia nắng xuân mềm mại, mỏng manh, rụt rè, vô tư tự hé chào khu vườn cuối đông.

[…] Thật là vui khi nhìn thấy cái mỉm cười ở trong cái cười của ai đó, của những người bạn mình.

Chúc bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa mỉm cười.

(Theo Hoàng Hồng Minh, Lòng người mênh mang, NXB Văn hóa thông tin, 2014)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

Kể tên 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết

Chỉ ra phép liên kết giữa hai câu văn: Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức cỏ vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trang lành, thân thiện, dang tay đón vũ trụ, hòa vui cùng cuộc đời.

Câu 3: (0.5 điểm) Nhận biết

Theo tác giả, tại sao “mỉm cười” khác với “cái cười”?

Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu

“Chúc bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa mỉm cười” Câu nói trên cho em lời khuyên gì về thái độ sống?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Cần tôn trọng sự riêng tư của người khác

Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 300 chữ, bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Câu 2: (4.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập 1. NXB Giáo dục, 2017)

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyên.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2017)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- 2 Phương thức biểu đạt: nghị luận, biểu cảm

b.

Phương pháp: căn cứ Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

- Phép lặp (Mỉm cười)

c.

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Theo tác giả sự khác nhau giữa cái cười và mỉm cười là:

+ Cái cười cần và phải có đối tượng rõ ràng.

+ Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức cỏ vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trang lành, thân thiện, dang tay đón vũ trụ, hòa vui cùng cuộc đời.

d.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Lời khuyên về thái độ sống: luôn sống lạc quan, vui vẻ, yêu đời.

Câu 2.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích vấn đề

- Tôn trọng: Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.

- Riêng tư: là những điều thuộc về riêng bản thân của mỗi người.

=> Tôn trọng quyền riêng tư tức là sự đánh giá đúng mực, coi trong danh dự, phẩm giá những gì thuộc về cá nhân của mỗi người.

=> Tôn trọng riêng tư của người khác là quy tắc ứng xử văn minh của con người hiện đại

3. Bàn luận vấn đề

- Thực trạng: sự riêng tư của con người ngày càng bị giảm sút, đặc biệt những người làm trong giới nghệ thuật luôn bị theo dõi và công bố đời tư của chính mình. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng quyền riêng tư bị xâm phạm.

- Vì sao phải tôn trọng sự riêng tư của người khác.

+ Tôn trọng sự riêng tư của người khác là biểu hiện của con người có văn hóa.

+ Mỗi con người luôn có những phần khuất lấp, những bí mật không muốn mọi người biết.

+ Không gian riêng tư là nơi con người lui về sau những mệt mỏi, để tìm lại cảm giác thanh thản, thư thái

+ Tôn trọng quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người.

- Biểu hiện sự tôn trọng riêng tư: Không soi mói, xâm phạm đến đời tư của người khác.

- Ý nghĩa:

+ Tôn trọng quyền riêng tư của người khác cho thấy bạn là con người ứng xử có văn hóa.

+ Sẽ khiến mọi người yêu quý, tôn trọng.

-  Liên hệ bản thân.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, chứng minh, tổng hợp

Cách giải

Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

- Cả hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam

2. Phân tích

2.1 Đoạn thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá

Khung cảnh đánh cá hiện lên vô cùng đẹp đẽ, sinh động.

- Không gian vũ trụ bao la được mở ra nhiều chiều:

+ Cao: bầu trời, mặt trăng.

+ Rộng: mặt biển.

+ Sâu: lòng biển.

- Để thấy đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:

+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả mây trời.

+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương.

+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”… -> tư thế làm chủ của đoàn thuyền…

+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.

- Gợi hình tượng người lao động trên biển:

+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.

+ Làm chủ cả vũ trụ.

2. Đoạn thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ

Nguyện ước cống hiến tha thiết, chân thành của tác giả.

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm…

… xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

- Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

3. Vẻ đẹp của con người Việt Nam qua hai bài thơ

- Yêu và hăng say lao động tha thiết.

- Nguyện ước chân thành cống hiến trọn đời cho đất nước.

=> Họ đều mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước nồng nàn.

4. Tổng kết vấn đề

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong

Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.

Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.

Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loại, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn, Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây ATM gạo", của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thử và lắng nghe nhiều hơn.

