YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Vân Canh

Tải về
 
NONE

Một trong những tiêu chí HOC247 hướng đến là giúp các em có nhiều kiến thức bổ ích. Nhằm hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, mời các em tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Vân Canh dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

VÂN CANH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

ngày chúng tôi đi

các toa tàu mở toang cửa

không có gì phải che giấu nữa

những thằng lính trẻ măng

tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ

những thằng lính trẻ măng

quân phục xùng xình

chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ

và dài muốn đứt hơi

hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ

thế hệ chúng tôi

hiệu còi ấy là một lời tuyên bố

một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận

mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82

vẫn thường vác trên vai

một thế hệ thức nhiều hơn ngủ

xoay trần đào công sự

xoay trần trong ý nghĩ

đi con đường người trước đã đi

bằng rất nhiều lối mới

   (Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Hãy chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau:

những thằng lính trẻ măng

tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ

những thằng lính trẻ măng

quân phục xùng xình

Câu 3. Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

một thế hệ thức nhiều hơn ngủ

xoay trần đào công sự

xoay trần trong ý nghĩ

đi con đường người trước đã đi

bằng rất nhiều lối mới

Câu 4. Chân dung của những người lính trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước.

Câu 2. (5,0 điểm)

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặ trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đời nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt qua quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực [...].

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một)

Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

- Thể thơ: tự do

Câu 2. HS nêu 01 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ sau:

- Điệp ngữ: “những thằng lính trẻ măng”

 - Điệp cấu trúc: “những thằng lính trẻ măng...”

Câu 3. Nội dung của các dòng thơ:

- Thể hiện nỗi vất vả, gian lao và đức tính kiên trì, tinh thần sáng tạo trong hành trình cuộc sống của những người lính trẻ thời kì chống Mỹ.

- Bộc lộ niềm yêu quý, tự hào của nhà thơ về thế hệ mình.

Câu 4.

- Chân dung của những người lính trong đoạn trích: cởi mở, tinh nghịch, trẻ trung (không có gì phải che giấu nữa, tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ, chen bám ở bậc toa như chồi như nụ); dám gánh vác trách nhiệm trước đất nước (hiệu còi ấy là một lời tuyên bố); dày dạn, kiên trì trước những thử thách khốc liệt (mỗi ngày đều đụng trận, vác cối nặng, thức nhiều hơn ngủ, xoay trần đào công sự…); đầy tinh thần sáng tạo trong hành trình cuộc sống (xoay trần trong ý nghĩ, đi… bằng rất nhiều lối mới…).

- Suy nghĩ của bản thân: (tình cảm, thái độ, hành động)

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận nhưng phải làm rõ sứ mệnh đánh thức tiềm lực con người của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Có thể theo hướng sau:

- Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.

- Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy nhiệt huyết, với tinh thần trách nhiệm rất cao.

- Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tư thế tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.

- Thế hệ trẻ phải biết ra sức học tập, rèn luyện, không ngừng khám phá, sáng tạo để góp phần xây dựng đất nước.

- Thế hệ trẻ cần tích cực tham gia các hoạt động phong trào, công tác chính trị - xã hội, các hoạt động tình nguyện...

Lưu ý: Đây chỉ là một đoạn văn ngắn, không đòi hỏi quá khắt khe về bố cục, về hệ thống “ý”. Có thể dựa vào/ phỏng theo mạch cảm xúc/ suy nghĩ của tác giả văn bản (trong phần Đọc hiểu) để triển khai mạch viết riêng của mình (như gợi ý ở trên). Thí sinh có thể hoàn thành đoạn văn theo kiểu lần lượt trả lời (ngắn) các câu hỏi: Tại sao phải có trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc? Trách nhiệm cụ thể của thế hệ trẻ hôm nay là gì? Thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì, sẽ phải làm gì để thể hiện tinh thần trách nhiệm đó?

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hình tượng sông Đà; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về hình tượng Sông Đà và cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Hình tượng Sông Đà trong đoạn trích

- Cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà;

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

- Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, hình tượng Sông Đà trong đoạn trích và cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà

* Cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích:

- Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp hung bạo, dữ dằn của Sông Đà

- Vách đá hùng vĩ:

+ Vách đá hẹp (Phân tích dẫn chứng)

+ Vách đá cao (Phân tích dẫn chứng)

- Mặt ghềnh dữ dội:

+ Mặt ghềnh mênh mông, cuộn sóng (Phân tích dẫn chứng)

+ Mặt ghềnh tiềm ẩn nguy cơ chết chóc (Phân tích dẫn chứng)

- Những cái hút nước nguy hiểm:

+ Hút nước sâu (Phân tích dẫn chứng)

+ Hút nước cuồn cuộn (Phân tích dẫn chứng)

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng Sông Đà:

+ Thể tuỳ bút tự do, phóng túng

+ Phối hợp nhiều phương thức biểu đạt: kể, tả...

+ So sánh, liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, độc đáo, thú vị

* Cái tôi Nguyễn Tuân:

- Cái tôi Nguyễn Tuân với cá tính mạnh, độc đáo

- Cái tôi Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác

- Cái tôi Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên, khát khao hoà nhập với cuộc đời

* Đánh giá chung

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thật ra, cuộc đời ai cũng có lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: Trước hết hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cuộc sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.

Tôi luôn xem nguyên tắc ấy như một đôi giày mà tôi phải mang trước khi ra khỏi nhà. Xỏ đôi giày đó, và đi khắp thế gian, đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình. Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà, cơ hội đó chính là cuộc đời này – một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim.

(Lắng nghe lời thì thầm con tim – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận của văn bản trên.

Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao.

Câu 3: Tại sao tác giả nói: Chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình?

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Tây Tiến – Quang Dũng)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Thao tác lập luận: bình luận.

Câu 2:

Câu nói: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao.            

Bạn sinh ra là một nguyên bản: Khi sinh ra đã mang một ngoại hình, một tích cách và tài năng riêng biệt. Mình là chính mình không trộn lẫn bất kì ai.

Câu 3:

- Tác giả nói: Chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình là vì:

Câu 4:

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích:

Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác: là không sống thụ động; không để hoàn cảnh chi phối, tác động; không chạy theo “hiệu ứng đám đông”.

Lắng nghe lời thì thầm của trái tim là phải biết lắng nghe tiếng nói của con tim, lắng nghe xem nó muốn gì, thích gì và hãy làm theo những gì trái tim muốn.

=> Ý nghĩa của câu nói: Hãy sống và làm theo điều con tim muốn. Hãy sống là mình, không bị tác động, chi phối những gì xung quanh.

Bàn luận vấn đề:

Bài học nhận thức và hành động

- Ý kiến trên là bài học cuộc sống cho tất cả chúng ta.

- Hãy học cách sống là chính mình. Tự trang bị kiến thức, kĩ năng sống, không để hoàn cảnh tác động, chi phối.

Câu 2:

1. Giới thiệu khát quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

2. Phân tích

2.1 Đoạn thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

2.2 Đoạn thơ Tây Tiến – Quang Dũng

- Cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây với chiều sương, hồn lau nơi triền sông, hoa đong đưa mềm mại, thanh thoát. Cảnh hiện lên diễm ảo, mênh mông, hoang sơ, nên thơ và đầy quyến luyến, tình tứ. Nét vẽ mờ nhòe để cảnh được mộng hơn và nỗi nhớ giăng mắc trong cảnh.

Thơ là tiếng lòng (Diệp Tiếp), tiếng lòng của Quang Dũng rung ngân nhiều cung bậc: từ nhớ cảnh hồn lau đến nhớ dáng người trên độc mộc, một vẻ đẹp vừa rắn rỏi, khỏe khoắn, vừa gợi mềm mại, uyển chuyển… Đó là hình ảnh thơ đẹp in thẳm vào miền nhớ khó phai mờ.

- Hai câu hỏi tu từ có thấy, có nhớ khơi nguồn cho mạch nhơ thương tuôn chảy, âm điệu thơ trở nên bâng khuâng, sâu lắng, giọng thơ trở nên tha thiết, dịu nhẹ.

2.3 Điểm tương đồng và khác biệt

* Sự tương đồng:

* Sự khác biệt

* Đánh giá nâng cao:

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ? Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Theo tác giả bài viết, điều cần làm trước mắt là gì?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về quan điểm: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1. (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.

