Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ninh Quới dưới đây dược HOC247 biên soạn và tổng hợp gồm đề và đáp án chi tiết nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT NINH QUỚI |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích cho hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”.Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.
Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện.Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.
[…] Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao những người cha như tỉ phú Yu Pang-Lin, Bill Gates không muốn để lại tiền cho con.
Câu 3: Việc không nhận tài sản kế thừa của những người con có phải là do họ không coi trọng tiền bạc hay không? Vì sao?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” không?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Đoạn trích phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị.
Câu 2: Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là ở chỗ những tình cảm chính trị được truyền tải bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc.
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:
- Mình về mình có nhớ ta,
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục 2010, tr 109)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ: báo chí.
Câu 2:
- Những người cha như tỉ phú Yu Pang-Lin, Bill Gates không muốn để lại tiền cho con vì họ cho rằng: Nếu con cái họ giỏi thì sẽ không cần đến tiền của họ, nếu chúng kém cỏi thì tiền sẽ chỉ làm hại chúng và mỗi con người đều phải lao động kiếm sống để phục vụ cho nhu cầu của bản thân và thúc đẩy xã hội phát triển.
Câu 3:
- Không nhận tài sản do cha để lại không phải là hành động không coi trọng tiền bạc.
- Vì: Họ hiểu được một điều vô cùng quan trọng đó là năng lực tự chịu trách nhiệm về bản thân mình, rồi sau đó là chịu trách nhiệm với gia đình, xã hội,... Hơn thế nữa, họ còn nhận ra những hiểm họa khi tiêu sài đồng tiền không phải do mình làm ra. Chỉ có bằng lao động và thông qua lao động để kiếm tiền họ mới biết trân trọng và sử dụng đồng tiền đúng cách.
Câu 4: Đồng ý với nhận xét trên.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giới thiệu vấn đề.
* Giải thích vấn đề: Tính tự lập
- Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.
=> Tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại.
* Phân tích vấn đề
- Biểu hiện của tính tự lập: Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.
+ Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,…
+ Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh,…
- Vì sao phải rèn luyện tính tự lập?
+ Rèn luyện đức tính tự lập sẽ giúp cá nhân có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến thành công.
+ Giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.
+ Đức tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình.
+ Đức tính tự lập giúp ta sẵn sàng đối đầu thách thức và đảm nhận trách nhiệm.
+ Người có tính tự lập là một hình ảnh đẹp, một tấm gương tốt để mọi người học tập và noi theo.
* Dẫn chứng:
- Đỗ Nhật Nam, cậu bé được coi là thần đồng tiếng anh, 13 tuổi em đã sống tự lập ở Mỹ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Không chỉ vậy, cậu bé còn có những đóng góp cho xã hội khi mở lớp học tiếng anh miễn phí ở Hà Nội cho các bạn nhỏ.
* Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một hành động đáng chê trách và lên án,
- Muốn có đức tính tự lập các bạn trẻ cần chủ động trong mọi việc, sẵn sàng hăng hái tham gia mọi hoạt động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
* Liên hệ bản thân
- Anh/chị có phải là một người có tính tự lập?Anh/chị sẽ làm gì để rèn luyện, nâng cao tính tự lập của bản thân?
* Kết luận
- Mỗi chúng ta cần tự rèn luyện cho mình đức tính tự lập.Đức tính này chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người.
Câu 2:
Học sinh có thể trình bày theo định hướng sau:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và hình thức nghệ thuật giàu tính dân tộc.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
- Tình cảm chính trị trong thơ Tố Hữu nói chung tình cảm Cách mạng còn trong bài thơ Việt Bắc đó là tình quân dân.
- Giọng thơ là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng của mỗi người đối với hiện tượng được miêu tả. Nó được thể hiện trong lời thơ: trong quy định về cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm,...Ngoài ra, giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà thơ và tác dụng truyền cảm cho người đọc.
- Giọng tâm tình, ngọt ngào: giọng của tình thương mến, tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
- Tính dân tộc trong văn học là một khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng thẩm mĩ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua những đặc điểm độc đáo, tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với văn học các dân tộc khác…Tính dân tộc thể hiện ở mọi yếu tố từ nội dung đến hình thức của sáng tác văn học.
- Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc (tính dân tộc thể hiện ở hình thức nghệ thuật): mỗi nền văn học dân tộc có hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện riêng, nhất là có ngôn ngữ dân tộc thể hiện bản sắc riêng trong tư duy và tâm hồn của dân tộc mình, góp phần làm giàu có kho tàng nghệ thuật và thi pháp của thơ ca dân tộc.
=> Đoạn thơ trên trích trong bàiViệt Bắc rất tiêu biểu cho hai nét phong cách thơ Tố Hữu: giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật.
2. Chứng minh
2.1 Giọng thơ tâm tình ngọt ngào
- Thể thơ lục bát mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm lắng.
- Từ láy: bâng khuâng, bồn chồn.
- Cách ngắt nhịp 2/2/2 tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, mang đến giọng điệu tâm tình, ngọt ngào.
- Cặp đại từ mình – ta trong ca dao,tạo nên kiểu kết cấu đối đáp quen thuộc, như những lời tâm sự thủ thỉ, đầy tình nghĩa.
2.2 Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật
- Thể thơ: Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát truyền thống. Ông đã sử dụng rất nhuần nhuyễn, thuần thục thể thơ này. Không chỉ áp dụng thành thục mà Tố Hữu còn có những biến đổi,sáng tạo sao cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ.
- Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp. Đây là lối kết cấu phổ biến trong ca dao giao duyên của đôi nam nữ.Đây là kết cấu mang đậm tính dân tộc, thể hiện được những tình cảm cảm xúc, điệu tâm hồn của con người Việt Nam.
- Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ:
+ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
+ Hình ảnh áo chàm.
- Ngôn ngữ và các biệp pháp tu từ :
+ Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng'' ta - mình, mình - ta'' quấn quýt với nhau và đại từ phiếm chỉ ''ai''. Đây là một sáng tạo độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. Các biện pháp tu tù quen thuộc: sử dụng từ láy, điệp từ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ,…
- Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc từ thể thơ lục bát: nhịp nhàng tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, không đơn điệu.
=> Kết luận: Tất cả những biểu hiện trên về hình thức đều tập trung thể hiện tình cảm quân dân thiết tha, gắn bó…
III. Kết bài:
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật tiêu biểu giàu tính dân tộc của Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào
thành công của bài thơ Việt Bắc làm cho nó nhanh chóng đến với người đọc và sống lâu bền trong lòng độc giả.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu:
Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có một người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang Hungary du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng.Như một huyền thoại.Mấy năm liền đi đâu cúng nghe nhắc, nghe kể.
Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học.Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng sự về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán.
Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức của thủa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt. Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…
Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi.
Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vô cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một người chơi …thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ lễ hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê, và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh.
Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và người nhà hộ tống.Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhày lầu, nhảy cầu thương tâm.Cuộc sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người.Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò”?
Câu 3. Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?
Câu 4. Theo anh (chị), tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về ý kiến trong phần đọc – hiểu: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
Câu 2 (0.5 điểm)
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương moog viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 89)
Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ trên.Từ đó bình luận về nét mới lạ trong cách cảm nhận về người lính của Quang Dũng.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt: phương thức nghị luận kết hợp với tự sự.
Câu 2.
- Theo tác giả văn bản, điều đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò” là quan niệm của thế hệ trước: học vấn và tri thức thường xuyên được đánh đồng với sự đỗ đạt. Mong ước có khi thầm kín, có khi bộc lộ nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ trước. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm của làng, của huyện,…
Câu 3.
- Câu nói “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người” được hiểu như sau:
+ Trường thi là nơi mỗi thí sinh đến làm bài trong một khoảng thời gian nhất định với những kiến thức trong phạm vi được định sẵn.
+ Còn đam mê của mỗi con người là niềm hứng thú say mệ mà con người ta theo đuổi cả đời và kiến thức, tri thức về lĩnh vực theo đuổi sẽ được mở rộng theo tháng năm.
=> Như vậy trường thi không thể là nơi đánh giá được tất cả trình độ, năng lực của một người, đây không phải cái đích cuối cùng mà mỗi chúng ta hướng tới.
Câu 4. Tâm lí coi “đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng tới mỗi cá nhân và toàn xã hội như sau:
* Tích cực:
- Giúp các bạn học sinh có động lực học tập để đỗ đạt cao.
- Giúp xã hội đề cao việc học, có nhiều đầu tư hơn nữa cho giáo dục.
* Tiêu cực:
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
* Bàn luận, mở rộng vấn đề
* Liên hệ bản thân
- Anh/ chị có niềm đam mê khác biệt nào? Anh/ chị đã/ đang/ sẽ làm gì để theo đuổi niềm đam mê đó?
* Kết luận
- Mỗi chúng ta cần tìm thấy một đam mê thật ý nghĩa cho cuộc sống. Và khi đã xác định được đam mê cần kiên trì theo đuổi nó.
Câu 2:
Học sinh có thể trình bày theo định hướng sau:
I. Mở bài
- Quang Dũng là một nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
- Tây Tiến là một trong những thi phẩm xuất sắc của Quang Dũng viết về người lính Tây Tiến với bút pháp lãng mạn, tài hoa.
II. Thân bài
1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Tây Tiến
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại trong tập Mây đầu ô (1986), tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”.
b. Nội dung, nghệ thuật
- Với ngòi bút lãng mạn và tài hoa, Quang Dũng không chỉ khắc họa thành công vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây mà còn vẽ lên trước mặt người đọc chân dung người lính Tây Tiến với chất lãng mạn, bi tráng.
2. Phân tích đoạn thơ
a. Đoạn thơ là bức tranh đầy đủ về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa bi tráng:
* Ngoại hình của người lính Tây Tiến (bi thương):
- Ngoại hình được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:
+ Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người lính nào cũng phải trải qua.
+ Hiện thực về cuộc sống thiếu thốn nơi chiến trường được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến rất chủ động: không mọc tóc. Vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút Quang Dũng lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
* Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):
* Lí tưởng, khát vọng:
* Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến:
b. Bình luận về nét mới lạ:
III. Kết bài:
- Với ngôn ngữ độc đáo, giàu chất nhạc và chất họa cùng sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và màu sắc bi tráng, nhà thơ Quang Dũng đã làm nổi bât hình ảnh người lính Tây Tiến bất tử.
- Bài thơ để lại dư âm sâu sắc trong lòng người đọc. Tây Tiến xứng đáng là thi phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa”. Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các bạn trẻ say sưa với cuốn sách trên tay.
Mỗi lần theo dõi các cuộc tranh luận của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề “hot” trên các diễn đàn, mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa cũng như trình độ… ngụy biện thầy của các bạn trẻ. Các bạn không tự trang bị được cho mình một nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, lập luận thuyết phục cũng như kĩ năng, văn hóa tranh biện. Tâm lý bầy đàn luôn thể hiện rõ nhất ở những sự kiện như vậy. Sự kiện cô bạn trẻ Huyền Chip và cuốn “Xách ba-lô lên và đi”, một trong những sự kiện nóng và được giới trẻ tranh luận nhiều nhất trong năm 2013, là một ví dụ điển hình. (…)
Trước mỗi sự kiện truyền thông đưa ra, các bạn trẻ không thể phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, đâu là chiêu PR. Một bộ phận những con cừu ngoan ngoãn, họ chỉ biết bám đuôi nhau và gật đầu. Bộ phận còn lại nghe cái gì cũng kêu “bậy” dù chẳng có dẫn chứng, cơ sở nào để phản biện lại.
Họ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang nhồi sọ người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết”, kiếm tiền dựa trên sự ngu muội của người khác.”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên.
Câu 2. Xác định 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn đầu của ngữ liệu.
Câu 3. Theo anh/chị, thông điệp ý nghĩa nhất mà tác giả nhắn gửi qua văn bản trên là gì?
Câu 4. Từ ý nghĩa của văn bản, anh/chị hãy nêu ngắn gọn tác dụng của việc đọc sách đối với con người.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập trong ý kiến của Alan Phan:
“Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa.”
Câu 2: Cảm nhận về hai đoạn thơ sau đây:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
(Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi son sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Xuân Quỳnh, Sóng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Câu 3:
- Thông điệp: Hãy là một người đọc có văn hóa. Khi tiếp cận bất cứ thông tin nào cũng cần nhìn nó trên nhiều bình diện, nhiều chiều khác nhau, để tránh cách nhìn nhận phiến diện, một chiều.
Câu 4:
Tác dụng của sách với con người:
- Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất.
- Sách bồi đắp tinh thần, tình cảm cho mỗi người, để chúng ta trở thành người có văn hóa, ứng xử văn minh.
- Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giới thiệu vấn đề: văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam
* Giải thích vấn đề
* Bàn luận vấn đề
- Thực trạng văn hóa đọc sách ở Việt Nam?
+ Người Việt nói chung và giới trẻ nói riêng chỉ đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm, tức là chưa đầy một cuốn, bi đát hơn, nông dân Việt đã nói không với sách. Trong khi đó Malaysia và Singapore là 10 – 20 đầu sách/người/năm.
+ Các bạn trẻ thay vì nghiền ngẫm những cuốn sách kinh điển đem đến giá trị nhân văn, thẩm mĩ lại yêu thích những câu chuyện tình nhạt nhẽo của các cuốn tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc.
=> Đây quả là thực trạng đáng báo động với người Việt trẻ về văn hóa đọc.
- Nguyên nhân:
* Liên hệ bản thân
Câu 2:
1. Giới thệu tác giả, tác phẩm
* Giới thiệu tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn trích
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Những chặng đường thơ của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi, vinh quang của dân tộc. Thơ Tố Hữu mang đậm tính chất trữ tình – chính trị với giọng điệu thiết tha, tâm tình.
- Việt Bắc (1954) là đỉnh cao thơ Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của thơ chống Pháp, tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của ông.
- Đoạn thơ thể hiện những tình cảm da diết của người chiến sĩ cách mạng với đồng bào Việt Bắc.
* Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và đoạn trích
- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam Hiện đại. Những vần thơ của bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
- Sóng (1967) là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách và hồn thơ Xuân Quỳnh.
- Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết trong tình yêu bỏng cháy của người phụ nữ.
2. Phân tích
2.1 Đoạn thơ trích trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu
2.2 Đoạn thơ trong bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh
2.3 So sánh điểm tương đồng và khác biệt trong hai đoạn thơ
* Lí giải sự khác biệt
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường. Nếu bạn hoàn thành công việc mỗi sáng, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của một ngày nó sẽ cho bạn một chút tự hào và điều đó khuyến khích bạn thực hiện một nhiệm vụ khác và một nhiệm vụ khác và khác nữa. Vào cuối ngày nhiệm vụ khác ấy sẽ chuyển thành nhiều nhiệm vụ khác được hoàn thành. Việc dọn giường công cố một sự thật rằng những thứ nhỏ bé trên cuộc đời này đều quan trọng. Nếu bạn không thể làm việc nhỏ đúng đắn bạn sẽ không bao giờ có thể làm những việc lớn đúng đắn. Và nếu bất chợt bạn có một ngày thống khổ bạn sẽ về nhà với góc ngủ đã được dọn dẹp (do chính bạn dọn dẹp). Một góc ngủ gọn gàng sẽ cho bạn sự khuyến khích rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.
Để vượt qua đợt huấn luyện SEAL (hải quân Hoa Kỳ), có các chuỗi bơi đường dài cần phải hoàn thành và một phần trong số đó là bơi đêm (…). Qua một vài tuần huấn luyện khó khăn lớp huấn luyện của chúng tôi bắt đầu là là 150 người đã xuống chỉ còn 42 người, 6 biệt đội chèo thuyền, mỗi đội chỉ có 7 người. Lúc đó tôi ở cùng thuyền với những anh chàng cao to, nhưng biệt đội giỏi nhất đã tạo ra bởi những anh chàng nhỏ nhất. Chúng tôi gọi họ là biệt đội “chú lùn”, không có ai cao quá 165cm. Biệt đội “chú lùn” có một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Italya, và hai cậu cứng cựa nữ đến từ Trung Tây. Họ đã vượt lên trong chèo thuyền, chạy nhanh hơn và bơi giỏi hơn so với những biệt đội khác. Những người to con ở biệt đội khác luôn trêu đùa sự hiền lành từ những đôi tay bé nhỏ ấy. Những “chú lùn” dùng đôi tay nhỏ bé của mình trước mỗi phần bơi nhưng bằng cách nào đó những anh chàng nhỏ bé này, từ mọi ngóc ngách của mọi quốc gia trên thế giới đã luôn dành chiến thắng trong những tình huống, luôn bơi nhanh hơn mọi người và chạm tới bờ trước những người còn lại trong số chúng tôi. Khóa huấn luyện SEAL là một sự cân bằng đáng kinh ngạcưng. Chẳng có gì quan trọng hơn ý chí thành công của bạn, không phải màu da, nền tảng đạo đức, không phải học vấn cũng chẳng phải địa vị xã hội. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới hãy đo lường một người bởi kích thước trái tim của họ không phải bằng kích cỡ bàn tay họ…”
Câu 1. Thao tác lập luận chính của đoạn văn bản?
Câu 2. Biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong câu “Nếu bạn muốn thay đổi thế giới hãy đo lường một người bởi kích thước trái tim của họ không phải bằng kích cỡ bàn tay họ…” là gì? Nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Trong đoạn văn bản, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến mọi người là gì?
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói “sự thật rằng những thứ nhỏ bé trên cuộc đời này đều quan trọng”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Hãy viết 1 đoạn văn không quá 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: “bạn muốn có thành công lớn hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”.
Câu 2: Cảm nhận hai đoạn thơ sau:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, năm 2012)
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, năm 2016)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
- Thao tác lập luận phân tích.
Câu 2:
- Biện pháp: ẩn dụ (trái tim, bàn tay)
- Tác dụng:
Câu 3:
Qua đoạn văn bản trên tác giả muốn truyền tải đến người đọc hai thông điệp:
- Sự thành công của mỗi người luôn bắt đầu từ những công việc nhỏ bé.
- Thành công không đến từ màu da, dân tộc, văn hóa mà đến từ chính ý chí, nghị lực của mỗi cá nhân.
Câu 4:
- Với câu nói này các em có thể tùy ý bày tỏ suy nghĩ của bản thân miễn sao có cách lý giải, phản biện phù hợp.
- Nếu đồng ý với ý kiến đó em có thể lý giải như sau: Cuộc sống luôn phải có điểm bắt đầu, đó chính là lý do bạn nên làm những việc nhỏ ngày hôm nay bằng một thái độ nghiêm túc và tận lực.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận:
“Bạn muốn có thành công lớn hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”.
* Giải thích
- Thành công: là thành quả ngọt ngào mà một người gặt hái được sau những ngày tháng nỗ lực, cống hiến hết mình cho một công việc, mục đích nào đó. Nói một cách khác thành công chính là việc ta thực hiện được mục đích ban đầu mà ta đã đặt trong trong công việc, học tập, hay một lĩnh vực cụ thể nào đó.
=> Muốn có được thành công thì phải có bắt đầu; làm tốt việc nhỏ mới có được thành công lớn.
* Bàn luận vấn đề
- Vì sao thành công lớn lại bắt đầu từ những việc làm nhỏ?
+ Cuộc sống luôn phải có điểm bắt đầu, đó chính là lý do bạn nên làm những việc nhỏ ngày hôm nay bằng một thái độ nghiêm túc và tận lực.
+ Mọi thứ cần được tích lũy, nếu không được tích lũy để có nền móng vững chắc thì dù lớn đến đâu cũng dễ dàng bị sụp đổ.
- Bàn luận vấn đề:
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ ca thời kì chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
- Bài thơ Sóng (1967), được ra đời trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- Xuân Diệu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo với giọng điệu sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
- Vội vàng là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu. Tác phẩm được in trong tập Thơ thơ (1938).
=> Cả hai khổ thơ đều thể hiện khát vọng mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
2. Phân tích
2.1 Khổ thơ trích trong bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu:
2.2 Khổ thơ trích trong bài Sóng – Xuân Quỳnh: Đây là hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” thể hiện khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình yêu.
2.3 Đánh giá, nhận xét:
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn màu nhiệm, con tốt đó trong tay có thể còn phong Hậu; bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lêm luốc giống với bạn.
Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu.
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Vì sao tác giả lại cho rằng: Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản?
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: …khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại?
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ.
Câu 2: Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tình người qua chi tiết: Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và Mị cắt dây cởi trói thả A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Tác giả cho rằng “Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản” vì:
- Khị bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.
- Khi vấp ngã, tuổi trẻ có thời gian hậu thuẫn và chân trời vẫn còn nhiều thôi thúc.
Câu 3:
- Có thể hiểu ý kiến đó là: Khi lớn tuổi con người ta thích sự ổn định, ngại thay đổi, không còn nhiều nhiệt tình, thời gian của họ ngày một ít dần. Bởi vậy, khi gặp những sóng gió trong cuộc sống người ta dễ dàng buông xuôi chấp nhận.
Câu 4:
- Đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Giải thích
- Tuổi trẻ là gì? Tuổi trẻ – đầu tiên, đó là những người trẻ tuổi. Họ có đầy đủ cả những ưu điểm về thể chất lẫn tinh thần. Họ đang trong thời gian sung sức nhất, chưa nhiều trải nghiệm, nên họ muốn được thử, được dấn thân. Họ dám theo đuổi đam mê của mình, và nếu như họ có khả năng, có kiên trì, họ sẽ thành công.
2. Bàn luận vấn đề
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
* Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo và chi tiết Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo.
- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của ông xoay quanh người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Ông luôn dành cho những con người mang bi kịch về cả đời sống vật chất và tinh thần đó niềm cảm thương sâu sắc.
- Chí Phèo là một trong những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của ông. Ban đầu truyện có tên là Cái lò gạch cũ, khi lần đầu thành sách (1941), nhà xuất bản tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (1946), Nam Cao đổi tên thành Chí Phèo.
- Chi tiết Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo là một chi tiết đặc sắc mang nhiều ý nghĩa.
* Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, chi tiết Mị cởi trói giải thoát cho A Phủ.
- Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.
- Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong những thiên truyện đặc sắc của Tô Hoài. Tác phẩm được in trong tập “Truyện Tây Bắc”.
- Chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ trong thiên truyện là chi tiết thấm đẫm tình người.
2. Phân tích
2.1 Phân tích chi tiết Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo
* Giới thiệu chung về nhân vật Chí Phèo và Thị Nở
* Phân tích chi tiết Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo:
2.2 Phân tích chi tiết Mị cởi trói cứu A Phủ:
2.3 Vẻ đẹp tình người qua hai chi tiết:
- Tình người là tình yêu thương giữa con người với con người có thể là tình yêu, là sự đồng cảm.
- Hai chi tiết xuất hiện trong hai tác phẩm khác nhau nhưng đều cho ta thấy sức mạnh của tình người. Nó giúp đánh thức những thứ đã ngủ sâu trong con người, giúp con người mạnh mẽ và dũng cảm hơn.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ninh Quới. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Văn Linh
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ngô Gia Tự
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.