(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)

a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn vì xáo trộn nào trên toàn cầu? (0,5 điểm)

b. Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm)

c. Xác định nội dung văn bản. (1,0 điểm)

d. Trong cuộc sống, giữa ba việc: làng nghe" chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nhỏ nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương”. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc lắng nghe những thông điệp mà tác giả gửi gắm:

Thông điệp về những giá trị Sống tốt đẹp cần gìn giữ ở. mỗi người qua đoạn thơ:

Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ:

Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ:

Ngửa mặt lên nhìn mặt.

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc

khiến cho ta giật mình.

(Ánh trăng, Nguyễn Duy)

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa

(Bếp lửa, Bằng Việt)

Ta là con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

(Mùa xuân nho nhỏ,Thanh Hải)

 

Học sinh được chọn 1 trong 2 để sau:

Đề 1 

Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.

Đề 2

Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Lắng nghe tác phẩm - Hiểu về cuộc sống”.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1:

a. Những hoảng loạn, xáo trộn mà đại dịch Covid-19 gây ra: việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.

b. Phép liên kết: phép nối (Nhưng)

c. Nội dung văn bản: Đại dịch Covid-19 đã khiến con người có những khoảng lặng đến lắng nghe tự nhiên, thế giới và chính mình.

d. Học sinh phát biểu quan điểm cá nhân, có lí giải phù hợp miễn sao không vi phạm chuẩn mực đạo đức, xã hội.

Câu 2:

1. Giới thiệu vấn đề: Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương?

2. Giải thích vấn đề

- Lắng là chìm đọng lại ở đáy hoặc trở lại trạng thái tĩnh, không còn những biểu hiện sôi nổi mạnh mẽ lúc đầu.

- Nghe là sự cảm nhận âm thanh bằng tai.

⇒ Như vậy lắng nghe tức là cảm nhận âm thanh bằng sự im lặng sâu sắc nhất của con tim. Lắng nghe trong giao tiếp là thái độ im lặng khi người khác nói để mở lòng đón nhận những câu chuyện, những chia sẻ của con người, của sự vật đang vang động vào lòng. Điều này vô cùng cần thiết trong cuộc sống.

⇒ Lắng nghe chính là một biểu hiện của yêu thương.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề

4. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề

Câu 3: Gợi ý Đề 1, thông điệp số 3: Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải

1. Giới thiệu chung và - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu về thông điệp: khát vọng cống hiến cho xã hội.

- Giới thiệu nội dung khổ thơ: khát vọng cao cả cống hiến cho đời của tác giả Thanh Hải.

2. Phân tích, cảm nhận

a. Phân tích cảm nhận 2 khổ thơ

b. Liên hệ nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.

- Lẽ sống đẹp đẽ cống hiến cho đời, cho sự phát triển chung của đất nước ta còn bắt gặp ở nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa.

- Người thanh niên ngoài hai mươi tuổi đã lên công tác tại đỉnh Yên Sơn quanh năm mây phủ, một mình sống tại nơi đó nhưng anh không hề thấy cô đơn, lạc lõng, bởi anh có lí tưởng sống cao đẹp phục vụ cho đất nước, phục vụ cho dân tộc.

- Anh coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”

- Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.

- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao

- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:

⇒ Anh là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.

⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, phục vụ cho đời, cho đất nước là lẽ sống đẹp mà ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu. Và những con người như vậy thật đáng trân trọng biết bao.

3. Tổng kết vấn đề

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường. Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!

(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?

Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin."

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào? (1.0)

Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau: "Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái, với câu chủ đề: Thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống của con người. (Lưu ý: Gạch chân thành phần tình thái).

Câu 2 (4,0 điểm):

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi,
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lệ trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh,
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr. 84 - 85)

Phân tích đoạn thơ trên và nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1. (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước.

Câu 2. (1,0 điểm): Các phép liên kết hình thức

- Phép nối: và

- Phép lặp: "đôi mắt"

Câu 3. (1,0 điểm):

- Cấu tạo ngữ pháp của câu: "Tuổi trẻ của mình (cn) đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường."

- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu: đơn

Câu 4. (0,5 điểm):

Tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình”:

- Nhấn mạnh ý nghĩa của tuổi trẻ tác giả: tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Khẳng định niềm tự hào được cống hiến cho dân tộc.

- Tạo nhịp điệu hùng hồn, thiết tha cho câu văn.

Câu 5 (1,0 điểm):

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống

- Bàn luận về tinh thần lạc quan

+ Lạc quan là gì? Lạc quan là thái độ sống tốt, có cách nhìn, tin tưởng và luôn hướng về những điều tốt đẹp ở tương lai.

- Biểu hiện của tinh thần lạc quan

3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

+ Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

+ Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

+ Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

- Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

+ Khẳng định thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp con người vượt qua số phận

+ Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

+ Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.

+ Truyện Kiều viết về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, là sáng tác viết bằng chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.

- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân

+ Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.

+ Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.

II. Thân bài

1. Khung cảnh mùa xuân

- Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.

+ Chim én đưa thoi

+ Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi

+ Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.

+ Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.

⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.

2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

3. Đặc sắc

III. Kết bài: khung cảnh thiên nhiên được khắc họa tuyệt đẹp biết mấy qua bút phát tả cảnh của Nguyễn Du.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (0,5 điểm) Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

"Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

(Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

Câu 3. (0,5 điểm)

Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 4. (0,5 điểm) Các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

- Phép nối: vả chăng

- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. (1,0 điểm)

Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

*Yêu cầu về hình thức: đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)

*Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người.

Gợi ý:

- Gới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể: khi đại dich COVID-19 diễn ra thì các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn ..... xuất hiện ở mọi nơi

- Phản đề: Phê phán những hành động xấu: Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng nhau để trục lợi cá nhân.

- Bài học: Phát huy tinh thần đoàn kết giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

Câu 2. (5,0 điểm)

Gợi ý:

Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà trong bài thơ Bếp Lửa được thể hiện trong: trích thơ

Thân bài: Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà

*  Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà:

* Đặc sắc nghệ thuật:

Kết bài: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà càng cho ta thấy rõ tình cảm thiêng liêng giữa bà với cháu.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

Đọc đọan trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

(1) Vừa lúc ấy, tôi đến gần anh. (2) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (3) Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. (4) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (5) Nó ngơ ngác, lạ lùng. (6) Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (7) Mỗi lần bị xúc động vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (8) Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run…

(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)

Câu 1: (1.0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2)

Câu 2: (1.0 điểm) Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (4) và câu (5).

Câu 3: (1.0 điểm) Tìm từ địa phương Nam Bộ trong câu (7) (8)

Câu 4: (3.0 điểm) Vận dụng cao Viết đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Câu 5: (4.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mười

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

- Thành phần biệt lập: chắc – Thành phần biệt lập tình thái

Câu 2.

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

- Từ ngữ liên kết: con bé (4) nó (5)

- Phép liên kết: Phép thế

Câu 3.

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

- Từ địa phương Nam Bộ: Vết thẹo, lặp bặp

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn bên ngoài.

+ Nghĩa bóng: 

Gỗ: chất lượng của đồ vật, ẩn dụ cho việc chỉ phẩm chất con người.

Nước sơn: là thứ trang trí bên ngoài đồ vật, ẩn dụ cho hình thức của con người.

=> Khẳng định phẩm chất đạo đức, nhân cách quan trọng hơn vẻ bề ngoài, nội dung quan trọng hơn hình thức.

- Câu tục ngữ dạy cho con người bài học đáng quý sự nhìn nhận, đánh giá một con người, một sự việc.

+ Một sự việc, ta nên nhìn nhận bản chất bên trong chứ không nên hời hợt ở bề ngoài.

+ Khi nhìn nhận một con người, nên đề cao phẩm chất, phẩm chất mới là yếu tố quyết định. Không nên để hình thức bề ngoài che mắt. Những người có phẩm chất đạo đức tốt bao giờ cũng hoàn thành công việc xuất sắc.

- Bên cạnh đó cũng không nên hạ thấp giá trị của hình thức, nếu có một phẩm chất tốt lại cộng thêm hình thức đẹp thì càng tăng giá trị của bản thân. Nhưng vẫn phải lấy giá trị phẩm chất đạo đức là tiêu chí cơ bản để đánh giá.

Câu 5.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.

 Tác phẩm:

- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.

- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý.

2. Phân tích

a. Niềm nguyện ước chân thành của tác giả

b. Đặc sắc nghệ thuật

3. Đánh giá chung

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Bình KhánhĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON