YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp vào THPT Chuyên sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có thể kết hợp với

 (1) NO2.                          (2) CO.                                    (3) O2.

 (4) CO2.                          (5) NO.                                    (6) H20.

Số lượng phương án đúng là

A. 1.                                B. 2.                            C. 3.                                   D. 4.

Câu 2: Quá trình hồng cầu kết hợp với CO2 và giải phóng O2 xảy ra                

A. trong nước mô.                                            B. trong máu, tại mao mạch các cơ quan.

C. trong mạch bạch huyết.                               D. trong không khí tại phế nang.

Câu 3: Khi hít vào thì

A. cơ hoành giãn và nâng lên.                                        B. cơ hoành giãn và hạ xuống.

C. cơ hoành co và nâng lên.                                          D. cơ hoành co và hạ xuống.

Câu 4: Bản chất quy luật phân li của Menđen là        

A. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.                 

C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

D. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.

Câu 5: Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

A. Bố và mẹ phải thuần chủng.                                          

B. Số lượng cá thể lai phải lớn.

C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.    

D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.

Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?

(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định tính trạng giới tính.

(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

A. 1.                               B. 2.                                C. 3.                               D. 4.

Câu 7: Một cơ thể người mang cặp NST giới tính XY. Khi nghiên cứu giảm phân trên cặp NST giới tính, người ta đã phát hiện thấy một số ít tế bào rối loạn phân li NST ở lần giảm phân I còn giảm phân II diễn ra bình thường, một nhóm tế bào khác giảm phân I diễn ra bình thường  nhưng rối loạn phân li NST ở lần giảm phân II. Cơ thể trên có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

      A. 4.                                        B. 5.                               C. 6.    D. 7.

Câu 8: Nguyên tắc bổ sung giữa G – X, A – U và ngược lại được thể hiện trong các cấu trúc phân tử và các quá trình nào sau đây?

     (1) Phân tử ADN mạch kép.                            (2) Phân tử tARN.

     (3) Phân tử prôtêin.                                          (4) Quá trình dịch mã.

     Phương án đúng là

     A. (1).                              B. (2).                              C. (3).                             D. (4).

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.

B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O4 và các bazơ nitơ A, U, G, X.

C. Một bộ ba có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.

D. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin.

Câu 10: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hiđrô so với gen ban đầu là

     A. mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

     B. mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô.

     C. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.

     D. thêm 1 cặp nuclêôtit.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

D

D

D

A

C

B,D

D

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu I (3,0 điểm)

1. Thế nào là một hệ sinh thái ? Nêu các yếu tố cấu thành nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Hãy liệt kê các kiểu hệ sinh thái trên trái đất.

2. Phân biệt ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi trong quần thể sinh vật.

3. Vì sao trong môi trường thủy sinh nơi có sự đa dạng sinh học cao, chuỗi thức ăn thường có nhiều mắt xích và hiệu suất sinh thái cao hơn so với chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn ?

Câu II (3,5 điểm)

1. Kể tên các mối quan hệ sinh thái có thể có giữa các sinh vật với sinh vật trong quần thể và trong quần xã.

2. Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ không khí (0C) trong một ngày tại hai địa điểm: dưới tán rừng và ở vùng trống trong rừng.

a. Quan sát biểu đồ , căn cứ vào mối liên quan giữa nhiệt độ với ánh sáng và độ ẩm.

Hãy mô tả sự thay đổi của hai nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm không khí trong một ngày ở mỗi địa điểm nêu trên.

b. So sánh các đặc điểm thích nghi nổi bật giữa hai nhóm thực vật tương ứng thường phân bố ở hai địa điểm nêu trên.

3. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng

Câu III (3,0 điểm)

1. Trình bày cấu trúc và chức năng của prôtêin.

2. Tại sao nói hình thức sinh sản hữu tính thường ưu việt hơn hình thức sinh sản vô tính ? Trong trường hợp nào sinh sản vô tính thể hiện tính ưu việt

3. Phân giải một đoạn ARN tinh sạch bởi hai enzim khác nhau đã cho 2 tập hợp các đoạn như sau:

- Phân giải do enzim 1: G, pXAUUG, AUXUXG-OH, AAUXXAG.

- Phân giải do enzim 2: pX, X, X, X, X, U, U, G-OH, AU, AGAU, GGAAU.

Hãy tái lập phân tử ARN và giải thích.