Câu 2. (5 điểm)

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

 

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc

 

chàng ném lá bùa cô gái Di- gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng im bất chợt

 

li la lila lila

(Đàn ghi ta của LorcaThanh Thảo, Ngữ văn 12)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó hãy nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật cách tân thơ của tác giả Thanh Thảo.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả bài biết, điều cần làm trước mắt là: tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.

Câu 3.

Câu 4.

Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng phải lí giải hợp lí và thuyết phục

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn).

- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của tuổi trẻ

c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lí:

- Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Vai trò của tuổi trẻ. Có thể triển khai theo hướng:

- Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người

 - Tuổi trẻ là cơ hội tốt nhất để chúng ta học tập rèn luyện lĩnh hội kiến thức và kĩ năng sống làm hành trang cho tương lai.

- Tuổi trẻ có vai trò quyết định sự thành bại của tương lai.

- Vì vậy, chúng ta cần trau dồi kiến thức, hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng…

Câu 2.

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Thảo, tác phẩm

- Thanh Thảo được coi là một trong số không nhiều cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt sau 1975. Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca được trích từ khối vuông Rubic là một trong những bài thơ hay của ông sau 1975. Bài thơ được lấy cảm hứng từ sự hi sinh của Lorca- một nghệ sĩ lớn cuarddaats nước Tây Ban Nha

- Đặc sắc nhất là đoạn thơ không ai chôn cất tiếng đàn

2. Cảm nhận về đoạn thơ

3. Nhận xét về nghệ thuật cách tân thơ

- Sử dụng thành công thủ pháp thơ siêu thực: không có dấu câu, hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa mang tính biểu tượng, đoạn thơ như một bản nhạc giao hưởng, ngôn ngữ hàm súc giàu sức gợi cảm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phút hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổn định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người. Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời.

Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào (…) Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiền chứ có bao giờ đủ!

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là một người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc?

Câu 3. Việc tác giả đưa ra những dẫn chứng về “một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc” có tác dụng gì ?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm” không ? Vì sao ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của riêng mình về vấn đề: cần làm gì để có cuộc sống hạnh phúc?

Câu 2. (5,0 điểm)  

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy.

Anh/ chị nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên. Từ đó  nhận xét về nghệ thuật biểu hiện của đoạn thơ?

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2. Một người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phúc là một người “không cần chạy thục mạng đến tương lai để tìm kiếm những thứ chỉ đem tới cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có”.

Câu 3. Việc tác giả đưa ra những dẫn chứng về “một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc” có tác dụng làm rõ thông điệp: Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều thật giản dị, bình thường (một hơi thở đối với người hấp hối; sự sống cho người bị cơn động đất vùi dập; được ở bên cạnh người thân yêu)

Câu 4. HS có thể đồng tình/đồng tình một phần/không đồng tình, miễn sao lí giải hợp lí, thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng các vấn đề nghị luận: cần làm gì để có cuộc sống hạnh phúc?

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng, có thể viết theo định hướng sau:

- Bằng lòng với những gì mình đang có

- Cháy hết mình với đam mê của bản thân

- Sống biết sẻ chia, yêu thương người khác…

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề nghị luận

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

c.Triển khai các luận điểm nghị luận:  Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

- Nhận xét: Tác giả sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật của thơ tượng trưng, siêu thực, đặc biệt nhất là thủ pháp chuyển đổi cảm giác để diễn tả thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca. Đồng thời với hệ thống ngôn từ mới mẻ, hiện đại giàu sức gợi đoạn thơ còn cho ta cảm nhận sâu sắc sự đau xót, tiếc thương của nhà thơ với người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

 (1) Nhắc tới Lê Yên Thanh, sẽ có rất nhiều cụm từ ưu ái dành cho 9x này: “Gương mặt trẻ tiêu biểu”, “Nhân tài đất Việt 9x”, “Chàng trai được Google trả mức lương 6.000USD”. Thế nhưng, điều khiến người được mệnh danh là chàng trai vàng của Tin học Việt được nhắc tới nhiều nhất chính là hoài bão trong công việc, tính cầu tiến và không ngừng học hỏi.

(2) Yên Thanh từng từ chối lời mời làm việc tại Google trụ sở Singapore với mức lương khủng 6.000 đô (tương đương với khoảng 130 triệu đồng) để trở về Việt Nam làm việc cho một công ty startup thuê văn phòng ở quận 7, TP.HCM với mức lương thấp hơn Google 10 lần.

(3) Chia sẻ về lý do có quyết định đầy táo bạo này, Thanh khiến mọi người nể phục khi nói: “Mình muốn học hỏi. Đó là lý do duy nhất. Nhiều bạn trẻ đặt ra mục tiêu sau khi tốt nghiệp đi làm cho công ty nào đó đến tháng nhận lương là xong, không muốn phát triển mình thêm nữa thì các bạn có thể chọn phương án an toàn. Bản thân mình vẫn muốn phát triển thêm nữa nên mình chấp nhận một mức lương chỉ đủ sống thôi, miễn là làm việc vui”.

(4) Mỗi sáng thức dậy ở Google mình có lương cao, công việc nhiều người mơ ước, có thể vừa làm vừa chơi, đồ ăn miễn phí, môi trường thân thiện. Nhưng, tất cả những chế độ tuyệt vời đó không giúp mình phát triển hơn được nữa. Google đã là một “ông lớn”, tồn tại trong tập thể đó mình chỉ là một thành phần nhỏ đến rất nhỏ, mình không có sức ảnh hưởng, không có tiếng nói và mãi mãi mình cũng chẳng làm được điều gì lớn lao…”

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn 1.

Câu 3. Vì sao Yên Thanh từ chối lời mời làm việc tại Google? Anh/chị đánh giá như thế nào về quyết định đó của Yên Thanh?

Câu 4. Từ quyết định của Yên Thanh (trong phần đọc hiểu), theo anh/chị “Tuổi trẻ có cần sống khác biệt”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (200 chữ) bàn về vai trò của “tính cầu tiến và không ngừng học hỏi” trong cuộc sống.

Câu 2:

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng màu hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗngvừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.30)

Cảm nhận của anh/chị về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với sự thay đổi của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được tấm lòng của các nhà văn dành cho những người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Phép liên kết được dùng trong đoạn 1:

+ Phép nối: Thế nhưng

+ Phép thế: Chàng trai vàng của tin học Việt thế cho Lê Yên Thanh.

Câu 3:

- Lê Yên Thanh từ chối làm việc ở Google vì: muốn học hỏi, muốn phát triển bản thân hơn nữa.

- Nhận xét:

+ Đây là một quyết định táo bạo.

+ Đây là quyết định đầy bản lĩnh, thể hiện sự tự tin, sẵn sàng đương đầu và chinh phục mọi khó khăn thử thách.

+ Cho thấy Lê Yên Thanh là mổ con người có hoài bão trong công việc, tinh thần cầu tiến cao, không ngừng học hỏi để nâng cao giá trị bản thân.

Câu 4:

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề

Giải thích vấn đề

Bàn luận vấn đề

Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Bên cạnh những người luôn có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi lại có một bộ phận lười biếng, luôn an phận với những gì mình có được. Điều đó làm cho bản thân ngày càng tụt lùi và mất giá trị.

- Liên hệ bản thân

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Phân tích

2.1 Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn văn trên

a. Giới thiệu nhân vật Tràng

* Chân dung, lai lịch

- Lai lịch: dân ngụ cư – tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác ⟶ bị kì thị, phân biệt, đối xử.

+ Không được chia ruộng đất.

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia sinh hoạt bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

- Gia cảnh: nghèo.

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

- Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra.

+ Thân hình to lớn vập vạp.

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=> Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm

=> Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

* Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt”vợ:

- Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

- Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.

- Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật.

b. Phân tích sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên

2.2 Liên hệ với sự thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở

a. Giới thiệu nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo:

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Phải đến Nam Cao, trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa mới thực sự tự giác về những nguyên tắc sáng tác của nó.

Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Giới thiệu nhân vật Chí Phèo:

c. Phân tích sự đổi thay của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở:

2.3 Nét tương đồng và khác biệt

* Tương đồng:

* Khác biệt:

* Lí giải khác nhau:

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Vân Canh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF