Nhằm cung cấp cho các em học sinh nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Xuân Vân. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT XUÂN VÂN |
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám là gì
A. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
B. Nạn đói ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
C. Hơn 90% dân số không biết chữ.
D. Quân đội các nước Đồng minh kéo vào nước ta.
Câu 2: Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo là:
A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. Mĩ D. Liên Xô
Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc?
A. Kế hoạch Na –va phá sản.
B. Hiệp định Giơ- ne- vơ về Đông Dương được kí kết.
C. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc.
D. Quân Pháp rút khỏi miền Nam.
Câu 4: Từ sau chiến dịch nào ta bắt đầu giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.
C. Chiến dịch Hòa Bình đông xuân 1951- 1952.
D. Chiến dịch Tây Bắc thu đông năm 1952.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?
A. Tạm gác nhiệm vụ ruộng đất.
B. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.
C. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
Câu 6: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công nhân và nông dân Việt Nam trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4-/1930 là:
A. Đòi cải thiện đời sống. B. Giảm sưu, giảm thuế.
C. Thành lập chính quyền Xô Viết. D. Thả tù chính trị.
Câu 7: Lực lượng nào tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Quân Nhật. B. Quân Trung Hoa Dân quốc.
C. Các lực lượng cách mạng trong nước. D. Quân Anh.
Câu 8: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa
A. Tư sản dân tộc- thực dân Pháp. B. Vô sản – tư sản.
C. Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp. D. Nông dân – địa chủ phong kiến
Câu 9: Điểm chung trong nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
C. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
D. Tận dụng cơ hội tốt từ bên ngoài.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
A. Nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng.
B. Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối.
C. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
D. Kinh tế Việt Nam ngèo nàn, lạc hậu và bị cột chặt vào kinh tế Pháp.
Câu 11: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại
A. Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội).
C. Số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội).
D. Hương Cảng (Trung Quốc).
Câu 12: Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 của thực dân Pháp là
A. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
B. muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam.
D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
Câu 13: Nội dung nào là chủ trương của ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954?
A. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc.
B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở Trung Bộ.
D. Tiến công chiến lược, giành thắng lợi quyết định.
Câu 14: Yếu tố quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự quản lí hiệu quả của Nhà nước.
B. Tận dụng tốt các nguồn viện trợ của Mĩ.
C. Áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại.
D. Nguồn nhân lực chất lượng tốt, cần kiệm, kỉ luật.
Câu 15: Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A. tự trị. B. tự chủ. C. tự do. D. độc lập.
Câu 16: Theo Hiệp định Giơ- ne-vơ ở Việt Nam giới tuyến quân sự tạm thời là
A. vĩ tuyến 20. B. vĩ tuyến 16. C. vĩ tuyến 38. D. vĩ tuyến 17.
Câu 17: Trong những tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập tại Trung Quốc dưới đây, tổ chức nào không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng lập?
A. Tâm tâm xã.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Cộng sản đoàn
Câu 18: Quốc gia nào của Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của Châu Á nửa sau thế kỉ XX?
A. Thái Lan. B. Singapo. C. Indonexia. D. Brunay.
Câu 19: Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Nông nghiệp và công nghiệp. B. Nông nghiệp và khai mỏ.
C. Công nghiệp và thương nghiệp. D. Nông nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 20: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng trong những năm 1936- 1939 là do
A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
B. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
C. Sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.
D. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
Câu 21: Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11,1939 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
B. Tạm giác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
C. Đề cao nhiện vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến
D. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc
Câu 22: Trụ sở của Liên hợp quốc được đặt ở đâu?
A. Giơnevơ (Thụy Sĩ). B. Niu Oóc (Mĩ).
C. Luân Đôn (Anh). D. Pari (Pháp).
Câu 23: Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân với tên gọi
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
Câu 24: Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?
A. Tháng 9/ 1977. B. Tháng 8/1970. C. Tháng 7/1995. D. Tháng 9/1985.
Câu 25: Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
A. Sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
C. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.
Câu 26: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Phát triển kinh tế. B. Gia nhập ASEAN.
C. Giành độc lập dân tộc. D. Chống chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ.
Câu 27: Nội dung nào sau đây không đúng với nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
A. Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tiếp tục nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế- văn hóa.
B. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột phía Nam.
C. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
D. 15000 quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
Câu 28: Nội dung nào là khó khăn lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay?
A. Làn sóng di cư không thể kiểm soát từ Trung Đông và Châu Phi.
B. Việc duy trì đồng tiền chung.
C. Thách thức từ sự già hóa dân số.
D. Sự gia tăng của xu hướng li khai.
Câu 29: Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” vì
A. Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
B. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
C. Tất cả các nước châu Phi được trao trả độc lập.
D. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành nhiều thắng lợi.
Câu 30: Mục tiêu quan trọng nhất của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch tấn công căn cứ địa Việt Bắc tháng 3/1947 là gì?
A. Mở rộng địa bàn chiếm đóng.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến.
D. Đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Câu 31: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970, Liên xô đi đầu thế giới trong các ngành công nghiệp
A. luyện kim và cơ khí. B. hóa chất và dầu mỏ.
C. vũ trụ và điện nguyên tử. D. cơ khí và dầu mỏ.
Câu 32: Bước vào năm 1950, sự kiện nào mở ra thuận lợi to lớn của nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
A. Pháp sa lầy ở châu Phi.
B. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa đế quốc suy yếu.
C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển.
D. Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chúng ta.
Câu 33: Biện pháp quan trọng nhất để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Tăng gia sản xuất. B. Tổ chức “Ngày đồng tâm”.
C. Chia lại ruộng đất cho nông dân. D. Lập hũ gạo tiết kiệm.
Câu 34: Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh trong thập kỉ 60- 70 khiến khu vực này được mệnh danh là
A. “ Lục địa trỗi dậy”. B. “ Lục địa núi lửa”.
C. “Lục địa bùng cháy”. D. “Lục địa bão táp”.
Câu 35: Chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt của nhân dân Việt Nam là:
A. Quân Pháp. B. Quân Mỹ.
C. Trung Hoa Dân quốc. D. Phát xít Nhật.
Câu 36: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
Câu 37: Nguyên nhân cơ bản giúp ngân sách Đông Dương do Pháp thu được năm 1930 tăng gấp ba lần so với năm 1912 là:
A. tăng thuế và cho vay lãi.
B. mở rộng trao đổi buôn bán.
C. khai thác mỏ.
D. áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 38: Sự kiện nào chứng tỏ sau năm 1945, nhân dân ta thực sự trở thành người làm chủ đất nước?
A. Nhân dân được tham gia lớp “Bình dân học vụ”.
B. Nhân dân được chia ruộng đất.
C. Nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.
D. Nhân dân được bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.
Câu 39: Sự khác biệt cơ bản giữa chiến tranh lạnh với những cuộc chiến tranh thế giới đã trải qua là gì?
A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
B. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không bùng phát xung đột trực tiếp bằng quân sự.
C. Chiến tranh lạnh có phạm vi bao trùm thế giới.
D. Chiến tranh lạnh chủ yếu diễn ra giữa hai nước Liên Xô và Mĩ.
Câu 40: Trong tạm ước 14/9/1946 ta nhân nhượng cho thực dân Pháp quyền lợi nào?
A. Một số quyền lợi về chính trị- quân sự.
B. Cho 15000 quân Pháp ra Bắc.
C. Một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa.
D. Cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-D |
2-D |
3-B |
4-B |
5-B |
6-A |
7-D |
8-C |
9-C |
10-A |
11-C |
12-A |
13-B |
14-D |
15-C |
16-D |
17-A |
18-B |
19-B |
20-D |
21-A |
22-B |
23-D |
24-A |
25-D |
26-C |
27-A |
28-A |
29-B |
30-B |
31-C |
32-D |
33-A |
34-C |
35-D |
36-A |
37-A |
38-C |
39-B |
40-C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Luận điểm nào đúng?
A. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các nước đang phát triển, đòi hỏi các nước phải cải cách kinh tế- xã hội.
B. Toàn cầu hóa là khó khăn và thách thức lớn cho tất cả các nước trên thế giới. Thế giới ngày càng tụt hậu.
C. Toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích, kích thích sự phát triển của các nước đang phát triển.
D. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước trên thế giới cùng phát triển.
Câu 2: Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU chiếm hơn ¼ GDP của thế giới và đã trở thành
A. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
B. Tổ chức chính trị - kinh tế lớn nhất châu Âu
C. Tổ chức kinh tế lớn nhất Đông Nam Á
D. Tổ chức chính trị lớn nhất châu Âu.
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa trỗi dậy” vì
A. Thường xuyên bị động đất
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D. 17 nước giành được độc lập.
Câu 4: Nét nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thợ máy xưởng Ba Son tháng 8/1925 với phong trào công nhân trước đó là:
A. Phong trào đấu tranh có tổ chức, có tinh thần quốc tế vô sản cao cả.
B. Phong trào đấu tranh mang tính tự phát
C. Phong trào đã đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân Việt Nam.
D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
Câu 5: Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX thế giới đã
A. đạt nhiều thành tựu ở trên các lĩnh vực.
B. nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống cho con người.
C. tăng năng suất sản xuất
D. diễn ra xu thế toàn cầu hóa
Câu 6: Điểm giống nhau trong mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) là
A. Cùng nhau phát triển về kinh tế, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
B. Cùng nhau phát triển về kinh tế.
C. Cùng nhau phát triển về kinh tế và văn hóa.
D. Cùng nhau phát triển về kinh tế, chính trị.
Câu 7: Quyết định chính thức thành lập tổ chức Liên hợp quốc được thông qua ở đâu?
A. Pốtxđam(Đức) B. Xan Phanxixcô(Mĩ)
C. Ianta (Liên Xô) D. Vecxai (Pháp)
Câu 8: Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh trang bị cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam nội dung về:
A. Khuynh hướng dân chủ tư sản. B. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
C. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. D. Kiến thức văn hóa, giáo dục.
Câu 9: Nhận xét đúng về quy mô phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925
A. phong trào rộng lớn, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.
B. phong trào diễn ra ở Bắc Kì
C. phong trào bó hẹp ở Nam Kì
D. phong trào tập trung ở Trung Kì.
Câu 10: Thắng lợi lớn nhất của các hình thức đấu tranh ở Mĩ Latinh từ các thập kỉ 50-90 của thế kỉ XX là:
A. chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập
B. các nước Mĩ Latinh vươn lên phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp.
C. nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
D. các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
Câu 11: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là
A. Pháp B. Anh C. Mĩ D. Nhật
Câu 12: Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đạt được thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là
A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
Câu 13: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập vào:
A. Tháng 6/1925 B. Tháng 7/1924 C. Tháng 7/1925 D. Tháng 6/1924
Câu 14: Năm 1921 tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angieri, Marốc, Tuyniđi…lập ra
A. Hội Hưng Nam
B. Hội Phục Việt
C. Hội Liên hiệp thuộc địa
D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
Câu 15: Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?
A. Áchentina B. Mêhicô C. Braxin D. Cuba
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1-A |
2-A |
3-C |
4-A |
5-D |
6-C |
7-B |
8-C |
9-A |
10-A |
11-C |
12-A |
13-A |
14-C |
15-D |
16-C |
17-D |
18-C |
19-B |
20-D |
21-C |
22-A |
23-A |
24-D |
25-B |
26-C |
27-B |
28-C |
29-C |
30-A |
31-B |
32-C |
33-D |
34-A |
35-A |
36-A |
37-A |
38-B |
39-D |
40-A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Sự kiện khởi đầu tạo ra khuôn khổ trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Hội nghị Véc xai. B. Hội nghị Oasinhtơn.
C. Hội nghị Ianta. D. Hội nghị Pốtxđam.
Câu 2: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Đại hội đồng. B. Hội đồng Bảo an
C. Ban Thư kí. D. Tòa án Quốc tế
Câu 3: Trong thập niên 70 của thế kỉ XX xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
A. xu thế hòa hoãn Đông – Tây B. xu thế toàn cầu hóa.
C. xu thế đơn cực. D. xu thế đa cực.
Câu 4: Từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Liên Xô là bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước:
A. Tây Âu B. xã hội chủ nghĩa
C. châu Á. D. dân chủ nhân dân Đông Âu.
Câu 5: “Con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á trong thế kỉ XX là
A. Hàn Quốc. B. Đài Loan. C. Xingapo. D. Hồng Công.
Câu 6: Người khởi xướng đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước Trung Quốc từ năm 1978 là:
A. Mao Trạch Đông. B. Đặng Tiểu Bình.
C. Chu Ân Lai. D. Hồ Cẩm Đào.
Câu 7: Từ năm 1979 đến cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, mối quan hệ Việt Nam với ASEAN là quan hệ đối đầu do
A. tác động của Chiến tranh lạnh.
B. tình hình ba nước Đông Dương luôn căng thẳng.
C. vấn đề Campuchia.
D. Việt Nam chưa thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa.
Câu 8: Năm 1960 được gọi là“Năm châu Phi” vì:
A. đánh dấu mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.
B. có 17 nước ở châu Phi giành độc lập.
C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó bị tan rã.
D. đánh dấu chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi.
Câu 9: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được gọi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
A. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ.
B. thực dân phương Tây lợi dụng sự phân biệt chủng tộc để xâm chiếm Nam Phi.
C. Đại hội dân tộc Phi liên minh với Đảng cộng sản Nam Phi lãnh đạo cuộc đấu tranh.
D. cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi mang tính chất chính nghĩa.
Câu 10: Nhân tố cốt lõi làm nên hiện tượng “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 là
A. khoa học kĩ thuật. B. tài nguyên thiên nhiên.
C. nguồn viện trợ Mĩ. D. con người.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-C |
2-B |
3-A |
4-B |
5-C |
6-B |
7-C |
8-B |
9-A |
10-D |
11-B |
12-C |
13-D |
14-D |
15-D |
16-D |
17-A |
18-A |
19-C |
20-C |
21-A |
22-B |
23-C |
24-A |
25-D |
26-B |
27-A |
28-D |
29-D |
30-A |
31-B |
32-A |
33-B |
34-C |
35-A |
36-C |
37-C |
38-C |
39-D |
40-B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. "Giải phóng dân tộc" và "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian".
B. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít, chống chiến tranh".
C. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hòa bình".
D. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày".
Câu 2. Biến đổi quan trọng nhất của các nuớc Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nuớc Đông Á và EU.
B. Từ các nuớc thuộc địa trở thành các nước độc lập.
C. Sự ra đời khối ASEAN.
D. Nhiều nuớc có tốc độ phát triển khác nhau.
Câu 3. Hội nghị nào của Đảng ta duới đây đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Duơng?
A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung uơng lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc, thực dân.
C. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
D. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
Câu 5. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập hình thức mặt trận nào?
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 6. Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8-1967) là
A. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
B. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
C. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
D. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
Câu 7. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. B. Mĩ - Anh – Pháp.
C. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản. D. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Câu 8. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược nào dưới đây?
A. "Ngăn đe thực tế". B. "Phản ứng linh hoạt",
C. "Đối đầu trực tiếp". D. "Cam kết và mở rộng".
Câu 9. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc Chiến tranh lạnh để lại cho thế giới là
A. hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
B. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
C. các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.
D. các nước ráo riết tăng cường chạy đua vũ trang.
Câu 10. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân
A. thực hành tiết kiệm. B. tổ chức quyên góp lương thực.
C. tổ chức "Ngày đồng tâm". D. tăng gia sản xuất.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1.D |
2.B |
3.C |
4.A |
5.C |
6.C |
7.A |
8.D |
9.B |
10.D |
11.B |
12.B |
13.A |
14.C |
15.B |
16.A |
17.D |
18.A |
19.D |
20.D |
21.A |
22.B |
23.D |
24.C |
25.A |
26 A |
27.C |
28.D |
29.A |
30.C |
31.D |
32.B |
33.D |
34.D |
35.B |
36.B |
37.D |
38.A |
39.C |
40.C |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Một trong những mục tiêu của chiến lược toàn cầu do Mĩ triển khai sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Bao vây, cấm vận, khống chế các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội.
C. Tiêu diệt những người cộng sản và các đảng cộng sản.
D. Phủ nhận sự tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Vì sao năm 1960 ở châu Phi gọi là "Năm châu Phi"?
A. Vì chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn.
B. Vì chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã được xóa bỏ.
C. Vì các quốc gia ở châu Phi đã giành được độc lập.
D. Vì có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ XX là:
A. Xung đột sắc tộc, dân tộc liên tiếp xảy ra
B. Chiến tranh lạnh,
C. Sự liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
D. Sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia.
Câu 4. Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã
A. đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp.
B. đứng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.
C. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
D. phục hồi nền kinh tế bằng với mức trước chiến tranh.
Câu 5. Mục đích chính trị của kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện là gì?
A. Lôi kéo và khống chế các nước Tây Âu làm đồng minh chống Liên Xô và các nước XHCN.
B. Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
C. Tấn công Liên Xô và Đông Âu từ phía tây.
D. Chia cắt châu Âu thành hai phe, làm cho châu Âu suy yếu.
Câu 6. Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Phong trào cách mạng thế giới suy yếu.
B. Sự suy yếu của Liên Xô và các nước tư bản châu Âu.
C. Sự ủng hộ của các nước đồng minh của Mĩ.
D. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
Câu 7. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời xuất phát từ nhu cầu gì?
A. Mĩ cần thiết lập một liên minh chính trị, quân sự ở khu vực Đông Nam Á để phục vụ chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. Cần hợp tác giữa các nước trong khu vực để cùng phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các nước bên ngoài đối với khu vực.
C. Sự xuất hiện các tổ chức hợp tác mang tính toàn cầu trên thế giới.
D. Cần hợp tác giữa các nước trong khu vực để cạnh tranh với các tổ chức quốc tế khác.
Câu 8. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đều phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân trở lại xâm lược.
B. Các nước trong khu vực đều giành được độc lập.
C. Giải phóng được phần lớn lãnh thổ khỏi tay quân phiệt Nhật Bản.
D. Thống nhất đất nước và đi lên CNXH.
Câu 9. Những quyết định của Hội nghị Ianta dẫn đến hệ quả:
A. Liên hợp quốc được thành lập.
B. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt tận gốc.
C. Một trật tự thế giới mới được hình thành, được gọi là trật tự hai cực Ianta.
D. Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
Câu 10. Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức liên minh về:
A. Kinh tế, chính trị.
B. Quân sự.
C. Chính trị.
D. Kinh tế.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. B |
2. D |
3. B |
4. C |
5. A |
6. D |
7. B |
8. B |
9. C |
10. A |
11. B |
12. B |
13. B |
14. A |
15. C |
16. A |
17. C |
18. C |
19. B |
20. C |
21. B |
22. B |
23. B |
24. B |
25. D |
26. A |
27. B |
28. C |
29. D |
30. C |
31. C |
32. C |
33. C |
34. D |
35. A |
36. C |
37. C |
38. D |
39. B |
40. A |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Xuân Vân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Củ Chi
Chúc các em học tốt!