     Câu IV (3,0 điểm)

  1. Nêu vai trò của đột biến gen.
  2. Phân biệt hiện tượng trao đổi đoạn và đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

3. Giải thích cơ sở sinh học của quy định Luật hôn nhân và gia đình: những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau.

        Câu V (2,5 điểm)

1. Trình bày các bước tiến hành và kết quả quan sát tiêu bản cố định nhiễm sắc thể trong các kì khác nhau của nguyên phân bằng kính hiển vi quang học.

2.  Phân biệt hai hình thức phân bào: nguyên phân và giảm phân.

3. Sự khác biệt trong phân chia tế bào chât của tế bào động vật và tế bào thực vật; tế bào sinh noãn và tế bào sinh tinh.

      Câu VI (3,0 điểm

1. Vẽ và chú thích đầy đủ sơ đồ quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật.

2. Phân biệt thường biến, đột biến và biến dị tổ hợp về khái niệm, nguyên nhân phát sinh, tính chất và vai trò.

3. Trong chọn giống người ta có thể gây đột biến bằng tia phóng xạ hoặc tia tử ngoại. Hãy nêu những điểm khác nhau về đặc điểm tác dụng của hai loại tia này.

        Câu VII (2,0 điểm

Ở một loài động vật, cá thể đực mang bộ nhiễm sắc thể giới tính XY, cá thể cái mang bộ nhiễm sắc thể XX. Trong một phép lai giữa mẹ lông đen, thẳng với bố lông vàng, xoăn thu được F1 đồng loạt có lông đen thẳng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 gồm

- giới cái: 89 con lông đen, thẳng và 31 con lông vàng, thẳng

- giới đực: 46 con lông đen, thẳng; 44 con lông đen, xoăn; 14 con lông vàng, thẳng và 15 con lông vàng, xoăn.

Biện luận để xác định quy luật di truyền của 2 tính trạng trên và viết sơ đồ lai minh họa

ĐÁP ÁN

Câu I

 

                                    Nội dung

1.

1,5đ

* Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

* Các yếu tố cấu thành nên hệ sinh thái:

+ Các hợp chất vô cơ, chất hữu cơ và chế độ khí hậu
+ Sinh vật sản xuất là
+ Sinh vật tiêu thụ.
+ Sinh vật phân giải như

+ Yếu tố con người ( không nêu ý này vẫn cho đủ điểm)

* Các hệ sinh thái trên trái đất:

–  Hệ sinh thái trên cạn, gồm:HST rừng nhiệt đới, savan, hoang mạc, thảo nguyên,…

– Hệ sinh thái nước mặn gồm:HST ven bờ, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, vùng khơi,…

– Hệ sinh thái nước ngọt, gồm: HST nước đứng (ao, hồ), HST nước chảy (sông, suối),...

Nếu HS nêu tự nhiên và HST nhân tạo: cho 0,25 đ

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: ( 3,5 điểm)

a.Hãy cho biết prôtêin được phân giải và hấp thụ như thế nào trong hệ tiêu hóa của người?

b.Huyết  áp là gì ? Hãy cho biết huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp nêu ra dưới đây và giải thích rõ lí do: Khi ngủ, khi chạy, khi sợ hãi.

c. Tại sao những người sống ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người sống ở đồng bằng ?

Câu 2: ( 4,5 điểm )

a.Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.

b.Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN

c. Biến dị tổ hợp là gì ? Vì sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú hơn so với các loài sinh sản vô tính ?

Câu 3: ( 3 điểm)

a.Một NST có trình tự các gen phân bố : ABCDE ∙ FGH

Cho biết A,B,C,D,E,F,G,H: kí hiệu các gen trên NST, (∙) Tâm động

Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự ABCDE ∙ FG

  • Xác định dạng đột biến
  • Nếu dạng đột biến xảy ra ở cặp NST số 21 ở người thì gây hậu quả gì ?

b.Phân biệt thường biến với đột biến

Câu 4: ( 2,5 điểm )

Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với  a quy định thân thấp ; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng; Hai cặpgen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

a.Xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBB x aaBb

b.Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 37,5% cây cao,hoa đỏ : 37,5% cây cao, hoa trắng : 12,5 % cây thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thấp ,hoa trắng.

Câu 5 ( 3,5 điểm )

a.Ở một tế bào của một loài đang giảm phân, các NST đang xếp thành 1 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, tổng số NST trong tế bào là 22 NST. Tế bào đang ở kì nào của giảm phân và bộ NST lưỡng bôi của loài là bao nhiêu ?

b.Một tế bào xôma của loại trên đang tiến hành nguyên phân. Tính số NST kép, số NST đơn, số tâm động ,số crômatit có trong tế bào ở kì đầu và kì sau của quá trình nguyên phân này. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.

c. Có năm tế bào mầm đực của loài trên nguyên phân liên tiếp 3 lần để trở thành tinh bào bậc I và giảm phân. Các tinh trùng tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 6,25%

- Tính số hợp tử được tạo ra và số NST có trong các hợp tử

- Nếu hiệu xuất thụ tinh của trứng là 50% thì phải cần có bao nhiêu noãn bào bậc I cần cho sự tạo ra số  hợp tử nói trên.

Câu 6: ( 3 điểm )

Gen A có hiệu số % giữa nuclêôtit  guanin với loại nuclêôtit khác bằng 20% và có 4050 liên kết hiđrô

a.Tính chiều dài của gen

b.Khi gen nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi  loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trinh này.

c. Tính số lượng từng loại của nuclêôtit của gen có trong tế bào khi tế bào đó đang ở kì giữa của nguyên phân?

ĐÁP ÁN

Câu

Sơ lược lời giải

1

( 3,5 điểm)

  1. Phân giải prôtêin

- Tiêu hóa ở miệng là cơ học ( nghiền nhỏ), dịch dạ dày có axit HCl về enzim pepsin giúp phân giải 1 phần  protein ( cắt thành đoạn ngắn )

- Dịch tụy, dịch ruột có enzim tripsin  phân giải protein thành các axit amin và ruột non chỉ hấp thụ được các axit amin

  1. Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch

- Khi ngủ mọi hoạt động của cơ thể ở mức thấp nhất, tim đập chậm lại do vậy huyết áp sẽ thấp hơn  so với khi thấp

- Khi chạy tim phải đập nhanh để cung cấp máu đến cơ bắp nên huyết áp sẽ tăng

- Khi sợ hãi andrenalin tiết ra nhiều làm co mạch máu, tim đạp nhanh dẫn đến tăng huyết áp

c. * Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:

+ Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm.  

+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu I ( 4,0 điểm).

1. Giải thích tại sao để xác định phương thức di truyền của tính trạng trong các phép lai một cặp tính trạng tương phản theo di truyền học Menden, việc phân tích kiểu hình các con lai ở thế hệ xuất phát từ các dòng P thuần chủng là không đủ, mà cần theo dõi qua nhiều thế hệ (F2, F3, …).

2. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a); tính trạng chín sớm (B) trội hoàn toàn so với chín muộn (b). Cho P thuần chủng thân cao, chín muộn lai với thân thấp, chín sớm thu được F1, tiếp tục cho F­1 tự thụ phấn thu được F2. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 và xác định tỷ lệ kiểu hình biến dị tổ hợp xuất hiện ở F2 so với kiểu hình ở thế hệ P. Nêu nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời F2. Biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử.

Câu II ( 4,0 điểm).

1. Ở một loài động vật lưỡng bội, một cơ thể có kiểu gen AaBbddEeFf giảm phân hình thành giao tử. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết số lượng tế bào sinh giao tử tối thiểu để có thể thu được số loại giao tử tối đa được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen trên?

2. Ở một loài động vật, quan sát một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con, tất cả đều trải qua vùng chín để tạo giao tử đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp cho cả quá trình trên là 1449 NST đơn. Biết rằng tổng số NST trong các tinh bào bậc 2 là 736 NST và trong cả quá trình không xảy ra đột biến.

a. Xác định số lượng NSt của tế bào sinh dục sơ khai?

b. Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra ?

Câu III ( 4,0 điểm).

1. Những đặc điểm nào về cấu trúc giúp prôtêin có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong tế bào và cơ thể?

2. Các phân tử mARN, tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn thuận lợi cho việc thực hiện được chức năng tổng hợp protein như thế nào?

3. Gen A có tổng số 2400 nuclêôtit, số nuclêôtit loại G chiếm 20%. Gen này trải qua 3 đợt nhân đôi liên tiếp. Hãy tính số nuclêôtit mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình tự nhân đôi.

Câu IV ( 4,0 điểm).

1. Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST tương đồng, cặp NST số 1 chứa 2 cặp gen được ký hiệu là  \(\frac{{AB}}{{aB}}\) ; Cặp NST số 2 chứa cặp gen dị hợp Dd. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, cặp NST số 2 phân li bình thường. Hãy viết các loại giao tử được tạo thành.

2. Gen A có chiều dài 1530Å và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa trải qua 2 đợt nhân đôi liên tiếp đã đòi hỏi môi trường cung cấp 1083 nuclêôtit loại A và 1617 nuclêôtit loại G.

a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen A và a?

b. Nêu dạng đột biến đã xảy ra với gen A?

Câu V ( 1,50 điểm).

Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một con trai bình thường và một con gái bị bạch tạng. Người con trai lớn lên lấy vợ có kiểu gen dị hợp sinh ra một cháu gái bình thường.

a. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình nói trên.

b. Tính tỉ lệ cháu gái có kiểu gen dị hợp.

Câu VI ( 2,50 điểm).

1. Trình bày quy trình của công nghệ tế bào.

2. Một quần thể đậu Hà Lan tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ kiểu gen là  AA :  Aa. Xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

I

1. Giải thích tại sao để xác định phương thức di truyền của tính trạng trong các phép lai một cặp tính trạng tương phản theo di truyền học Menden, việc phân tích kiểu hình các con lai ở thế hệ xuất phát từ các dòng P thuần chủng là không đủ, mà cần theo dõi qua nhiều thế hệ (F2, F3, …).

2. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a); tính trạng chín sớm (B) trội hoàn toàn so với chín muộn (b). Cho P thuần chủng thân cao, chín muộn lai với thân thấp, chín sớm thu được F1, tiếp tục cho F­1 tự thụ phấn thu được F2. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 và xác định tỷ lệ kiểu hình biến dị tổ hợp xuất hiện ở F2 so với kiểu hình ở thế hệ P. Nêu nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời F2. Biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử.

1

- Ở các loài sinh sản hữu tính, phải theo dõi đến F2, F3 … mới xác định được gen đó nằm trên NST thường hay NST giới tính.

- Từ thế hệ F2 mới xuất hiện đầy đủ các tổ hợp kiểu gen (ví dụ: AA, Aa và aa) với tỉ lệ 1:2:1 để phân tích kiểu gen, từ đó rút ra sự phân li đồng đều của các gen trong quá trình phát sinh giao tử.

- Từ thế hệ F2, dựa vào sự xuất hiện đầy đủ các tổ hợp kiểu hình ở F2, F3,… để phân tích kiểu hình, từ đó xác định các gen vẫn giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P

            Ví dụ: từ F­1 có kiểu hình hoa đỏ, khi cho F1 tự thụ phấn được F2 xuất hiện đồng thời hoa đỏ và hoa trắng, chứng tỏ trong cơ thể F1 cùng tồn tại 2 nhân tố di truyền quy định 1 tính trạng và chúng không hòa trộn với nhau.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2 điểm) Nghiên cứu quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường người ta thấy các hiện tượng:

1) Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y. 

2) Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

 Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ gì? Nêu tên gọi cụ thể của mỗi dạng quan hệ và so sánh hai hình thức quan hệ này.

Câu 2: (2 điểm)

a) Cho hình tháp tuổi sau đây :  - Em hãy cho biết tên của dạng hình tháp?

                                                            - Ý nghĩa sinh học của dạng hình tháp này?

b) Những loài sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường thì đó là sinh vật hằng nhiệt hay biến nhiệt? Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt thì loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm) Gen B có chiều dài 0,51mm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.

a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.

b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC.

c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 4: (3 điểm)

a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH

Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu  các gen trên NST; (·): tâm động.

Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG

- Xác định dạng đột biến.

- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

b) Phân biệt thường biến và đột biến.

Câu 5: (2 điểm)

a) Ở một loài thực vật, với hai gen alen A và a, khởi đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?

b) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Câu 6: (3 điểm) Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào của loài bước vào giảm phân.

a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Nhóm tế bào này đang ở kỳ nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.

b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

c) Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế bào trên là như nhau.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

* Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ hỗ trợ khác loài

* Tên gọi của mỗi dạng quan hệ:  1. Cộng sinh

                                                       2. Hội sinh

* So sánh 2 hình thức quan hệ.

- Giống nhau: + Đều là hình thức quan hệ sinh vật khác loài.

                       + Các sinh vật hỗ trợ với nhau trong quá trình sống.

- Khác nhau:  + Quan hệ cộng sinh: 2 loài cùng sống với nhau và

                          cùng có lợi. 

                       + Quan hệ hội sinh: 2 loài cùng sống với nhau, 1 bên

                        có lợi và bên còn lại không có lợi cũng không bị hại.

-----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF