Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 12 trong việc ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ninh Thạnh Lợi dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!
TRƯỜNG THPT NINH THẠNH LỢI |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy xước, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.
Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau.
Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.
Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.
Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.
(Trích bài phát biểu Sống trọn vẹn từng ngày)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính? (nhận biết)
Câu 2. Nêu và chỉ ra hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (nhận biết)
Câu 3. Vì sao khi so sánh mình với người khác lại là cách chúng ta hạ thấp mình? (thông hiểu)
Câu 4. Anh, chị hiểu thế nào về câu sau: Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua. Hãy trả lời bằng một đoạn văn từ 7- 10 dòng.(vận dụng)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai.(vận dụng cao)
Câu 2. Cảm nhận của Anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
( Trích Tây Tiến- Quang Dũng)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
- Phương pháp biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Chỉ ra được 2 biện pháp nghệ thuật chính:
- So sánh (cuộc đời như một trò hơi tung hứng, công việc là quả bóng cao su, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần là những quả bóng bằng thủy tinh) ⟹ Lối so sánh hình tượng này tạo sự tương tác giữa các giá trị sống quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
- Điệp cấu trúc (bạn… chớ để/ chớ đặt/ chớ quên…) khẳng định, nhấn mạnh ý thức, vai tri trò của bản thân trong cuộc đời.
Câu 3:
- Khi đem ra so sánh mình với người khác, cả người so sánh và cả người bị đem ra so sánh đều bị tổn thương và không được tôn trọng. Bởi vậy, hãy biết trân trọng những gì mình có bởi chúng ta là một cá nhân đặc biệt; chúng ta hãy sống cuộc sống trọn vẹn của chính mình.
Câu 4:
- Cuộc đời không phải là một đường chạy liên tục và bằng phẳng để chúng ta có thể dễ dàng đến đích hay vội vàng bang qua.
- Cuộc đời là một lộ trình bao gồm nhiều chặng đường dài: có thể là chặng đường đang sống, có thể là chặng đường đã qua, cũng có thể là chặng đường ta định tới: có vui – buồn, có khổ đau – hạnh phúc, có thành công – thất bại, thậm chí phải trả giá bằng máu và nước mắt. Để có một cuộc đờitrọn vẹn ta phải suy ngẫm “thưởng thức”, “nhấm nháp” lần lượt tất cả những điều đó.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:
a. Giải thích
- Để cuộc sống trôi qua kẽ tay: Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, khiến cuộc sống buồn tẻ.
- Đắm mình trong quá khứ: là tôn thờ quá khứ, coi quá khứ là những gì tốt đẹp nhất.
- Ảo tưởng về tương lai: vẽ ra tương lai rực rỡ như ý.
=> Lời nhắc nhở mỗi bạn trẻ không nên lãng phí tuổi trẻ, lãng phí cuộc đời mình vì những điều đã qua hoặc những gì chưa tới mà phải sống hết mình với hiện tại, tận hiến, tận hưởng để cuộc đời mình có ý nghĩa. Ý kiến này là lời khuyên hết sức đứng đắn và ý nghĩa. quá
b. Bàn luận
- Quá khứ là những gì đã qua, không bao giờ quay lại. Vì vậy nếu cứ đắm chìm trong quá khứ, ru mình giữa vinh quang hay đau khổ trách móc bản thân, nuối tiếc quá khứ ấy sẽ khiến chúng ta lãng quên, bỏ lỡ những cơ hội, những điều tốt đẹp hiện tại.
- Tương lai là cái chưa đến, sắp đến và sẽ đến. tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của mỗi chúng ta ở hiện tại. Nếu chúng ta biết nắm bắt thời cơ, không ngừng phấn đấu ở hiện tại sẽ được hưởng thành quả trong tương lai.
- Sống, cống hiến, học tập và lao động cũng cần đi liền với hưởng thụ. Biết nâng niu, trân trọng những giá trị vật chất cũng như tinh thần của cuộc sống hiện tại cũng là điều quan trọng và cần thiết.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Không chủ quan dựa vào quá khứ, không ảo tưởng trông chờ vào tương lai may mắn.
- Cống hiến hết mình cho hiện tại, xây dựng lục tiêu, kế hoạch cho tương lai.
Câu 2:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:
- Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc ở lĩnh vực nào ông cũng có những thành tựu nổi bật nhưng đặc sắc nhất là sáng tác thơ ca. Hồn thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn tài hoa. Ông có khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Tây Tiến được sáng tác 1948 tại Phù Lưu Chanh thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Đoạn trích 4 câu là nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên Tây Bắc mĩ lệ, nên thơ.
- Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn thơ phong phú kì lạ, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần thế. Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm xuất sắc thểhiện tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống, đặc biệt là khổ cuối của bài thơ.
2. Phân tích
2.1 Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến
* Nội dung:
- Cảnh thiên nhiên:
+ Chiều sương: không gian bao phủ màn sương bàng bạc, thơ mộng, huyền ảo.
+ Hồn lau nẻo bến bờ:Những bông lau phất phơ dường như cũng có linh hồn.
+ Hoa đong đưa: với cái nhìn lãng mạn, đa tình của những anh lính trẻ, những bông hoa rừng bị lũ cuốn trôi như biết lúng liếng, đong đưa, làm duyên với dòng nước.
- Con người:
+ “Dáng người trên độc mộc”: không xuất hiện rõ nét, cụ thể nhưng gợi hình ảnh con người hiện lên mềm mại, uyển chuyển, khỏe khoắn rắn rỏi . Con người trở thành tâm điểm cho bức tranh thiên nhiên.
* Nghệ thuật:
- Bút pháp lãng mạn hào hoa, phép nhân hóa thần tình, câu hỏi tu từ và phép điệp đã vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Miền Tây mĩ lệ, thơ mộng đó là kí ức đẹp không thể quên trong tâm hồn người lính Tây Tiến.
2.2 Về đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ.
* Nội dung:
- Mơ ước cháy bỏng nhưng tuyệt vọng của thi nhân.
+ “Mơ”: sự mộng tưởng không có thực.
+ “Khách đường xa”: được điệp lại hai lần và nhịp thơ 4/3 ⟶ Sự xa xôi cách trở giữa chủ thể và đối tượng không dễ rút ngắn khoảng cách
=> Khắc khoải, khẩn cầu, bất lực.
+ “Áo em trắng quá nhìn không ra”: cực tả sắc trắng tuyệt đối, trắng đến chói lòa làm mờ thị giác.
=> Vẻ đẹp thanh khiết, nguyên sơ, tinh khôi nhưng quá xa vời với chủ thể trong hoàn cảnh thực tại
- Khao khát được sống, được giao cảm, chia sẻ đau buồn:
+ “Ở đây”: là từ định vị không gian nhưng trong câu thơ gợi nhiều cách hiểu. Đó là nơi thi nhân đang sống trong cô độc, đau đớn vì bệnh tật giày vò , tuyệt vọng đối lập với ngoài kia (Thôn Vĩ ) là cuộc sống tươi đẹp.
+ “sương khói”: không gian huyền ảo làm nhạt nhòa hình ảnh con người.
+ Đại từ phiếm chỉ “ ai” mang nhiều sắc thái ý nghĩa kết hợp với câu hỏi tu từ thể hiện niềm khao khát tình đời, tình người
* Nghệ thuật:
- Điệp ngữ, hình ảnh cực tả, đại từ phiếm chỉ, câu hỏi tu từ… góp phần thể hiện những đau đớn tuyệt vọng, những khao khát mãnh liệt của một hồn thơ yêu sự sống và tình yêu đến cháy bỏng vậy mà sự sống tắt dần, tình yêu ngày càng rời xa vô vọng.
2.3 Điểm tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ:
* Tương đồng:
- Cả hai đoạn thơ đều là cái nhìn đầy tình cảm của cái tôi trữ tình về về thiên nhiên, con người nơi mình từng gắn bó.
- Qua hai đoạn thơ, ta nhận thấy rõ sự tài hoa của hai thi nhân khi miêu tả và cảm nhận con người và thiên nhiên. Cái tôi lãng mạn đã vẽ nên khung cảnh lung linh, huyền ảo, đầy thơ mộng.
* Khác biệt:
- Đoạn thơ trong Tây Tiến cho thấy nỗi nhớ da diết về sông nước miền Tây và kỉ niệm đời lính chiến.
- Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ cho thấy tâm trạng giằng xé và tình cảm sâu nặng của thi nhân dành cho Thôn Vĩ – nơi có người con gái thi sĩ thầm thương.
* Lí giải nguyên nhân khác biệt:
- Hoàn cảnh riêng biệt của mỗi nhà thơ làm nên sự khác biệt cho mỗi tác phẩm để lại những dư vị khác nhau trong lòng người đọc.
+ Tây Tiến là hoài niệm của Quang Dũng về những ngày tháng gắn bó với thiên nhiên Tây Bắc và đoàn binh Tây Tiến khi nhà thơ đã rời xa đơn vị cũ.
+ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác khi nhà thơ đang chịu đựng những đau đớn cả về thể xác và tinh thần vì bệnh tật giày vò.
- Sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ:
+ Ở Quang Dũng đó là một nghệ sĩ đa tài gắn liền với thời chiến nói chung và đoàn binh Tây Tiến nói riêng cùng phong cách thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, hào hoa.
+ Ở Hàn Mặc Tử đó là một hiện tượng kì lạ bậc nhất của phong trào Thơ mới. Hồn thơ luôn quằn quại đau đớn dường như có cuộc vật lộn giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thẻ xác nên tạo ra những vần thơ vừa tinh khiết trong sáng, vừa ma quái, cuồng loạn.
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Vào giờ này năm ngoái, không nhiều người trong giới báo chí cũng như người dùng Internet ở Việt Nam quan tâm đến cái gọi là “fake new” – tin giả. Trước nữa lại càng không. Quan niệm phổ biến trong thời đại hiện nay là ai cũng trở nên thông minh, vả lại, có rất nhiều thiết bị thông minh quanh mình – cái gì cũng được gắn thêm từ smart, từ nhà cửa, xe hơi, thẻ thanh toán cho đến điện thoại – nên không dễ bị lừa.
Thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới mà một tin tức hoàn toàn bịa đặt như việc ngôi sao điện ảnh Keanu Reeves tuyên bố vào ngày 21/11/2017 vừa qua rằng “những nhân vật tinh túy ở Hollywood đã dùng máu của trẻ sơ sinh để thăng tiến” đã đứng đầu danh sách nội dung tìm kiếm trên YouTube và lan truyền như virus trên Facebook với hơn 26.000 lượt tương tác chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Đó là một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn đến các thảm kịch trong đời sống dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua các phần mềm chat hoặc các mạng xã hội.
Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đến vùng Caribe hay tận châu Phi, fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. Fake news tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát tới cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng không cần phải tìm kiếm thông tin mà thông tin tự tìm kiếm đến người dùng. Fake news cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó.
Fake news không chỉ bóp méo thông tin theo kiểu vô thưởng vô phạt, fake news không chỉ là câu chuyện cắt dán tin tức bừa bãi để kiếm tiền quảng cáo… Hơn thế, fake news đang làm gia tăng tình trạng nhục mạ các cá nhân, làm cho doanh nghiệp, tổ chức lao đao khốn khổ, fake news thậm chí còn được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn xã hội…
(Lê Quốc Minh – Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo chí)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là fake news (tin giả)?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội?
Câu 4: Theo anh/chị, mỗi chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của việc truyền bá những thông tin sai lệch, giả mạo trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 12 Tập hai, Nxb Giáo dục, 2015). Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ được nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ: chính luận.
Câu 2:
- Fake new có thể hiểu là những tin tức giả, tin tức bịa đặt về một vấn đề, sự kiện nào đó.
Câu 3:
“Fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội” vì:
Câu 4:
Cách ứng xử để hạn chế sự lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội:
- Đối với người đọc cần lựa chọn trang tin tức uy tín để đọc; khi đọc phải trở thành người đọc thông minh, biết lựa chọn và phân tích vấn đề trong mỗi tin tức; luôn có quan điểm của bản thân, phản biện vấn đề để không bị truyền thông dắt mũi.
- Với người viết, cần phải là người có tâm với nghề, đưa tin trung thực, chính xác.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giới thiệu vấn đề
* Bàn luận vấn đề
+ Kiểm soát chặt chẽ các thông tin được đưa lên mạng xã hội, có hình thức phạt nghiêm minh với những kẻ lan truyền thông tin giả.
+ Bản thân mỗi người cần tạo ra “sức đề kháng” trước rừng thông tin hiện nay. Chủ động tìm đến những nguồn thông tin đáng tin cậy; đọc và lọc thông tin, kiểm chứng thông tin trước khi lan truyền đến người khác.
Câu 2:
1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
- Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia thành hai giai đoạn: trước những năm tám mươi, tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình lãng mạn; những năm cuối đời, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết vào tháng 8 – 1983 in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu.
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
2. Phân tích
2.1 Giới thiệu về nghệ sĩ Phùng và câu chuyện của anh
- Phùng vốn là người lính của một thời đất nước rực lửa chiến tranh. Người lính thuở ấy luôn là biểu tượng của tình yêu, niềm tự hào, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc.
- Hiện tại anh là nghệ sĩ nhiếp ảnh, sự hòa hợp giữa nghệ sĩ với chiến sĩ tạo nên ở anh những phẩm chất cao quý.
- Do sự phân công của trưởng phòng mà Phùng cần phải đến vùng biển miền Trung – nơi từng là chiến trường cũ của anh để săn một bức ảnh nghệ thuật cho vào bộ lịch năm sau với chủ đề thuyền và biển. Và chính chuyến đi này đã cho Phùng những trải nghiệm và nhận thức mới về cuộc sống.
2.2 Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Phùng
Sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Phùng gắn liền với tình huống truyện và những phát hiện lí thú của anh.
a. Tình huống nhận thức
b. Tình huống ở tòa án huyện với câu chuyện của người đàn bà hàng chài
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa giông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần theo làn mưa.
Người vui vì khoai sắn mọc trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hòa theo hạt mưa rơi.
Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong túi ni lông, như không hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình.
Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái mặt phải. Làm sao như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc với những đường gân (vì thế mà quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn).
Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành sông chết.
Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn của người cầm cuốc cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi lo của người nông dân mất đất.
Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.
Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng thư kí tòa soạn báo Sinh viên Việt Nam – Hoa học trò mang tên “Huyền thoại phần mía ngọn”. Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần ngọn mía, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga.
(Huyền thoại phần mía ngọn – Yêu xứ sở thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia?
Câu 3. Nêu 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần phía ngọn, để phần mía gốc cho người khác không? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự vị tha trong cuộc sống.
Câu 2. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị dưới sự tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). Từ đó liên hệ ý nghĩa của âm thanh cuộc sống đối với tâm lí Chí Phèo trong buổi sáng hôm sau (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của các tác phẩm.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia:
- Chỉ có thể là khi mình biết nghĩ đến người khác.
- Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng.
- Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.
Câu 3:
- Biện pháp: Điệp ngữ (Làm sao…)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng các yếu tố khác nhau trong môi trường sống để cùng tồn tại và phát triển bền vững.
Câu 4:
- Đồng ý với quan điểm
- Vì:
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
- Vị tha là gì? Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
=> Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.
- Biểu hiện lòng vị tha:
- Ý nghĩa của lòng vị tha:.
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
- Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thực đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
2. Phân tích
2.1 Giới thiệu về nhân vật Mị
2.2 Liên hệ ý nghĩa âm thanh cuộc sống đối với tâm lí Chí Phèo trong buổi sáng hôm sau
2.3 Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Hồi tháng 4 năm ngoái, cuộc đối thoại toàn cầu “Tương lai công việc là tương lai mà chúng ta muốn” do tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ), quy tụ các nhà kinh tế hàng đầu thế giới, các lãnh đạo các quốc gia và các trường đại học để bàn về tương lai của thị trường lao động trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Theo bản báo cáo tóm tắt các kiến nghị diễn ra trong hai ngày của sự kiện, các nhà kinh tế cho rằng kĩ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra. Tiến bộ về công nghệ sẽ làm gián đoạn thị trường lao động và làm thay đổi tất cả các loại hình công việc hiện nay, cách thức mà công việc đó được vận hành. Do đó, kĩ năng người lao động cần có để thích ứng với nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ thay đổi theo. Điều này nhấn mạnh vai trò của các trường đào tạo và các nhà hoạch định chính sách.
Các trường đại học, trường đào tạo nghề cần phải theo kịp tốc độ thay đổi công nghệ, qua đó thay đổi lại chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người lao động những kĩ năng mềm cần thiết như giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng quản trị doanh nghiệp… Đây là những kỹ năng mà máy móc khó lòng thay thế được và giúp người lao động dễ dàng chuyển đổi từ ngành này sang ngành khác.
Ngoài ra, các trường cũng nên đào tạo cho sinh viên và người lao động các kỹ năng và tin học, số hóa, kỹ năng lập trình máy tính và khoa học máy tính cũng như khả năng tương tác với máy tính. Đây có thể là những kỹ năng phổ biến xuyên suốt hầu hết các công việc trong tương lai.
Nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo nghề nên được thực hiện theo hướng cung cấp các kỹ năng rộng thay vì những kĩ năng hẹp chỉ phục vụ cho một vị trí công việc nhất định, những vị trí có thể thay đổi hoặc biến mất trong tương lai.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Theo tác giả, vì sao các trường đại học, trường đào tạo nghề cần thay đổi lại chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người lao động những kĩ năng mềm?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “kỹ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra”?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “đào tạo nghề nên được thực hiện theo hướng cung cấp các kỹ năng rộng thay vì những kỹ năng hẹp chỉ phục vụ cho một vị trí công việc nhất định, những vị trí có thể thay đổi hoặc biến mất trong tương lai” không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung của đoạn trích ở phần I. ĐỌC HIỂU hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về một kĩ năng mà anh/chị cho rằng trường đại học hoặc trường đào tạo nghề nhất thiết phải đào tạo cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện “Chí Phèo” của Nam Cao để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn này.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Các trường đại học cần thay đổi chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho người học kĩ năng mềm:
Câu 3:
“Kỹ năng là chìa khóa quan trọng để đảm bảo người lao động không bị đứng bên lề thị trường việc làm trước sự thay đổi do cách mạng công nghệ tạo ra” có thể hiểu là:
Câu 4:
- Nếu đồng ý với quan điểm đó có thể giải thích:
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giải thích vấn đề
- Kỹ năng đó là gì? Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
- Khẳng định tầm quan trọng của kĩ năng đối với mỗi chúng ta.
* Bàn luận vấn đề
- Vai trò của kĩ năng đối với người lao động
- Làm thế nào để sử dụng thành thục kĩ năng đó
- Dẫn chứng minh họa
- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
* Tổng kết vấn đề
Câu 2:
1. Giới thiệu tác, tác phẩm
2. Phân tích
2.1 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”
a. Giới thiệu chân dung, lai lịch:
b. Vẻ đẹp nhân vật:
2.2 Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao
a. Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông xoay quanh đề tài về người trí thức nghèo và người nông dân.
- Chí Phèo là một trong số những sáng tác đặc sắc làm nên tên tuổi của ông và đưa ông lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
b. Giới thiệu khái quát nhân vật Thị Nở
2.3 Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn này
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Người giàu nhất thế giới, triệu phú người Mỹ Warren Buffett đã chia sẻ bí quyết thành công với sinh viên kinh tế của đại học Texas và đại học Emary mới đây. Ông nói: Nguồn lực mạnh mẽ nhất trên thế gian này chính là tình yêu không điều kiện. Càng cho đi, bạn càng nhận được nhiều. […]
Tôi cũng nghĩ đến con sông trong lời bạn tôi, khi cô ấy nói với tôi rằng, phải trao đổi chất tốt. Khi trao đổi chất, trao đổi tình cảm, trao đổi tinh thần thì con người vận động như thể một dòng sông, vẫn là nó nhưng mỗi ngày à những giọt nước khác nhau đang chảy. Thế nên trẻ lâu chứ không già nhanh như ao làng nước đọng.
Tôi cũng nghĩ đến Biển Chết. Chỉ có nhận về mà không cho đi. Nước sông Jordan đổ vào Biển Chết rồi đọng lại ở đó, không hòa ra đại dương. Nơi đây không có sự sống, cá và các loại thủy sinh vật không thể sống nổi trong môi trường này. Ngay cả vùng châu thổ sông Jordan khi xưa từng là rừng rậm nhiệt đới, nay thì sự màu mỡ đã là chuyện của quá vãng xa xôi.
Tôi cũng nghĩ đến nết tốt của đất. Đất nhận về tất cả. Từ thơm như nước hương hoa, đến bẩn thỉu hôi hám của máu mủ phân gio, của khạc nhổ, của rác thải, của xác động vật thối rữa. Đất vẫn bình yên nhận về tất cả. Rồi đất cho đi những cỏ cây, những hoa thơm trái ngọt, những thảm thực vật đầy sự sống trong lành.
Cho đi để nhận về. Nhận về và cho đi. Tình yêu cũng là như thế. Càng cho đi, bạn càng nhận được nhiều. Nhưng, phải là tình yêu không điều kiện. Đó là một tình yêu không đòi hỏi sự chiếm hữu, vị lợi. Nó gần với lòng từ bi. Tình yêu đòi hỏi sự chiếm hữu, vị lợi thì có thể gây ra hệ lụy, khổ đau do lòng dục không được đến đáp. Còn tình yêu của lòng từ bi cũng có thể có khổ đau do xót thương mang lại, nhưng đó là niềm đau có ích, sự khổ đau cần thiết và có lợi lớn trong việc thúc đẩy công bằng, tiến bộ của xã hội – con người. Nhà tỉ phú kiêm nhà nhân đạo người Mỹ này đã hiến tặng hơn 30 tỉ USD cho các quỹ từ thiện trên thế giới.
Vậy thì bí quyết thành công trong kinh doanh của nhà tỉ phú giàu nhất thế giới là gì? Đó là lòng yêu thương vô điều kiện. Vậy thì công việc quan trọng của sinh viên hai trường kinh tế lớn, và cả chúng ta nữa, là gì, nếu không phải là học và thực tập yêu thương?
(Câu chuyện giếng nước, dòng sông và bí quyết thành công – Đoàn Công Lê Huy)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên?
Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói của nhà tỉ phú giàu nhất thế giới người Mỹ Warren Buffett: Nguồn lực mạnh mẽ nhất trên thế gian này chính là tình yêu không điều kiện?
Câu 3: Tại sao tác giải lại cho rằng: sông trẻ lâu chứ không già nhanh như ao làng nước đọng?
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ nết tốt của đất.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Tình yêu cũng như thế. Càng cho đi, bạn càng nhận được nhiều trong đoạn văn bản phần Đọc hiểu.
Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong không gian địa lí (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, Tập một). Từ đó hãy liên hệ với Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử, Ngữ Văn 11, Tập hai) để thấy sự khác biệt của hai nghệ sĩ khi hướng về sông Hương xứ Huế.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Câu nói: Nguồn lực mạnh mẽ nhất trên thế gian này chính là tình yêu không điều kiện có nghĩa là:
Câu 3:
Sở dĩ tác giả cho rằng: sống trẻ lâu chứ không già nhanh như ao làng nước đọng là vì:
Câu 4:
Thông điệp được gợi ra từ nết tốt của đất:
- Sống manh mẽ, bình thản như đất sẵn sàng nhận về những điều tốt đẹp và cả những khó khăn, thử thách để biến thử thách, khó khăn thành cơ hội bằng trí tuệ, bản lĩnh, ý chí, nghị lực, niềm tin.
- Sống cống hiến, sáng tạo, yêu thương, bao dung như đất để dâng hiến cho đời tất cả những gì tốt đẹp nhất. Có như vậy con người mới cảm nhận được hạnh phúc bởi “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Đi – đơ – rô).
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giải thích
- Câu nói gửi đến chúng ta thông điệp: Khi chúng ta trao cho nhau tình yêu thương, quan tâm, sẻ chia các giá trị vật chất và tinh thần thì chúng ta sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp. Càng cho đi nhiều ta cũng sẽ càng nhận được nhiều.
* Bàn luận vấn đề
* Phê phán
- Lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình không bao giờ biết cho đi.
- Lối sống vị lợi, khi cho đi chỉ mong được nhận lại.
* Bài học nhận thức và hành động
Câu 2:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937) là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1981) in trong tập bút kí cùng tên (1986) được tác giả viết trong mười ngày khi đã nghĩ về nó cả nửa cuộc đời. Tác phẩm được đánh giá là một áng văn xuôi súc tích giàu chất thơ khi tái hiện vẻ đẹp hình tượng sông Hương dưới góc nhìn độc đáo, mang đậm dấu ấn của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Dưới con mắt của cái tôi tài hoa lãng mạn đầy mê đắm Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên mang vẻ đẹp vừa độc đáo, vừa đa dạng được tiếp cận dưới góc nhìn địa lí, lịch sử và chiều sâu văn hóa. Sông Hương vừa mang vẻ đẹp thiên tạo vừa là tấm gương phản chiếu tâm hồn Huế, văn hóa Huế. Tất cả được thể hiện qua những trang văn tài hoa mê đắm, giàu chất thơ.
2. Phân tích
2.1 Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong không gian địa lí
2.2 Nét khác biệt của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hàn Mặc Tử khi hướng về sông Hương xứ Huế
2.3 Đánh giá
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ninh Thạnh Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Văn Linh
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ngô Gia Tự
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.